Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-10-2013] Tòa án Giản Dương thuộc tỉnh Tứ Xuyên đã xét xử bảy học viên Pháp Luân Công vào ngày 18 tháng 10 năm 2013. Những luật sư của các học viên đã bị ngăn không cho tham dự phiên tòa. Phiên tòa đã kéo dài tận bốn tiếng và các học viên phải nhận các bản án nặng. Bà Vương Hồng Hà đã bị kết án 12 năm tù và bà Diệp Kiến Quốc đã chịu mức án 11 năm tù rưỡi.
Những người trong cuộc đã xác nhận rằng phiên tòa chỉ là hình thức và phán quyết đã được thực hiện trước đó từ lâu. “Vụ việc lớn” này đã kéo dài trong sáu tháng. Nó cho thấy tất cả những sự phi pháp, vô minh, vô liêm sỉ của hệ thống tòa án, viện kiểm sát và nhân viên thực thi pháp luật thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ đã vi phạm pháp luật trong khi thực thi luật pháp: bắt giữ người trái phép, tra tấn và hỏi cung, tạo bằng chứng giả và tước đoạt quyền tự bào chữa của các bị cáo.
Một quan chức tham gia đã bí mật thừa nhận rằng: “Trường hợp của bà Vương và những người khác có liên quan đến Pháp Luân Công; thực sự không thể kết tội họ. Xem xét từ các hồ sơ thì nó chẳng khác gì so với những trường hợp bị bức hại trong suốt thời kì Cách mạng Văn hóa.”
Bắt giữ và mưu hại những người vô tội
Cả bảy bị cáo đều là những người vô tội, ngay thẳng, tuy nhiên họ đã bị bắt và chịu một án tù dài hạn. Bảy bị cáo bao gồm bà Vương Hồng Hà đến từ An Nhạc, bà Diệp Kiến Quốc đến từ Long Xương, Đỗ Trung Tuyên đến từ Giang Tân thuộc thành phố Trùng Khánh, Vương Anh, Tằng Bình Thư, ông Mã Đại Hằng và Điêu Kỳ Tú đến từ Giản Dương. Hầu hết họ đều ở độ tuổi 60, 70.
Bà Vương Hồng Hà đã bị bắt và đầu tiên bị giam giữ tại trung tâm tẩy não tàn bạo Tân Tân trong ba tháng. Sau đó bà bị chuyển đến trung tâm tẩy não Nhị Nga Hồ khét tiếng không kém.
Sáu học viên khác đã bị giam giữ tại trung tâm tẩy não Nhị Nga Hồ trong vòng bốn tháng rưỡi. Ở đó họ đã bị tra tấn trong khi chịu thẩm vấn. Một số đã bị cấm ngủ trong nhiều ngày đêm liên tục và một số bị còng tay rồi treo lên. Cảnh sát ở đội An ninh nội địa thậm chí còn đe dọa chôn sống hoặc bẻ gãy chân các học viên nếu họ không “tuân theo.”
Bà Vương Hồng Hà cùng ông Mã Đại Hằng bị bắt và giam giữ
Bà Vương Hồng Hà khoảng 50 tuổi là một giáo viên dạy tiếng Anh tại trường dành cho giáo viên ở An Nhạc. Bà là người bị cáo buộc chính trong lần xét xử này. Vì phấn đấu để trở thành một người tốt nên bà Vương đã tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.
Sau khi học Đại Pháp, sức khỏe thể chất và tinh thần của bà Vương đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vì niềm tin kiên định vào Đại Pháp mà bà đã bị ĐCSTQ bức hại trong một số năm. Bà đã bị giam cầm nhiều lần và ba lần bị đưa tới các trại lao động cưỡng bức, nơi bà đã bị tra tấn. Không thể tiếp tục dạy học do bị bức hại, bà Vương cuối cùng phải kiếm sống bằng nghề bán trà.
Vào ngày 09 tháng 06 năm 2011, phòng 610 và nhân viên đội An ninh nội địa ở thành phố Thành Đô đã lại bắt bà Vương tại Song Lưu Cửu Giang, thành phố Thành Đô.
Ông Mã Đại Hằng, 76 tuổi, là một công dân của thành phố Giản Dương. Ông là một người lớn tuổi và tốt bụng. Ông đã từng là nông dân và cũng là giáo viên khi còn trẻ. Ông đã từng chịu đựng nhiều bệnh tật nhưng sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sức khỏe của ông đã tốt trở lại. Ông tuân theo những nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cảnh sát phòng An ninh Nội địa Giản Dương đã đột nhập vào nhà ông vào ngày 28 tháng 07 năm 2012, bắt giữ ông và lục soát nhà. Ông đã bị đưa đến trung tâm tẩy não Nhị Nga Hồ.
Tòa án ngăn cản các luật sư gặp mặt bị cáo
Các gia đình của bảy học viên đã thuê luật sư để bào chữa cho những người thân yêu của họ. Tòa án cũng thông báo rằng mỗi học viên chỉ có thể có một người thân tham dự phiên tòa. Vào ngày 16 và 17 tháng 10, năm luật sư đã lần lượt đến trung tâm giam giữ Tư Dương và cố gắng gặp gỡ thân chủ của họ trước khi phiên tòa diễn ra. Tuy nhiên, trung tâm giam giữ đã nhận được thông báo của chính quyền là không cho phép điều này, họ tuyên bố rằng cần sự cho phép từ văn phòng cảnh sát. Các luật sư đã tới văn phòng thành phố để khiếu nại.
Việc xét xử đã được tổ chức vào ngày 18 tháng 10 tại thành phố Giản Dương. Vào ngày diễn ra xét xử, thị trấn được đặt trong sự cảnh giác cao độ. Giao thông bị phong tỏa một quãng đường dài từ phía tòa án. Các đội đặc nhiệm với xe bọc thép đã được gửi đi để hỗ trợ và cảnh sát chụp ảnh những người ở phía trước tòa án.
Trong suốt phiên xét xử bảy học viên, đường phố bị phong tỏa với một lượng lớn cảnh sát bên ngoài tòa án
Tòa án đã yêu cầu các luật sư chịu sự khám xét và nói rằng các luật sư không được mang máy tính và điện thoại di động vào phòng xử án. Các luật sư phản đối và do đó đã bị cấm vào tòa án. Phiên tòa diễn ra vào lúc 11 giờ 15 phút sáng mà không có sự hiện diện của các luật sư. Khi các thành viên gia đình ra khỏi tòa án trong thời gian giải lao để kiểm tra tình hình thì họ đã không được phép quay lại phòng xử án.
Phiên tòa với bảy bị cáo và 2.000 trang hồ sơ đã kết thúc đột ngột vào buổi chiều với mức án nặng dành cho các bị cáo. Nó là một ví dụ thảm họa khác cho hệ thống tư pháp đáng xấu hổ ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ.
Các bên có liên quan trong cuộc bức hại:
Dương Tông Giai (杨宗楷), giám đốc Phòng 610 thành phố Giản Dương: +86-28-27210610, +86-27214480, +8613982923297
Yên Nghi Quyền (鄢宜权), đội trưởng của phòng An ninh nội địa: +86-28-27226655, +86-27263848, +86-13980382856 (Di động)
Lý Ngọc Quyên (李玉娟), phó giám đốc tòa án thành phố Giản Dương: +86-18090627093
Viện kiểm sát Giản Dương: +86-28-27227394, +86-28-27221377, +86-28-7212000
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/21/非法阻律师出庭-四川简阳七人“大案”仓皇审结-281501.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/21/143335.html
Đăng ngày 07-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.