Phóng viên báo Minh Huệ Net báo cáo tổng hợp tình hình Trung Quốc Đại lục

(Tiếp theo Phần I)

[MINH HUỆ 08-12-2013]

2. Thống kê các tình huống cơ bản về bức hại áp lực cao đến chết

Pháp Luân Công có hiệu quả chữa bệnh khỏe người một cách thần kỳ. Trước cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trên 100 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục đều vì thế mà đạt được thân thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Nhưng từ ngày 20 tháng 07 năm 1999, dưới bức hại áp lực lớn, rất nhiều học viên Pháp Luân Công vì thế mà không có cách nào học Pháp luyện công một cách bình thường, thậm chí có một vài học viên đã từ bỏ tu luyện. Không có sự bảo đảm của Pháp Luân Công, thân thể vốn khỏe mạnh vì thế mà trở nên không còn khỏe mạnh, những chứng bệnh do luyện Pháp Luân Công mà khỏi lại tái phát trở lại. Trong bản báo cáo điều tra về 3.653 trường hợp, thì 1.270 ca là thuộc về trường hợp bị ĐCSTQ bức hại áp lực lớn mà tử vong, chúng tôi thống kê được trong đó có 694 ca có kỷ lục về tình huống cụ thể bức hại áp lực lớn, điều tra đã phát hiện như sau:

40% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là do không dám luyện công hoặc từ bỏ tu luyện mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tử vong: Trước khi tu luyện Pháp Luân Công họ vốn dĩ đều mắc ung thư hoặc những bệnh nặng tương tự, sau khi tu luyện Pháp Luân Công đã hồi phục sức khỏe, nhưng dưới bức hại áp lực lớn của ĐCSTQ nên do không dám luyện công thậm chí từ bỏ tu luyện, từ đó bệnh cũ tái phát mà tử vong.

33% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là vì không dám luyện công hoặc từ bỏ tu luyện mà xuất hiện triệu chứng bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong: Mặc dù trước kia tu luyện Pháp Luân Công mà thân thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ, nhưng dưới bức hại áp lực lớn của ĐCSTQ họ không dám luyện công thậm chí từ bỏ tu luyện, từ đó đã xuất hiện triệu chứng bệnh nghiêm trọng mà trước kia không có dẫn đến tử vong.

12% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là vì dưới áp lực lớn của ĐCSTQ mà thân tâm suy sụp dẫn đến chết.

10% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là vì họ đã từng bị ĐCSTQ bức hại giam giữ, dẫn đến thân thể chịu tổn thương nghiêm trọng được bảo đảm thả hoặc được thả, nhưng sau khi về nhà lại trường kỳ bị nhân viên của Phòng 610, Chính phủ, Viện kiểm sát v.v, của vùng sở tại bức hại áp lực lớn, từ đó dẫn đến thân thể bị tổn hại nghiệm trọng do bị giam giữ không thể phục hồi sức khỏe mà tử vong. Mức độ thương tích gây ra do bị giam giữ bao gồm: bị thương nghiêm trọng, teo cơ, lở loét, hoại tử, mù cả hai mắt, liệt, bán thân bất toại, không thể kiểm soát đại tiểu tiện, không thể tự chăm sóc bản thân.

5% trường hợp tử vong do bức hại áp lực lớn đều là vì người bình thường vốn dĩ khỏe mạnh dưới bức hại áp lực cao của ĐCSTQ mà xuất hiện tinh thần thất thường, hoặc thần chí không tỉnh táo, hoặc ngớ ngẩn, thậm chí mất đi trí nhớ dẫn đến tử vong.

BẢNG SỐ LIỆU 5: CÁC TÌNH HUỐNG BỊ BỨC HẠI ÁP LỰC LỚN ĐẾN CHẾT 
 Tỷ lệ
Số lượng mẫu694
Thân tâm suy sụp dưới bức hại áp lực lớn12%
Tinh thần thất thường/ thần chí không tỉnh táo/ ngớ ngẩn/ mất trí nhớ dưới bức hại áp lực lớn5%
Không dám luyện công/ từ bỏ tu luyện dẫn đến bệnh cũ tái phát40%
Không dám luyện công/ từ bỏ tu luyện dẫn đến thân thể vốn dĩ khỏe mạnh xuất hiện các chứng bệnh nghiêm trọng33%
Bức hại giam giữ dẫn đến thân thể chịu tổn hại nghiêm trọng, mặc dù được bảo lãnh hoặc được thả, nhưng lại bị bức hại áp lực lớn quá nửa năm trở lên, dẫn đến thân thể bị tổn thương không thể phục hồi sức khỏe10%
Bị giam giữ đến mức thân thể/ nội tạng tổn thương nghiêm trọng/viêm teo/lở loét/hoại tử, sau khi bảo lãnh hoặc được thả không thể phục hồi sức khỏe3%
Bị giam giữ đến mức tê liệt/ bán thân bất toại/ không khống chế được đại tiểu tiện/ không thể tự sinh hoạt, sau khi bảo lãnh hoặc được thả không thể phục hồi sức khỏe6%
Tổng cộng100%

Ghi chú: bức hại giam giữ dẫn đến thân thể học viên Pháp Luân Công tổn hại nghiêm trọng, sau đó đương cục vì trốn tránh trách nhiệm để họ được bảo lãnh hoặc thả, mặc dù cơ quan giam giữ phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với thân thể của học viên đó, nhưng nếu như là sau quá nửa năm được bảo lãnh hoặc được thả mà bị chết, nếu trong thời gian nửa năm này, học viên đó nếu không bị ảnh hưởng bởi bức hại áp lực cao mà có thể học Pháp luyện công bình thường, thì thân thể bị tổn hại nghiêm trọng do giam giữ dẫn đến kia kỳ thực cũng có thể nhờ tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công mà phục hồi sức khỏe, cho nên trong báo cáo này quy cái chết do bức hại đến chết lần cuối cùng quá nửa năm thuộc về bức hại áp lực cao.

Trường hợp 1: Tử vong dưới bức hại áp lực cao phô thiên cái địa của ĐCSTQ ngày 20 tháng 07 năm 1999: Đường Quế Anh (nữ, 62 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở đội Sáu Địa chất tại thành phố Chiêu Viễn tỉnh Sơn Đông, ngày 20 tháng 07 năm 1999 sau khi thấy phỉ báng công kích phô thiên cái địa của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công thì không thể chịu đựng, khoảng ba ngày (ngày 23 tháng 07) hàm oan mà qua đời. Vương Huy, học viên Pháp Luân Công ở Hằng Khẩu, An Khang tỉnh Thiểm Tây, cuối năm 1997 bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ v.v, đã nhiều năm cũng hồi phục khi tu luyện, ngày 20 tháng 07 năm 1999 sau khi thấy phỉ báng công kích phô thiên cái địa trên TV đối với Pháp Luân Công, áp lực tinh thần quá lớn, khoảng 8 ngày sau (ngày 28 tháng 07) đã qua đời. Chân Tiểu Na (nữ, 21 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thôn Lai Nguyên, Bảo Định tỉnh Hà Bắc, trước khi tu luyện Pháp Luân Công bị u não ác tính, sau khi tu luyện trở nên khỏe mạnh, ngày 20 tháng 07 năm 1999 sau khi thấy phỉ báng công kích phô thiên cái địa trên TV đối với Pháp Luân Công, áp lực tinh thần quá lớn, dẫn đến u não tái phát, điều trị vô hiệu, khoảng một tháng sau (tháng 08 năm 1999) đã qua đời. Tống Quyển Minh (nam, 60 tuổi), người thôn Tây Tam Tháp huyện Khúc Chu, Hàm Đan, nguyên là cán bộ một đơn vị ở thành phố Hàm Đan. Tống Quyển Minh đã từng bị một loại bệnh về máu, cứ 40 ngày phải thay máu một lần, đi khắp nơi điều trị đều vô hiệu. Năm 1998 sau khi tu luyện Pháp Luân Công, chỉ một tháng thân thể hoàn toàn khôi phục bình thường, còn có thể làm một số lao động chân tay. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, người ở đồn công an đến nhà nói không cho luyện Pháp Luân Công nữa, nếu không sẽ bị bắt. Người nhà sợ hãi, đem sách, băng hình v.v. của Pháp Luân Công đi hủy hoại. Trong tâm Tống Quyển Minh biết sinh mệnh của mình là Đại Pháp cấp cho, nhưng áp lực nhân đôi từ bên ngoài và từ người nhà khiến ông tinh thần không chịu đựng được, đến nỗi bệnh cũ tái phát, lại nhanh chóng xấu đi, không lâu sau bệnh cũ tái phát và tử vong.

Trường hợp 2: Sợ bị bắt đến trung tâm tẩy não tự mình nhốt ở trong nhà mà chết đói: Dụ Phúc Tường (nữ, 55 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở trường trung học Bảo Tháp, Hoàng Châu tỉnh Hồ Bắc, trước khi tu luyện Pháp Luân Công bị mắc nhiều loại bệnh như bệnh tiểu đường nghiêm trọng, hạ đường máu, sau khi tu luyện không lâu thì toàn bộ đã khỏi. Trong khoảng 4 năm từ sau tháng 07 năm 1999 đến tháng 10 năm 2003, Dụ Phúc Tường vì tu luyện Pháp Luân Công bị tổng cộng bức hại 2 lần vào trại cải tạo lao động, 6 lần bị giam giữ. Ngày 06 tháng 05 năm 2004, Dụ Phúc Tường nghe nói cảnh sát còn muốn bắt 40 học viên Pháp Luân Công đến ban tẩy não tỉnh Hồ Bắc hoặc trại lao động Sa Dương để cưỡng chế “chuyển hóa”, không “chuyển hóa” thì xem xét đưa vào trại cải tạo lao động. Dụ Phúc Tường rất sợ lại bị bắt cóc, sau khi về nhà liền khóa chặt cửa lại. Vài ngày sau, người quan tâm đến bà phát hiện bà Dụ Phúc Tường nằm ở trong phòng đã thoi thóp. Ở trong phòng của bà, lại tìm không thấy một hạt gạo, một lá rau, một giọt dầu, càng không tìm được bất kỳ thứ gì có thể ăn được, chỉ có một cái bếp trống không đặt ở chỗ kia. Sau khi bà Dụ Phúc Tường được đưa đến bệnh viện cấp cứu thì vào ngày 15 tháng 05 năm 2004, bà đã qua đời.

Trường hợp 3: Người chồng không tu luyện không thể nhẫn chịu được bức hại áp lực cao của ĐCSTQ, đột nhiên không không chế được tinh thần đã bóp cổ vợ là người tu luyện Pháp Luân Công đến chết: Dương Lệ Vinh (nữ, 34 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thành phố Định Châu, khu Bảo Định tỉnh Hà Bắc, vì tu luyện Pháp Luân Công, từ 20 tháng 07 năm 1999 về sau bị bắt giữ một lần, bức hại ở trung tâm tẩy não ba lần, lại bị cảnh sát nhiều lần đến khám nhà, dọa nạt, vơ vét, người chồng vì thế mà nhiều lần đánh đập Dương Lệ Vinh. Tối ngày 08 tháng 02 năm 2002, cảnh sát lại đến nhà của Dương Lệ Vinh lục soát tài liệu Pháp Luân Công, chồng của cô không chịu được áp lực, sáng sớm hôm sau nhân lúc người lớn không có nhà, bóp cổ Dương Lệ Vinh đến như chết ngạt, sau đó chồng cô lập tức báo án. Cảnh sát liền đến hiện trường, đem thi thể vẫn còn ấm của Dương Lệ Vinh phẫu thuật khám nghiệm, lấy đi rất nhiều cơ quan nội tạng, nội tạng khi lấy ra vẫn còn hơi ấm, máu tươi vẫn chảy. Một người ở cục công an thành phố Định Châu nói: “Đây đâu phải là giải phẫu người chết, mà là đang giải phẫu người sống mà!” Con của Dương Lệ Vinh lúc đó mới gần mười tuổi.

Trường hợp 4: “Đảng Cộng sản thật đã hại con khổ rồi”: Cụ Triệu Châu Ny (nữ, 85 tuổi), học viên Pháp Luân Công lớn tuổi huyện Lâm Thành, thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, trước khi chưa luyện công thì tứ chi mất cảm giác, có những bệnh như bệnh tim, bệnh vảy nến, không thể chạm vào nước lạnh. Sau khi tu luyện, hết bệnh toàn thân nhẹ nhàng, thân thể khỏe mạnh, thường nói với mọi người Pháp Luân Công quả là tốt. Sau năm 1999, không chỉ bản thân cụ Triệu Châu Ny chịu áp lực và uy hiếp từ các phương diện, mà con cái cụ vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công đã bị bắt 7 lần, bị đày đọa đến mức thổ huyết không ngừng. Vì để khiến con cái cụ từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, cảnh sát đã cố ép cụ quỳ xuống xin người con cụ, khuyên anh từ bỏ tu luyện. Khi cụ quỳ xuống thấy người con chỉ còn da bọc xương, liền chua xót nói với máy quay của cảnh sát: “Đảng cộng sản thật đã hại con khổ rồi…” Cứ như vậy, cụ già đã hơn 80 tuổi do trường kỳ đối diện người nhà bị bức hại, thân tâm suy sụp, đến tháng 07 năm 2004 hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 5: Nhiều lần đến nhà uy hiếp khiến tinh thần suy sụp mà tử vong: Trử Quế Nhân (nam, 46 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở phân trường số 5, nông trường Hồng Quang huyện Tiền Quách tỉnh Cát Lâm, từ sau tháng 07 năm 1999 khi cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ bắt đầu, liền bị trưởng nông trường Hồng Quang (bí thư Vương Thành Thân Nhậm) cưỡng chế tịch thu đất và phạt một khoản 1 vạn đồng (NDT), sau đó lại bị trưởng đồn công an của nông trường Hồng Quang là Ngô Minh Lễ và cảnh sát họ Cao đưa đến trại cải tạo lao động bức hại trong một năm, sau khi trở về chỗ cũ cảnh sát lại nhiều lần bị người dân không rõ chân tướng ở phân trường số 5 như Phó Kim Ba, Lưu Phượng Giang đến nhà của Trử Quế Nhân phá cửa, phá cửa sổ quấy nhiễu, uy hiếp, cưỡng bức ông viết giấy cam kết “bất luyện công”, lại uy hiếp nói còn tiếp tục kiên tín vào Chân, Thiện, Nhẫn làm người tốt thì sẽ bắt đi trại cải tạo lao động, thậm chí cũng không bỏ qua cho cả bố mẹ già đã sáu bảy mươi tuổi của ông. Ngày 14 tháng 01 năm 2005, bạn bè người thân đưa Trử Quế Nhân đến bệnh viện để kiểm tra, bác sỹ chẩn đoán là do bị kinh sợ đến mức tinh thần suy sụp, dẫn đến bùng phát các chứng bệnh như tăng u-rê huyết, sỏi thận, sỏi bàng quang nghiêm trọng, đến ngày 16 tháng 01 hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 6: Bị chính quyền địa phương hoặc người nhà giám sát: Trương Thiện Phẩm (nam, 60 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Tây Hợp Doanh, huyện Úy tỉnh Hà Bắc, sau ngày 25 tháng 04 năm 1999 nhiều lần lên Bắc Kinh thỉnh nguyện, đã bị các cấp huyện Úy, thị trấn Tây Hợp Doanh, và thôn của mình đe dọa. Mỗi dịp nghỉ lễ (được gọi là ngày mẫn cảm), cán bộ thị trấn và thôn đều vơ vét và tống tiền ông, phái người đến ở nhà ông để canh gác, đến cuối năm 2001 tổng cộng đã bị vơ vét 19.000 đồng (NTD), nhiều lần trong nhà bị tịch thu tài sản phi pháp, thậm chí ngay cả mì ăn liền trong nhà cũng không chừa, đều bị vơ vét, con trai, con dâu nhiều lần bị đánh đập tàn nhẫn, vợ bị bắt lao động cưỡng bức phi pháp ba năm, cuối cùng dẫn đến Trương Thiện Phẩm suy sụp tinh thần, đến năm 2004 đã qua đời. Quế Minh Phân (nữ), học viên Pháp Luân Công ở thôn Ma Tuyến, khu Quan Độ thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, năm 1998 sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhiều loại bệnh và bệnh tim, phong thấp đã không cánh mà bay. Tháng 07 năm 1999 sau khi cuộc bức hại bắt đầu, Quế Phân Minh đến ngay cả ra ngoài bán rau cũng buộc phải ký tên, vào ra đều bị ước thúc, người nhà cũng do sợ hãi, nên cũng giám sát bà, dẫn đến thân thể bà ngày càng xấu đi, đi ngoài ra máu trong hai năm, đến ngày 25 tháng 01 năm 2005 đã qua đời.

3. Thống kê các tình huống cơ bản về bức hại giam giữ đến chết

(1) Thống kê các thủ đoạn bức hại giam giữ đến chết

Trong bản báo cáo điều tra 3.653 trường hợp, có 2.383 trường hợp thuộc về do kiên trì tu luyện Pháp Luân Công mà bị bức hại giam giữ đến chết, chúng tôi thống kê được trong đó có 1.347 trường hợp có miêu tả tình huống thủ đoạn bức hại đến chết (Bảng số liệu 6), kết quả cho thấy, trong các học viên bị bức hại giam giữ đến chết, có 26% học viên dưới sự tàn phá gộp lại của các thủ đoạn cực hình của ĐCSTQ dẫn đết chết, ngoài ra có 21% bị đánh tàn nhẫn trực tiếp dẫn đến chết, 11%  bị bức thực trực tiếp dẫn đến chết, 10% bị cưỡng bức hoặc lén lút tiêm thuốc hủy hoại thần kinh, hoặc thuốc độc trực tiếp dẫn đến chết, 3% bị lao động quá sức trực tiếp dẫn đến chết, 2% bị tra tấn bằng hình cụ trực tiếp dẫn đến chết, 2% bị sốc điện trực tiếp dẫn đến chết, 2% bị ngược đãi trực tiếp dẫn đến chết, 1% bị hình phạt thân thể trực tiếp dẫn đến chết, 1% bị biệt giam trong tù (nhốt trong phòng kín/chuyển nơi giam giữ/kéo dài thời gian phóng thích) trực tiếp dẫn đến chết, cụ thể như sau:

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “bắt giữ/ thẩm vấn phi pháp” đến chết, có 27% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 23% vì để tránh bức hại mà trường kỳ nay đây mai đó mà không thể trở về nhà, cuối cùng khi suy sụp thân tâm hàm oan mà qua đời; 22% khi trong quá trình tránh né đương cục bắt giữ mà phải nhảy xe lửa, xe hơi hoặc nhảy lầu v.v. không may ngã chết; 12% trong khi bị thẩm vấn bị các loại thủ đoạn cực hình tra tấn bức cung đến chết.

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “giam giữ” đến chết, có 27% vì bị bức thực tàn bạo đến chết; 22% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 21% chịu nhiều loại thủ đoạn cực hình hành hạ đến chết.

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “cải tạo lao động” đến chết, có 34% bị nhiều loại thủ đoạn cực hình hành hạ đến chết; 16% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 16% bị bức thực tàn bạo đến chết.

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại bởi “hình phạt” đến chết, có 42% bị nhiều loại thủ đoạn cực hình hành hạ đến chết; 16% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 12% bị cưỡng bức hoặc lén lút tiêm chích, uống thuốc hủy hoại thần kinh, thuốc độc đến chết.

Trong các học viên Pháp Luân Công bị bức hại của “trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật” đến chết, có 32% bị cưỡng bức hoặc lén lút tiêm chích, uống thuốc hủy hoại thần kinh, thuốc độc đến chết; 20% bị đánh đập tàn nhẫn đến chết; 19% bị nhiều loại thủ đoạn cực hình hành hạ đến chết.

BẢNG SỐ LIỆU 6: THỐNG KÊ CÁC THỦ ĐOẠN BỨC HẠI GIAM GIỮ ĐẾN CHẾT
 Giam giữ phi phápTổng
Bắt giữ/ thẩm vấn phi phápGiam giữLao động cưỡng bứcHình phạtBan tẩy não/ bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật
Số lượng mẫu chọn3722813462111371.347
Vì tránh bức hại không may ngã chết22%1%2%6%
Vì tránh bức hại mà nay đây mai đó dẫn đến chết23%5%0%14%9%
Tuyệt thực đến chết1%10%2%1%1%3%
Thủ đoạn
tra
tấn
Bức thực đến chết2%27%16%8%1%11%
Lao dịch đến chết1%8%8%3%
Sốc điện đến chết3%2%2%2%2%
Đánh đập tàn nhẫn đến chết27%22%16%16%20%21%
Hình phạt thân thể đến chết1%2%0%1%
Biệt giam trong tù đến chết (nhốt trong phòng kín, chuyển giam giữ, kéo dài thời gian)3%3%1%1%
Bức hại ngược đãi/lạm dụng tình dục/tư tưởng đến chết2%3%3%2%1%2%
Cưỡng bức hoặc lén lút tiêm/uống thuốc hủy hoại thần kinh hoặc thuốc độc đến chết3%4%12%12%32%10%
Tra tấn bằng hình cụ đến chết1%3%3%3%2%2%
Các loại thủ đoạn tra tấn hành hạ đến chết12%21%34%42%19%26%
Khác3%1%1%1%6%2%
Tổng100%100%100%100%100%100%

Ghi chú: Thủ đoạn tra tấn chỉ 11 loại thủ đoạn bức hại như “đánh đập tàn nhẫn, tra tấn bằng hình cụ, hình phạt thân thể, bức thực, sốc điện, lao dịch quá sức, ngược đãi, lạm dụng tình dục, bức hại tư tưởng, biệt giam trong tù (nhốt trong phòng kín/chuyển nơi giam giữ/kéo dài thời gian phóng thích), cưỡng bức hoặc lét lút tiêm/uống thuốc hủy hoại thần kinh hoặc thuốc độc”.

Trường hợp 1: “Nhà các vị lại tốt rồi!” Lưu Hiểu Liên (nữ, 68 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thôn Bát Bảo Đao, thị trấn Xích Bích, thành phố Xích Bích, tỉnh Hồ Bắc, vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công mà cự tuyệt “chuyển hóa”, ngày 28 tháng 06 năm 2002, các cảnh sát Thái Kim Bình, Đặng Định Sinh, Tiền Ngọc Lan, Tống Ngọc Trân ở Trại giam số 1 thành phố Xích Bích, áp giải Lưu Hiểu Liên đến Viện sức khỏe Bà mẹ trẻ em ở đối diện trại giam để tiêm thuốc độc, bị bác sỹ cự tuyệt, thế là họ lại áp giải Lưu Hiểu Liên đến Bệnh viện Nhân dân Thành phố để tiêm chất độc phá hoại tế bào cơ thể người, tối hôm đó bắt đầu phát tác, cả mắt, tai, mũi, miệng đều xuất huyết, nôn mửa đi ngoài. Sau năm ngày, cảnh sát ở trại giam thấy Lưu Hiểu Liên không được nữa rồi, liền bảo chồng của bà viết bảo đảm nộp phạt 3.000 đồng thì mới thả người. Nhưng Lưu Hiểu Liên còn chưa chết, thậm chí còn vùng vẫy lết ra ngoài, để dựa vào vết thương toàn thân mà giảng chân tướng về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, người ta đều rưng nước mắt khi nghe xong cảnh ngộ, đồng cảm sâu sắc. Tiếng đồn truyền đến công an ở đó, Lưu Hiểu Liên lại lập tức bị bắt trở lại Trại giam số 1, lúc này cảnh sát đã sử dụng các cực hình như ngũ mã phân thây, treo người, đánh đập tàn nhẫn, dùng chân giẫm đạp, khiến tứ chi, xương chân, xương tay, xương ngực, xương thắt lưng của Lưu Hiểu Liên toàn bộ đều bị đánh gãy, thịt trên tay chân khối lớn bị chà xát hết, lộ ra cả xương trắng, sau đó ném Lưu Hiểu Liên đến cạnh cái ao ở hoa viên. Nhưng Lưu Hiểu Liên có sức sống ngoan cường lại sống sót được, lại đến các nơi lấy vết thương toàn thân để nói về chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ cho người khác, rồi lại bị bức hại… Ngày 04 tháng 02 năm 2004, chuyên viên đặc phái về vấn đề tra tấn của Liên Hợp Quốc Boven (Theo Van Boven) vì bà Lưu Hiểu Liên đã gửi lời kêu gọi khẩn cấp, lại đưa cho chuyên viên báo cáo đặc biệt phụ trách tự do ngôn luận của Liên Hợp Quốc một bản tố cáo khẩn cấp. Lời kêu gọi khẩn cấp Liên Hợp Quốc phát ra 15 ngày sau, đến ngày 19 tháng 02 năm 2004, phó trưởng trại giam là Tiền Ngọc Lan dùng giày da điên cuồng đánh vào đầu của Lưu Hiểu Liên, máu chảy ra như nước máy từ ngũ quan phun ra, cuối cùng bà Lưu Hiểu Liên tê liệt, được khiêng về nhà. Ngày 26 tháng 04 năm 2006, Lưu Hiểu Liên cự tuyệt “chuyển hóa” lại bị cảnh sát Phòng 610 thị trấn Xích Bích, thành phố Xích Bích bắt cóc, giam giữ tại Bệnh viện Tâm thần Bồ Phưởng thành phố Xích Bích để bức hại. Đương cục muốn Lưu Hiểu Liên phối hợp viết giấy cam kết “chuyển hóa” từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, Lưu Hiểu Liên nói: “Chính Đạo tuyệt đối không phối hợp tà đạo”, sau đó bị tiêm thuốc độc khiến bị câm, sau đó thả người. Lưu Hiểu Liên bị bức hại đến bị câm sau đó lấy bút tự mình viết ra việc mình trải qua bức hại tàn khốc, gửi cho Minh Huệ Net. Ngày 01 tháng 09 năm đó, Lưu Hiểu Liên đã bị câm lại bị giữ tại Bệnh viện tâm thần Bồ Nghi thành phố Xích Bích. Tháng 09 năm 2008, đương cục chắc chắn bà chỉ có thể sống được khoảng 20 ngày nữa, mới thả Lưu Hiểu Liên ra, bà đã bị giữ ở bệnh viện tâm thần hai năm. Chiều ngày 26 tháng 10 năm đó, cuối cùng vì bị bức hại quá nặng, bà Lưu Hiểu Liên đã hàm oan qua đời. Được tin Lưu Hiểu Liên qua đời, người phụ trách Phòng 610 thành phố Xích Bích liền gọi điện thoại chúc mừng thị trấn Xích Bích rằng “thành công rồi”, lại còn nói với người nhà của bà: “Nhà các vị (từ giờ trở đi) lại (biến thành) tốt rồi!”

(2) Vì tránh bức hại mà ngã chết

Căn cứ theo thống kê của chúng tôi, trong số các học viên Pháp Luân Công tử vong do “bắt giữ/ thẩm vấn phi pháp”, có 22% là trong khi bị bắt hoặc áp giải nhảy xe hoặc nhảy lầu mà mất mạng, bản báo cáo bắt đầu bằng trường hợp của Trần Anh thuộc về tình huống như vậy.

Trường hợp 1: 12 học viên từ tầng 4 nhà ga Bắc Kinh nhảy xuống tập thể: Trần Lệ Văn (nữ, 50 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Cao Châu tỉnh Quảng Đông. Ngày 17 tháng 12 năm 2000, Trần Lệ Văn cùng 30 học viên ở thành phố Cao Châu đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, trong đó có 12 người bị bắt, giam giữ tại thành phố Mậu Danh đến văn phòng ở Bắc Kinh – trong một phòng ở tầng 4 của tòa nhà Mậu Danh, Quảng Đông. Vào khoảng 3-4 giờ sáng sớm ngày 23 tháng 12, bị lượng lớn công an cảnh sát vũ trang uy hiếp, 12 học viên Pháp Luân Công hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, từng người trước sau từ cửa sổ tầng 4 nhảy xuống, Trần Lệ Văn không may bị ngã chết.

Trường hợp 2: “Bà đúng là không có cảm giác gì sao?” Vương Nhất Gia (nam, 45 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, ngày 22 tháng 09 năm 2001, có 6 người ở đồn công an ở đường Hoàn Thành Nam, thành phố Hành Dương đến nhà ông bắt người, còn dọa phá cửa. Để không bị bắt đi, Vương Nhất Gia từ lưới chống trộm leo lên sân thượng, nhưng sân thượng đã sớm có công an canh giữ chặt lối ra, khi bị truy đuổi Vương Nhất Gia không cẩn thận rơi từ tầng 9 xuống và tử vong. Vợ của ông khi ấy cùng công an đã xông vào nhà nói lý, mà không biết Vương Nhất Gia đã ngã chết, lúc đó công an dưới lầu gọi điện lên kêu các công an khác rời đi, khi công an ở trong nhà cũng không báo cho vợ của Vương Nhất Gia về cái chết của chồng, liền nhanh chóng đi xuống lầu. Sau đó không hề thông báo cho người nhà, công an lại lập tức mang thi thể của Vương Nhất Gia đến nơi hỏa táng, lúc đó lại dùng nước tẩy sạch vết máu chỗ Vương Nhất Gia bị ngã. Ngày 23, công an đến nhà họ Vương, thăm dò vợ của ông Vương, hỏi bà: “Bà đúng là không có cảm giác gì sao?” Thấy vợ ông Vương hoàn toàn không hiểu, liền chuẩn bị xử lý thi thể vô danh, nhằm thoát tội. Ngày thứ hai người nhà Vương Nhất Gia đến đồn cảnh sát tìm người, bọn họ không hề quan tâm, còn nói dối là “không biết”. Sau đó, thông qua người bán hàng ở đó mới biết được hôm qua người đã ngã chết, lại đến đồn cảnh sát đó để đòi người. Công an thấy che giấu không được, dùng thái độ hung hăng, điều đến cả một đội chống bạo lực vũ trang đầy đủ, không cho người nhà lộ ra, không cho lập linh đường, không cho làm lễ truy điệu, lại đe dọa về việc chuyển công tác chính thức của người con lớn (người con lớn của Vương Nhất Gia công tác không chính thức ở Cục Công an thành phố). Công an còn uy hiếp rằng: “Trung ương đối với đệ tử Pháp Luân Công bất kể là chết như thế nào, đều không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp luật nào.”

(3) Thống kê các tình huống bức hại giam giữ dẫn đến thân tâm chịu tổn hại nghiêm trọng

Trong số 2.383 trường hợp bức hại giam giữ dẫn đến chết mà bản báo cáo điều tra được, chúng tôi thống kê được 829 trường hợp vì bức hại giam giữ dẫn đến thân tâm tổn hại nghiêm trọng, kết quả cho thấy, tình huống mà bức hại giam giữ dẫn đến học viên xuất hiện các chứng bệnh nghiêm trọng là nhiều nhất, tiếp đến là học viên suy sụp về thân tâm do bức hại giam giữ, cụ thể như sau:

BẢNG SỐ LIỆU 7: THỐNG KÊ MỨC ĐỘ THÂN TÂM CHỊU TỔN THƯƠNG DO BỨC HẠI GIAM GIỮ
 Bắt giữ/thẩm vấn phi phápGiam giữCải tạo lao độngBị kết ánBan tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mậtTổng số
Số lượng mẫu chọn107207219119177829
Suy sụp thân tâm do giam giữ20%25%16%13%21%20%
Tinh thần thất thường/thần chí không tỉnh táo/ngớ ngẩn/mất trí nhớ do giam giữ12%9%17%12%18%14%
Bệnh cũ tái phát do giam giữ23%19%11%11%19%16%
Thân thể xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng hoặc tổn thương nghiêm trọng do giam giữ52%53%61%76%45%57%
Tổng số107%106%105%111%104%106%

Trong số 829 các trường hợp “thân thể xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng hoặc tổn thương nghiêm trọng do giam giữ”, chúng tôi thống kê được có 469 trường hợp có ghi lại tình huống cụ thể (bảng 8), kết quả cho thấy, 18% trong lúc bị giam giữ bị các loại thủ đoạn tra tấn bức hại dẫn đến “tê liệt/bán thân bất toại/mất kiểm soát đại tiểu tiện/không thể tự sinh hoạt”, 16% trong khi bị giam giữ bị các thủ đoạn tra tấn dẫn đến “thân thể/nội tạng chịu tổn thương nghiêm trọng/lở loét/hoại tử”.

BẢNG SỐ LIỆU 8: THỐNG KÊ CÁC TÌNH HUỐNG GIAM GIỮ DẪN ĐẾN CHỨNG BỆNH NGHIÊM TRỌNG HOẶC THÂN THỂ CHỊU TỔN THƯƠNG
 Bắt giữ/thẩm vấn phi phápGiam giữCải tạo lao độngBị kết ánBan tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mậtTổng số
Số lượng mẫu chọn561091349080469
Thân thể/nội tạng chịu tổn thương nghiêm trọng/teo cơ/lở loét/hoại tử21%16%18%11%14%16%
Hai mắt bị mù4%0%1%1%3%1%
Tê liệt/bán thân bất toại/mất kiểm soát đại tiểu tiện/không thể tự sinh hoạt18%20%11%17%27%18%
Người thực vật2%0%1%1%0%1%
Chứng bệnh nghiêm trọng/ tổn thương thân thể khác55%65%69%70%56%64%
Tổng số100%101%100%100%100%100%

Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành thống kê đối với 86 trường hợp do bị giam giữ mà dẫn đến thân thể xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng mà tử vong (bảng số liệu 9), kết quả cho thấy:

19% số học viên là do bị bức hại giam giữ dẫn đến hệ thống hô hấp xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng mà tử vong, ví dụ ung thư phổi (9%), bệnh lao phổi (16%);

30% số học viên là do bị bức hại giam giữ dẫn đến hệ thống huyết quả ở tim và não xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng mà tử vong, ví dụ u não (2%), xuất huyết não (9%), bệnh tim (6%), cao huyết áp (6%);

9% số học viên là do bị bức hại giam giữ dẫn đến gan xuất hiện chứng bệnh nghiêm trọng mà tử vong, ví dụ xơ gan (8%);

21% số học viên là do bị bức hai giam giữ toàn thân phù thũng mà chết;

7% số học viên vì trong thời gian bị bức hại bị nhiễm bệnh ghẻ lở, toàn thân nhiễm trùng mà chết.

BẢNG SỐ LIỆU 9: CHỨNG BỆNH NGHIÊM TRỌNG DO BỨC HẠI GIAM GIỮ GÂY RA
Số lượng mẫu chọn = 86
Hệ hô hấp29%Gan9%
Ung thư phổi9%Vỡ gan1%
Lao phổi16%Xơ gan8%
Nhiễm trùng phổi1%Khác45%
Tràn dịch màng phổi1%Ung thư thực quản1%
Hen xuyễn1%Ung thư vú 
Hệ thần kinh huyết quản tim não30%Ung thư tử cung1%
U não2%Ung thư ruột kết1%
Đột quỵ9%U rê huyết2%
Bệnh mạch não1%Viêm màng phổi1%
Bệnh tim6%Thổ huyết không ngừng6%
Tràn dịch tim2%Tiểu ra máu2%
Cao huyết áp6%Phù toàn thân21%
Nhiễm trùng máu2%Ghẻ lở toàn thân7%
Viêm cột sống1%  
Tổng114%

Trường hợp 1: Bức thực dẫn đến nhiễm trùng phổi, diễn biến thành lao phổi phát triển mới thả người, không đến hai tháng thì tử vong: Vương Phương (nữ, 46 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở địa khu Mẫu Đơn Giang tỉnh Hắc Long Giang, vì giảng chân tướng nên ngày 08 tháng 09 năm 2003 đã bị những người như Khương Vân Đào ở Đội An ninh Nội địa Cục Công an Hải Lâm đưa đến nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân để bức hại. Tháng 03 năm 2004 Vương Phương tuyệt thực phản bức hại, bị nhà tù bức thực, ống thức ăn ngày đêm không rút ra, dẫn đến phổi bị nhiễm trùng, nhưng vì Vương Phương cự tuyệt “chuyển hóa”, nên đương cục kiên quyết không thả người, mãi đến khi bị bệnh viện nhà tù chẩn đoán là lao phổi kỳ cuối, đã “bị lộ” rồi, thì mới không thể không thả người, sau khi về nhà không đến hai tháng, vào ngày 24 tháng 09 năm 2004 hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 2: Tử vong do gan bị phù thũng trướng dẫn đến vỡ gan: Lê Lượng (nam, 45 tuổi) học viên Pháp Luân Công ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, tháng 05 năm 2003 bị Phòng 610 thành phố Mậu Danh sau khi giam giữ tạm giam vài tháng thì đưa đến trại lao động Tam Thủy ở Quảng Đông lao động cưỡng bức trong ba năm, ngày 23 tháng 11 năm đó trại lao động gọi điện báo cho người nhà đưa Lê Lượng đang hấp hối về nhà, ngày thứ hai người nhà gọi xe cứu họ đưa Lê Lượng đến Bệnh viện Nhân dân Thành phố Mậu Danh điều trị, khi vào bệnh viện đã là 08 giờ tối rồi, bác sĩ vừa nhìn thấy, nói ông có thể sống mà về được Mậu Danh đã là kỳ tích rồi, gan thũng to đã vỡ rồi, máu đều ở trong bụng, hạ bộ cũng bị phù trướng lắm rồi, nên chuẩn bị hậu sự đi thôi. 12 giờ đêm ngày hôm sau Lê Lượng đau đớn nuốt nước mắt qua đời.

Trường hợp 3: Tử vong do nhiễm ghẻ lan khắp toàn thân: Cố Truyện Anh (nữ, 65 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, ngày 23 tháng 05 năm 2003 vì phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công mà bị đồn công an đường Kiến Thiết bắt bà đến Trại giam số 1 thành phố Thành Đô, bị nhiễm ghẻ, dẫn đến tâm lực suy kiệt, ngày đêm nguy hiểm, vào ngày 11 tháng 07 năm 2003 gọi cho người nhà đến đưa về, lúc này ghẻ đã lan khắp toàn thân, lại còn mưng mủ, toàn thân phù thũng, hô hấp khó khăn, đến ngày 24 tháng 12 năm đó đã hàm oan qua đời.

(4) Địa điểm tử vong do bức hại giam giữ

Trong số 2.383 trường hợp bị giam giữ bức hại đến chết, chúng tôi thống kê được có 2.366 trường hợp tài liệu văn bản có ghi lại nơi bức hại dẫn đến chết, kết quả cho thấy, 43% số học viên Pháp Luân Công bị bức hại giam giữ chết trong nơi giam giữ, trong đó 12% chết trong đồn công an/Cục công an hoặc trụ sở Phòng 610, 11% chết trong trại giam hoặc nơi tạm giam, 8% chết trong trại cải tạo lao động, 9% chết trong nhà tù, 3% chết trong trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật. Sự phân loại hình bức hại cho thấy, học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ/thẩm vấn phi pháp chết trong đồn công an/Cục công an hoặc trụ sở Phòng 610 là nhiều nhất, học viên Pháp Luân Công bị hình phạt chết ở nhà tù là nhiều nhất, bị “tạm giữ, cải tạo lao động, ban tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật” chết sau khi bảo lãnh, thả trong nửa năm là nhiều nhất, cụ thể như sau:

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “bắt giữ/thẩm vấn phi pháp” đến chết, có 56% chết trong đồn công an/Cục công an/ trụ sở Phòng 610, có 22% chết sau khi bị bắt giữ/thẩm vấn phi pháp nửa năm, có 17% chết trong khi lang bạt khắp nơi để tránh bị bắt.

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “giam giữ” đến chết, có 45% chết trong trại tạm giam hoặc nơi giam giữ, có 51% chết sau khi được thả nửa năm.

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “cải tạo lao động” đến chết, có 34% chết trong trại lao động, 66% chết sau khi được thả trong vòng nửa năm.

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại “hình phạt” đến chết, có 55% chết trong nhà tù, 45% chết sau khi được thả khỏi nhà tù trong vòng nửa năm.

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở “trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật” đến chết, có 21% chết trong trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/nhà tù bí mật, có 69% chết sau khi được thả khỏi đó trong vòng nửa năm.

BẢNG SỐ LIỆU 10: THỐNG KÊ TỬ VONG TẠI NƠI BỨC HẠI GIAM GIỮ
 Giam giữ phi pháp
 Bắt giữ/ thẩm vấn phi phápGiam giữLao động cưỡng bứcHình phạtBan tẩy não/ bệnh viện tâm thần/ nhà tù bí mậtTổng số
Số lượng mẫu5085825493723552366
Chết trong khi lang bạt khắp nơi17%2%5%5%
Chết sau khi bảo lãnh/thả trong nửa năm22%51%66%45%69%50%
Chết trong nhà tù55%0%9%
Chết trong trại tạm giam/nơi giam giữ45%11%
Chết trong trại lao động34%8%
Chết trong đồn công an/ cục công an/ trụ sở Phòng 61056%12%
Chết trong trung tâm tẩy não/ bệnh viện tâm thần/ nhà tù bí mật21%3%
Chết ở nơi khác5%2%4%2%
Tổng số100.0%100.0%100.0%100.0%100.0%100.0%

Ghi chú: Chúng tôi đều quy các trường hợp sau khi bảo lãnh/ thả nửa năm mới hàm oan qua đời vào trường hợp “bức hại áp lực cao” đến chết, trong đó “giam giữ dẫn đến thân thể tổn thương nghiêm trọng, mặc dù được bảo lãnh hoặc thả, nhưng sau đó lại bị bức hại áp lực cao trường kỳ, dẫn đến thân thể tổn thương không thể phục hồi sức khỏe.”

(5) 51% tử vong sau khi được thả một tháng

Trong số 2.383 các trường hợp bức hại giam giữ trong bản báo cáo điều tra, có 1.183 trường hợp tử vong thuộc về “chết trong vòng nửa năm sau bảo lãnh/thả”, trong đó chúng tôi thống kê được 477 trường hợp tài liệu văn bản ghi lại có thời gian tử vong sau khi bảo lãnh/thả một cách minh xác (bảng số liệu 11), có 14% tử vong trong vòng ba ngày sau khi được thả, 16% tử vong trong vòng từ 4 đến 10 ngày sau khi được thả, 11% tử vòng trong vòng từ 11 đến 20 ngày sau khi được thả, 10% tử vong sau trong vòng từ 21 ngày đến 1 tháng sau khi được thả, tính tổng tỷ lệ tử vong sau khi được thả trong vòng 1 tháng chiếm 51%:

BẢNG SỐ LIỆU 11: THỐNG KÊ THỜI GIAN TỬ VONG SAU BẢO LÃNH/THẢ
Số lượng mẫu chọn = 477 
Tử vong trong vòng 1 tháng51%
Tử vong trong vòng 1 thángTử vong trong 3 ngày14%
Tử vong trong vòng 4 – 10 ngày16%
Tử vong trong vòng 11 – 20  ngày11%
Tử vong trong vòng 21 ngày – 1 tháng10%
Tử vong trong vòng 1 tháng trở lên đến 2 tháng14%
Tử vong trong vòng 2 tháng trở lên đến 3 tháng12%
Tử vong trong vòng 3 tháng trở lên đến 4 tháng11%
Tử vong trong vòng 4 tháng trở lên đến 5 tháng4%
Tử vong trong vòng 5 tháng trở lên đến 6 tháng9%
Tổng số100%

Trường hợp 1: Người nhà vừa ký xong một chữ, cảnh sát lập tức nhanh chóng chạy mất tăm: Cúc Á Quân (nam, 33 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Ngọc Tuyền, thành phố A Thành, tỉnh Hắc Long Giang, vào năm 2001 bị đưa đến nhà tù Trường Lâm Tử để bức hại, ngày 24 tháng 10 năm 2001, một nhóm người của nhà tù Trường Lâm Tử đột nhiên đưa Cúc Á Quân vốn đã bất tỉnh nhân sự đến chính quyền thị trấn Ngọc Tuyền, cưỡng bức người nhà của anh nhanh chóng ký tên, nếu không sẽ chở đi tiếp, vạn bất đắc dĩ, khi người nhà vừa mới ký xong, người vừa mới được khiêng xuống xe, cảnh sát nhà tù lập tức nhanh chóng lên xe chạy mất tăm. Cả người nhà không để ý, toàn lực cấp cứu, từ bệnh viện thành phố A Thành, cả đêm chuyển đến Bệnh viện lớn số 2 thành phố Cáp Nhĩ Tân, mặc dù không ngừng cấp cứu trong 36 giờ, nhưng cuối cùng vì thương thế quá nặng nên vô phương cứu chữa, vào 04 giờ 18 phút ngày 26 tháng 10 năm 2001 đã hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 2: Nội tạng bị đánh hủy hoại, lính canh không muốn đưa tiền nên để người nhà tiếp nhận, ngày thứ hai tử vong: Ngụy Tân Hoa (nam, 66 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Thành Quan, khu Lương Châu thành phố Vũ Uy tỉnh Cam Túc, vì đi dán tư liệu chân tướng ở bên ngoài nên bị kết án, vào tháng 12 năm 2003 bị đưa đến nhà tù Đại Sa Bình thành phố Lan Châu, đã chịu đủ các loại tra tấn như treo lên đánh, thuốc phá hủy, không cho ngủ. Đầu năm 2004, ông bị chuyển tới Nhà tù số 3 thành phố Vũ Uy, không thể ăn được gì trong 20 ngày, cứ ăn là nôn ra. Ngày 12 tháng 04, ông được đưa đến bệnh viện Lương Châu để kiểm tra, bác sỹ nói: “Nội tạng đều hỏng rồi.” Lính canh vừa nghe xong, không muốn mất tiền để điều trị cho ông, nên vào ngày 16 tháng 04 đã áp tải ông Ngụy Tân Hoa về Nhà tù số 3 thành phố Vũ Uy, đến 06 giờ 30 chiều ngày 17 tháng 04 bắt người nhà nhận về, đến 06 giờ 30 chiều ngày 18, ông Ngụy Tân Hoa đã hàm oan mà qua đời.

Trường hợp 3: Thừa nước đục thả câu, vơ vét tiền tài: Đặng Thế Anh (Nữ, 42 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm, vì phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công nên bị Đỗ Cảnh Lục là người dân ở thôn Thái Bình, xã Xuân Đăng, huyện Vĩnh Cát, tỉnh Cát Lâm báo công an. Vào ngày 18 tháng 02 năm 2003 đã bị Tòa án Nhân dân huyện Vĩnh Cát tỉnh Cát Lâm kết án 7 năm, bị đưa vào nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm bức hại. Vào sáng ngày 17 tháng 07 năm 2003, hai cảnh sát của nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm từ nhà tù đến nhà của Đặng Thế Anh, lấy cớ là chuẩn bị điều trị bên ngoài để vơ vét người nhà 3.000 đồng (NTD), người nhà lúc đó không thể thanh toán, chỉ đưa cho 500 đồng. Ngày 18 tháng 07, lính canh lại gọi điện cho người nhà Đặng Thế Anh hơn 10 lần, lại bắt người nhà lập tức đến Trường Xuân để nhận người, lại nói với người nhà rằng nếu chậm là sẽ không thấy người còn sống. Khi người nhà đến gấp Bệnh viện Trường Xuân, phát hiện Đặng Thế Anh đã thoi thóp rồi, bất tỉnh nhân sự. Nhà tù vì muốn trốn trách nhiệm, phái đi người họ Vũ làm trưởng nhà tù, trưởng phòng hành chính họ Lệ dẫn đầu mấy cảnh sát, để lừa người nhà Đặng Thế Anh ký tên bảo lãnh, lại lấy cớ điều trị bên ngoài vào ngày 17 tháng 07 để tống tiền người nhà bà Đặng Thế Anh 500 đồng, tiền lộ phí đưa đón hai vị thân nhân của Đặng Thế Anh là 96 đồng. Vào 09 giờ 30 phút tối ngày 18 tháng 07, Đặng Thế Anh được người nhà đưa từ Bệnh viện Trường Xuân trở về thành phố Cát Lâm, lại đưa đến Bệnh viện Thiết Đông số 2 ở Cát Lâm cấp cứu nhưng không được, đến 1 giờ chiều ngày thứ hai (ngày 19 tháng 07) đã hàm oan qua đời.

Trường hợp 4: Sau khi đánh đập tàn nhẫn đến mức thoi thóp lập tức để người khiêng về nhà: Đường Thiết Vinh (nữ, 51 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở huyện Tân Tân, tỉnh Liêu Ninh, vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, vào ngày 30 tháng 12 năm 2000 đã bị trại lao động thành phố Phủ Thuận sai người bức ép Đường Thiết Vinh “lái máy bay”, dùng tay hết sức đánh vào trán, vào sau lưng, đá vào chân, ép bà “chuyển hóa”, đánh từ sớm tới tối. Những tên tay sai ấn tay của Đường Thiết Vinh để bà viết lời lăng mạ đại sư Lý Hồng Chí, lăng mạ Pháp Luân Công, Đường Thiết Vinh không viết, mấy người liền gắng sức ấn tay của bà viết. Sáng sớm ngày thứ hai, cảnh sát nhà tù vừa thấy Đường Thiết Vinh đã không thể nói được, liền vội vàng đưa lên xe, lập tức đưa bà về nhà. Chiều hôm đó Đường Thiết Vinh đã qua đời ở nhà. Người nhà Đường Thiết Vinh đi đến trại lao động, cảnh sát ở đó vu khống nói là không ăn cơm nên chết đói, còn kiếm được mấy tên phạm nhân làm bằng chứng giả, nói Đường Thiết Vinh không ăn nên chết đói, lừa được người nhà rời đi.

Trường hợp 5: Không có chỗ giam giữ nào dám nhận mới buộc phải thả: Từ Thục Hương (nữ, 48 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Từ Thục Hương đang ở nhà thì bị Phòng 610 thành phố Trường Xuân cùng Cục Công an thành phố Trường Xuân và cảnh sát đồn công an ở đó bắt giữ, đưa đến một nơi bí mật, tiến hành các loại tra tấn, khiến toàn thân bà ướt đẫm, dùng dùi cui điện áp cao sốc điện, trói ngồi ở ‘ghế cọp’ đến 48 tiếng, chân tay bị thắt đến mức toàn bộ mưng mủ, sau đó đưa đến trại tạm giam, nhưng toàn thành phố không có nơi giam giữ nào dám nhận, cảnh sát mới buộc phải đưa bà về nhà vào ngày 20 tháng 12, mười mấy ngày sau (ngày 18 tháng 01 năm 2004) bà hàm oan qua đời.

Trường hợp 6: Sau khi đánh người thậm tệ đưa lên xe lửa đi mất: Trịnh Phương Anh (nữ, 54 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Đàm Phường, thành phố Thanh Châu, Duy Phường tỉnh Sơn Đông, tháng 12 năm 2001 đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, đã bị giữ tại một đồn công an ở Bắc Kinh, bị đánh đập tàn nhẫn, sốc điện, nội tạng bị đánh hư hại, mất kiểm soát đại tiểu tiện, tính mạng lâm nguy. Cảnh sát ở đồn công an sợ trách nhiệm, liền vội vàng đưa bà đến ga xe lửa, hỏi bà đến đâu, bà nói đến Tế Nam, sau khi đưa bà lên xe lửa đi Tế Nam liền chạy mất. Sau khi Trịnh Phương Anh xuống xe lửa ở Tế Nam, lúc bò ở đường hầm rồi bò lên cửa đường hầm thì thân thể đã bị gắng gượng không được, may là lúc đó gặp được một cậu nam thanh niên thiện lương cứu giúp, sau khi hộ tống đến nhà còn lưu lại 20 đồng. Sau khi bà Trịnh Phương Anh về nhà được ba ngày thì hàm oan qua đời.

Muốn tìm hiểu thêm các trường hợp tương tự khác, xin xem “Phụ lục 4: Danh sách tử vong sau khi bảo lãnh/thả trong vòng một tháng” và vào Minh Huệ Net để đọc các báo cáo liên quan.

4. Chết vì bức hại do “giảng chân tướng” chiếm tỷ lệ lớn nhất

Trong số 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết của bản báo cáo điều tra, chúng tôi đã tiến hành điều tra “lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong”, thì thống kê được 2.564 trường hợp (chiếm tổng số 70%) có ghi chép lại văn bản nguyên nhân của lần bức hại đó, chúng tôi đã tiến hành phân loại thống kê, từ đó phát hiện tổng cộng có 9 loại lớn và 55 chủng loại, thì tỷ lệ trường hợp bị bức hại vì “thỉnh nguyện ở Bắc Kinh” dẫn đến chết chiếm tỷ lệ lớn nhất (28%), tiếp đó là “phân phát/truyền bá tài liệu chân tướng” (24%), tiếp nữa là “cự tuyệt chuyển hóa viết ‘tam thư’” (18%), kết quả thống kê cụ thể như sau:

31% bị bức hại do giảng chân tướng, nghĩa là vì học viên Pháp Luân Công thông qua các loại phương thức ôn hòa để nói với người dân chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà bị bức hại, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các lần bức hại; trong đó tỷ lệ “phân phát/truyền bá/dán tư liệu chân tướng” (bao gồm các sách như “Cửu Bình”/các chế phẩm ghi âm ghi hình như Thần Vận/ truyền đơn/ bùa bình an/ tiền chân tướng/ tin nhắn thoại chân tướng/khuyên tam thoái/lắp đặt truyền hình Tân Đường Nhân v.v.) là lớn nhất, 24% số học viên Pháp Luân Công vì vậy mà bị bức hại; ngoài ra, 5% học viên Pháp Luân Công vì “thành lập hoặc tham dự thành lập điểm sản xuất tư liệu chân tướng vạch trần việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công/chế tạo tư liệu chân tướng” mà bị bức hại; 1% số học viên Pháp Luân Công vì giữ hoặc xem tư liệu vạch trần việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công mà bị bức hại; thậm chí vì phát hiện trong nhà học viên Pháp Luân Công có máy tính có thể lên mạng hoặc phát hiện học viên Pháp Luân Công đã sử dụng thư điện tử là sẽ bị bức hại;

29% bị bức hại do thỉnh nguyện, trong đó đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công mà bị bức hại chiếm tỉ lệ lớn nhất (28%);

22% vì biểu đạt kiên trì tu luyện Pháp Luân Công cho đương cục mà bị bức hại, trong đó tỷ lệ bị bức hại do cự tuyệt “chuyển hóa/viết tam thư” là lớn nhất – chiếm 18%; ngoài ra, 2% học viên Pháp Luân Công vì “tham gia hội giao lưu/Pháp hội/luyện công tập thể/luyện công công khai” mà bị bức hại; còn có vì “lưu giữ/truyền xem kinh văn thư tịch Pháp Luân Công v.v.”, “đăng nghiêm chính thanh minh lên Minh Huệ Net (nghĩa là công khai tuyên bố hủy bỏ những ngôn hành trước đây do ĐCSTQ cưỡng bức mà bị “chuyển hóa” trên Minh Huệ Net, lại biểu thị tu luyện Pháp Luân Công trở lại)” mà bị bức hại, “quan chức chính quyền tu luyện Pháp Luân Công cự tuyệt chấp hành chính sách bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ” mà bị bức hại; thậm chí có người vốn dĩ không phải học viên Pháp Luân Công, nhưng bị giam giữ do án hình sự khác, trong nhà tù hoặc trại lao động thông qua tiếp xúc với học viên Pháp Luân Công bị bức hại, sau khi liễu giải được chân tướng Pháp Luân Công, ở trong nhà tù hoặc trại lao động công khai biểu thị tu luyện học Pháp Luân Công mà bị bức hại.

10% vì người nhà tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại mà bị bức hại liên đới;

4% vì vào đúng dịp chiến dịch đàn áp mà bị bức hại. Trong tất cả các loại hình đàn áp, học viên Pháp Luân Công vào năm 2008 do ĐCSTQ lấy cớ ổn định trong thời gian Olympics bị đàn áp chiếm tỷ lệ lớn nhất; ngoài ra, khi địa khu nào đó xuất hiện việc chèn sóng truyền hình chân tướng Pháp Luân Công hoặc xuất hiện biểu ngữ hoặc tài liệu chân tướng trên diện rộng, thì ĐCSTQ lại triển khai chiến dịch đàn áp đối với Pháp Luân Công; còn nữa, mỗi khi ĐCSTQ khai mạc hội nghị lưỡng hội (Quốc hội và Hội nghị hiệp thương chính trị) quan trọng, thì học viên Pháp Luân Công đều bị coi là trọng điểm bị đàn áp để duy trì ổn định; thậm chí mỗi khi đến những ngày quan trọng như 01-10 (Quốc khánh), Tết Nguyên đán, học viên Pháp Luân Công cũng bị coi là trọng điểm đàn áp để duy trì ổn định như thế; ngày 25 tháng 04 năm 1999 là cuộc thỉnh nguyện lớn của một vạn học viên Pháp Luân Công, ngày 13 tháng 05 là ngày sinh nhật của đại Sư phụ Lý, ngày 20 tháng 07 là đánh dấu ngày ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại toàn diện công khai Pháp Luân Công, bởi tính đặc thù của ba ngày này, cho nên mỗi năm khi đến ba ngày này, học viên Pháp Luân Công đều sẽ bị coi là trọng điểm đàn áp để duy trì ổn định; thậm chí có lãnh đạo quan trọng đến thị sát, ngành công an mà chưa hoàn thành chỉ tiêu bắt người cuối năm, thì học viên Pháp Luân Công sẽ bị coi là trọng điểm đàn áp;

2% chỉ là vì liên hệ với học viên Pháp Luân Công khác mà bị bức hại. Ví dụ đến thăm đồng tu, ghé qua nhà đồng tu, dù là đến nhà họ hàng nếu họ hàng cũng tu luyện Pháp Luân Công, thì cũng bị bức hại; ngoài ra, dù là giữ số điện thoại liên hệ của học viên Pháp Luân Công khác, cùng nhau tản bộ, giúp đỡ học viên Pháp Luân Công bị bức hại hoặc họ hàng tu luyện Pháp Luân Công, tham gia lễ truy điệu đồng tu bị bức hại đến chết v.v., đều sẽ bị bức hại;

1% chỉ là vì tìm kiếm công lý cũng bị bức hại, ví dụ đến xem xét xử của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công, đến Cục công an, đồn công an, trụ sở Phòng 610 v.v. yêu cầu thả học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, mời luật sư thụ lý vụ án, kháng cáo, khiếu nại, yêu cầu đương cục bồi thường tổn thất v.v. cho người thân tu luyện Pháp Luân Công đều sẽ đối diện với bị bức hại đến chết;

Thậm chí bởi vì vơ vét ti

Share