Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-10-2013] Ngải Hồng Vũ, 58 tuổi, là giám đốc trung tâm tẩy não Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang. Ông ta đóng vai trò trong việc bức hại rất nhiều người, nhưng với những người khác ông ta thường nói dối rằng mình là “giám đốc một trường luật”. Một cách công khai, ông ta được biết đến như là phó giám đốc Phòng 610 thành phố Hắc Cương, đặt tại tầng ba của Ngân hàng Nông thôn tỉnh Hắc Long Giang. Vợ ông ta bị bệnh, còn con trai thì làm việc ở Thượng Hải.
Kể từ khi Trung tâm tẩy não Hạc Cương được thành lập dưới sự lãnh đạo của Ngải Hồng Vũ, nhiều học viên đã bị bức hại, trong đó có cô Lưu Xuân Lan, cô Lưu Tuệ, anh Kỷ Thế Bân, cô Chu Ngọc Cần, anh Lý Chí Cương, anh Mặc Kiến Sơn, anh Mã Anh Toàn, anh Lưu Chấn Xương, anh Trương Ái Thành, anh Triệu Phúc Cường, anh Lãnh Băng, anh Lưu Tuệ Kiệt, cô Cao Tú Trân, anh Vương Dược, anh Chu Triệu Tường và cô Nhậm Tú Vân.
Cô Lưu Xuân Lan bị kết án 7 năm tù giam chỉ vì niềm tin vào Pháp Luân Công. Chồng cô đã bị kết án 17 năm. Sau khi được thả vào năm 2009, cô mở một cửa hàng giặt là và làm nghề may để hỗ trợ người chồng đang ở trong tù và một đứa con đang học đại học. Tối ngày 11 tháng 03 năm 2011, bảy cảnh sát đã bắt giữ và đưa cô đến trung tâm tẩy não, ở đó cô bị đánh đập đến ngất đi. Khi được thả vào sáu ngày sau đó, cô không tự đi được và gia đình cô phải mang cô về nhà.
Anh Lưu Chấn Xương bị vấn đề nghiêm trọng về dạ dày, bệnh thận, bệnh tim và các vấn đề do hút thuốc lá và uống rượu. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tất cả các bệnh của anh đều biến mất. Anh đã bỏ hút thuốc và uống rượu trong vòng 7 ngày. Tuy vậy, anh lại bị bắt và bỏ tù chỉ vì cố gắng nói rõ sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công cho những người bị đầu độc bởi những lời dối trá của chế độ Cộng sản Trung Quốc. Mặc dù bị bức hại nghiêm trọng nhưng anh chưa bao giờ từ bỏ đức tin của mình.
Khi hạn tù của anh Lưu kết thúc vào năm 2012, anh đã bị cán bộ địa phương và nhân viên Phòng 610 đưa đến trung tâm tẩy não. Trong tuần đầu tiên anh Lưu đã không ăn bất cứ thứ gì. Lính canh Trương Tử Long đã sốc anh bằng dùi cui điện và nói: “Ở đây không có pháp luật và cũng không có thời hạn nào cả.” Người cha 82 tuổi của anh Lưu đã nằm liệt giường vào thời điểm đó do bệnh tật và mẹ anh cũng đã 78 tuổi. Khi mẹ anh đến thăm anh ở trung tâm tẩy não, Ngải Hồng Vũ và Trương Tử Long không mở cửa cho bà. Mẹ anh đã gọi to tên của con mình từ bên ngoài. Khi anh Lưu trả lời bà, Trương đã vào phòng và bắt đầu đá anh. Để có thể chăm sóc cha mẹ, anh Lưu đã làm trái với lương tâm của mình và ký vào một bản cam kết.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, cô Nhậm Tú Vân mắc bệnh tim và rất dễ bị kích động. Nhiều lần, cô gần như đã có thể chết một cách dễ dàng khi sợ hãi, và cô còn bị tê liệt đầu dây thần kinh. Vì viêm khớp, cô phải đi tất ngay cả mùa hè. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tất cả các bệnh tật của cô đều biến mất. Cô đã từng là người sống nội tâm. Nhưng bây giờ cô trở thành một người cởi mở, vui vẻ và thích giúp đỡ người khác. Cô tự giác quét dọn hành lang, việc mà nhiều năm rồi không có ai làm. Thậm chí cô còn mua sơn để quét trắng các bức tường ở hành lang. Cô cũng giúp chăm sóc người hàng xóm 80 tuổi đang nằm viện.
Năm 2013, cô Nhậm bị bốn cảnh sát từ đồn cảnh sát Lộc Lâm đưa đến trung tâm tẩy não. Trương Tử Long đe dọa sốc điện cô bằng dùi cui điện. Các lính canh ép cô ký vào bản cam kết và xem CD phỉ báng Pháp Luân Công, ngoài ra họ còn bắt cô viết “nhận thức” của mình sau đó. Túi quần áo mà em gái cô gửi cho đã bị Trương Tử Long mở ra và kiểm tra. Ngay cả đứa con của cô cũng phải viết một giấy bảo lãnh để được gặp cô ở trung tâm tẩy não. Cô Nhậm đã hai lần bị sốc bằng dùi cui điện.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, anh Mặc Kiến Sơn là người bán vé ở nhà ga. Anh đã từng bị bệnh thấp khớp rất nặng, viêm dạ dày và dị ứng. Anh thường phải uống thuốc do sức khỏe kém. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tất cả các triệu chứng bệnh của anh đều biến mất. Anh ngừng dùng thuốc và lấy lại sức khỏe của mình. Anh từng là một người khá nóng nảy và thường xuyên cãi nhau với vợ. Sau khi trở thành một học viên, anh đã chung sống rất tốt với vợ của mình.
Vợ anh Mặc đã chịu nhiều đau khổ về tâm lý do kết quả của cuộc đàn áp. Cô gây áp lực buộc anh ngừng tu luyện vì không muốn chồng mình bị bức hại. Một ngày, cô đã đánh anh bằng một cây chổi cho đến khi cái chổi bị gãy cô mới dừng lại.
Vào ngày 18 tháng 04 năm 2010, khi anh Mặc đang làm việc ở nhà ga Mẫu Đơn Giang, trưởng cục đường sắt họ Cao đến từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật Cáp Nhĩ Tân và một nhân viên bảo vệ nhà ga đã xông vào phòng làm việc của anh và ra lệnh cho anh đi đến một nơi nào đó để “học tập”. Anh Mặc đã nói rằng anh không muốn đi.
Sau 4 giờ bế tắc, cảnh sát bắt anh lên một chiếc xe và đưa đến trung tâm tẩy não Hạc Cương. Lưu Mặc Xuân ở công đoàn đã cùng đi với họ. Tại trung tâm tẩy não, các lính canh bắt đầu khám xét anh. Ngải Hồng Vũ, giám đốc trung tâm tẩy não, đã nói với anh rằng trung tâm tẩy não không phải là một lớp học bình thường. Nó là nơi “chuyển hóa” mọi người. Ông ta nói: “Nếu anh không chuyển hóa, chúng tôi sẽ sử dụng bất cứ điều gì để bắt anh phải thực hiện. Nếu anh không ‘chuyển hóa’, chúng tôi sẽ đưa anh vào tù. Nếu anh vẫn không ‘chuyển hóa’, chúng tôi sẽ tra tấn anh”. Anh Mặc đã bị tra tấn tại trung tâm tẩy não trong 43 ngày.
Ông Chu Triệu Tường đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức một năm chỉ vì giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Vì trại lao động đóng cửa, tất cả các tù nhân đều được trả về nhà, nhưng ông Chu lại bị đưa thẳng đến một trung tâm tẩy não mà không được thông báo cho gia đình. Ông có người cha đã 80 tuổi, bị bệnh ung thư, đang ở nhà một mình và không có ai chăm sóc. Khi chị gái của ông đến trung tâm tẩy não để gặp ông, Trương Tử Long đã sốc bà ấy bằng dùi cui điện.
Khi các học viên lên án Ngải Hồng Vũ về các hành vi phi pháp của ông ta và cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông ta đã chống chế: “Đảng Cộng sản nói rằng không cần tuân theo pháp luật đối với học viên Pháp Luân Công”. Trương Tử Long còn nói thêm: “Không có luật pháp ở đây!”
Ngải Hồng Vũ đã làm việc cho Phòng 610 và tham gia cuộc đàn áp các học viên trong nhiều năm. Ông ta đã vi phạm các Điều 251, 246 và 247 của Bộ luật Hình sự. Ông ta đã tước đoạt quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, bắt giam trái phép và tra tấn họ.
Trung tâm tẩy não Hạc Cương ở trên tầng ba của tòa nhà. Đối diện bên kia đường là công ty nước Hạc Cương. Các cửa sổ đều được bao bọc bằng lưới thép
Link tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/22/鹤岗市洗脑班首恶艾洪武犯罪记录-281546.html
Link tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/24/143361.html
Đăng ngày 10-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.