Bài viết của Hà Vũ – phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 14-07-2013] Pháp Luân Công đã được tất cả các giới, các giai tầng trong xã hội ở Trung Quốc Đại lục đón nhận nồng hậu. Nhưng trong cơn nổi giận vì đố kỵ Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, đã cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 07 năm 1999.  Các phụ đạo viên Pháp Luân Công tại các điểm luyện công đã bị bắt giam bất hợp pháp, trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đầy rẫy các tuyên truyền tàn nhẫn phỉ báng Pháp Luân Công. Kết quả là, các học viên Pháp Luân Công đã phải đối mặt với quyết định quan trọng nhất của cuộc đời mình: Liệu họ sẽ tiếp tục tu luyện và đối mặt với cuộc bức hại hay họ sẽ dừng lại?

Ông Trương Trung Dư, từng là Vụ phó Vụ Tổ chức Ủy ban Tỉnh Cát Lâm và Phó Tổng biên tập của tạp chí Lantaineiwai tỉnh Cát Lâm, đã quyết định chọn theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Ông đã cố gắng giảng chân tướng cho mọi người để chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo. Sau khi bị bắt giam mười lần, và nhiều lần bị tra tấn tàn nhẫn, ông không hối tiếc về sự lựa chọn của mình – không bao giờ từ bỏ tín tâm vào Pháp Luân Công.

Vào tháng 04 năm 2013, ông Trương Trung Dư và các đồng tu tham dự một cuộc kháng nghị ôn hòa yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc chấm dứt bức hại Pháp Luân Công

Một thay đổi bất ngờ

Vào ngày 21 tháng 07 năm 1999, ông Trương cùng nhiều học viên khác đã đi thỉnh nguyện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Ủy ban của tỉnh Cát Lâm. Một vài tháng sau đó, vào ngày 30 tháng 09, công an địa phương đã đột nhập vào nhà ông. Khi được hỏi có tu luyện Pháp Luân Công không, ông Trương trả lời: “Tôi vẫn tu luyện ở nhà.” Vì lý do này, ông bị bắt và giam giữ Trại tạm giam Bát Lý thành phố Trường Xuân.

Ông Trương cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức. Trại giam rộng bằng một sân bóng rổ. Khi mọi người nằm xuống, chúng tôi phải chen chúc như cá đóng hộp. Chúng tôi phải đi vệ sinh ở ngay gần nơi chúng tôi ngủ. Tôi đã nghĩ: Động vật trong vườn thú còn được chăm sóc tốt hơn những người tốt này. Trước khi bị bắt giam, người khác đều đối xử tử tế với tôi. Tuy nhiên, chỉ cần nói rằng: ‘Tôi sẽ tu luyện ở nhà’, ngay lập tức tôi đã trở thành một tù nhân!”

Một viên công an hỏi ông Trương: “Gia đình hạnh phúc của ông không còn nữa. Ông đã bị mất việc, mất hết mọi thứ và ông đang ở trong tù. Liệu điều đó có đáng không? Nếu ông nói rằng ông sẽ ngừng tu luyện, tôi sẽ thả ông ra ngay lập tức.”

Áp lực lên tâm trí của ông Trương là không thể chịu nổi. Ông bắt đầu nhớ lại những trải nghiệm tu luyện của mình bằng cách tự vấn bản thân xem liệu mình đã làm sai điều gì? Tại sao ông nên từ bỏ tu luyện? Việc tín tâm vào “Chân – Thiện – Nhẫn có gì sai?” Liệu có đáng hy sinh tất cả mọi thứ để tín tâm vào Pháp Luân Công không?

Xả bỏ danh và lợi

Vào một ngày tháng 05 năm 1996, khi ông Trương 34 tuổi, đang làm việc tại Văn phòng lưu trữ tỉnh Cát Lâm, một đồng nghiệp giới thiệu Pháp Luân Công cho ông. Anh ấy nói: “Tôi đọc qua cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Tôi tin rằng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn rất hay, nhưng tôi tự hỏi không hiểu ai có thể giữ mình theo những chuẩn mực cao như vậy?”

Sau đó ông Trương được bổ nhiệm làm Vụ phó Vụ Tổ chức thuộc Ủy ban thành phố Giao Hà. Trước khi đảm nhận vị trí mới, đồng nghiệp của ông đã bảo ông đọc Chuyển Pháp Luân một lần nữa. Ông Trương cho biết: “Lần này, sau khi rời Trường Xuân, tôi có thể tĩnh tâm đọc quyển sách đó cẩn thận hơn một chút. Sau khi đọc xong một vài trang, tôi thấy rằng mặc dù cuốn sách này được viết bằng ngôn ngữ rất giản dị, nhưng nội hàm thật uyên thâm, tôi không thể so sánh bất kỳ học thuyết, triết lý hoặc những giáo lý mà tôi đã từng đọc với Pháp Luân Công của Sư phụ Lý. So với các môn khí công khác, Pháp Luân Công ở tầng rất cao. Vì vậy, tôi quyết định tu luyện.”

Ông Trương mua một cuốn sách Pháp Luân Công ở một hiệu sách và học cách luyện các bộ động tác.Ông nói: “Một kỳ tích đã xuất hiện với tôi ngay trong đêm đó là tôi ngủ rất sâu. Phần da thẫm màu ở bên chân bị sẹo của tôi bắt đầu bong ra, bệnh về da đã gây phiền toái cho tôi trong nhiều năm, bắt đầu khỏi. Ngay sau đó, lớp da bình thường đã hình thành trên cả hai chân của tôi. Các bệnh khác của tôi cũng nhanh chóng biến mất.”

Nhiều người ganh tị với ông Trương, tuy nhiên ông thường thấy sầu não không vui. Ông nói: “Sống trong mâu thuẫn giữa người với người, cuộc sống của tôi hết sức mệt mỏi. Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi đã hiểu rằng bản chất thực sự của sinh mệnh là tu luyện và phản bổn quy chân. Cảnh giới tư tưởng của tôi đã được thăng hoa. Trước đó, tôi sợ bị thổn thất lợi ích vật chất, vì vậy mà không thể ăn ngon ngủ yên. Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi đã ngộ được nguyên lý “bất thất bất đắc, đắc tựu đắc thất” (Chuyển Pháp Luân) và rằng: “Cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Chuyển Pháp Luân) Từ khi minh bạch được pháp lý này tôi thuận theo tùy kỳ tự nhiên, không còn màng đến lợi ích của mình và tranh đấu với người khác. Cuộc sống của tôi trở nên dễ chịu hơn nhiều!”

Tại thời điểm đó, Vụ tổ chức là nơi có ảnh hưởng lớn nhất. Họ đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội, trong đó mỗi người buộc phải uống rượu. Trước khi ông Trương bắt đầu tu luyện, ông không thích uống vì biết rằng nó có hại cho cơ thể và việc tu luyện, nhưng ông vẫn bị áp lực phải uống. Sau khi ông bắt đầu tu luyện, ông tự hỏi nên tiếp tục uống rượu để không làm sếp của mình phật ý, hay ngừng uống rượu và trở thành một người chân tu?

Sau khi suy nghĩ cẩn trọng, ông Trương cho hay: “Tôi đã nói thẳng với sếp của mình rằng tôi đã bắt đầu tu luyện và đã ngừng uống rượu. Sau đó, tất cả các đồng nghiệp đã hiểu tôi hơn. Sếp của tôi nói rằng họ đã nghĩ ra một cách giải quyết là để các học viên Pháp Luân Công uống nước hoặc nước giải khát thay vì uống rượu. Khi tôi thực sự buông bỏ danh lợi và cư xử thật tốt, tôi cũng ngộ ra rằng tôi đã không mất bất cứ điều gì. Ngoài ra, tất cả mọi người tại sở làm coi học viên chúng tôi là những người thực sự tốt.”

Khi ông Trương trở lại làm việc trên tỉnh, ông đảm nhận vị trí phó tổng biên tập của một tạp chí Lantaineiwai cấp tỉnh. Ông viết báo, quản lý quỹ và các khoản thu chi. Ông đã nghiêm khắc với chính mình bằng cách không bao giờ lấy những thứ không phải của mình, và ông không bao giờ nhận hối lộ. Ở Trung Quốc, việc lựa chọn bài cho một ấn phẩm có thể là một công việc đem đến lợi nhuận. Nhiều người đã cố gắng hối lộ ông để được đăng tải bài viết. Ông đã tử tế từ chối họ, và trong một số trường hợp mà không thể từ chối, ông sẽ trả lại cho họ một  thứ gì đó.

Pháp Luân Công có lợi cho xã hội

Khi Pháp Luân Công được truyền giảng dạy Trường Xuân, ngày càng nhiều người bắt đầu tu luyện. Các học viên từ mọi giai tầng khác nhau tất cả đều tu luyện cùng nhau. Các điểm luyện công ở khắp mọi nơi và thậm chí cả sân của văn phòng chính phủ cũng trở thành những địa điểm luyện công.

Vào ngày 11 tháng Giêng năm 1999, vào Thế vận hội Mùa đông lần thứ 9, mười vạn người đã luyện các bài công pháp trên quảng trường Văn hóa.

Khi Ông Lý Hồng Chí truyền Pháp vào tháng 09 năm 1992 tại một hội trường thuộc chính quyền địa phương, rất nhiều cán bộ đã tham dự. Trong đó có một cán bộ thực sự cảm thấy có nhiều Pháp Luân đang quay trong hội trường. Sau đó, ông đã được tặng một cuốn Pháp Luân Công có chữ ký của Sư phụ Lý Hồng Chí.

Một quan chức cấp cao cho biết: “Khi tôi nhập viện, tôi nghe thấy người y tá nói rằng nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa lành nhờ tu luyện Pháp Luân Công!” Một phó bí thư trung ương đảng ở tỉnh Cát Lâm cho biết: “Vì Pháp Luân Công dạy người ta tu luyện tâm tính nên rất tốt cho Trung Quốc. Người thân của tôi cũng đang tu luyện, và nhiều người biết về nó.”

Lựa chọn con đường trở về nhà

Đối với một người đã ngộ được mục đích sống của mình, làm sao có thể rơi xuống thế giới bùn đất để truy cầu danh và lợi?

Ông Trương thực sự tin rằng Chân – Thiện – Nhẫn là không sai và từ thời điểm đó ông không bao giờ có bất kỳ ngờ vực nào trong tâm. Ông đã lựa chọn kiên định tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/14/不悔的选择(图)-276639.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/29/141289.html

Đăng ngày 20-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share