Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Berlin, Đức

[MINH HUỆ 12-05-2025] Trong hai ngày 9-10 tháng 5 năm 2025, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đức đã tổ chức diễu hành ở thủ đô Berlin để kỷ niệm 26 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và sinh nhật của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập pháp môn. Sự kiện quy mô lớn này có sự tham gia biểu diễn của Đoàn nhạc Tian Guo châu Âu, Đội múa rồng tới từ Ba Lan và Đội trống lưng đến từ Đức.

Nhiều khán giả ấn tượng trước vẻ đẹp và sự an hòa mà Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) truyền tải, đồng thời ngưỡng mộ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhiều người cũng lên án việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại các học viên Pháp Luân Công ở đại lục. Một số người dân Trung Quốc tình cờ có mặt thậm chí bày tỏ ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và có ý định rút khỏi ĐCSTQ.

6de813daff2a54725f385216ba6553d4.jpg

c1d85c48093699ab8a3bce2e7b76469f.jpg

Đoàn diễu hành xuất phát từ Cổng Brandenburg (Brandenburger Tor) ở Berlin, ngày 9 tháng 5 năm 2025

ae435e45391a20c6059002e0f9d802e8.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp diễu hành dọc theo đại lộ Under the Linden Trees ở Berlin, ngày 9 tháng 5 năm 2025.

a274cd4368b5c41765864b369f22ee6b.jpg

7103368ba6cac0f401df770b091ae855.jpg

53980bec9a0d788b72d0e0b828ada8fd.jpg

a0c40d768fe3a21aff258dbc62fdd16b.jpg

509bab3eb22b3661138415b5f10a7e1f.jpg

Những người tham gia diễu hành và các nhóm biểu diễn kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Berlin.

18ed3bd873b352e6ab91a2056068c051.jpg

Các nghệ sĩ biểu diễn tập trung tại Quảng trường Alexanderplatz ở Berlin để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

73e852c76197e5c0e5f7c1f1bc628807.jpg

Các học viên rước biểu ngữ và cờ đi ngang qua Nhà thờ Tưởng niệm Kaiser Wilhelm ở Berlin ngày 10/5/2025.

03330ec20b04b63868c05dddb884172f.jpg

Khán giả lắng nghe một học viên Pháp Luân Đại Pháp giảng chân tướng về cuộc bức hại.

01c83ff77a976986edfae58f47af1f68.jpg

f0c5b8c40b77134bc303af6097df26ed.jpg

Người qua đường ký tên vào đơn kiến nghị kêu gọi chấm dứt bức hại và ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

9a873099fbdf7d2981d51ddcb8bbbd4f.jpg

Khán giả theo dõi đoàn diễu hành

71b77e79ea705c7b49742e8ce975aebe.jpg

4db1a9acb9eb56ca40a0a1b058e48851.jpg

bb3c629f241cdd1b0409df63e2d8e026.jpg

Những người tham gia diễu hành qua phố Kurfürstendamm ở Berlin, ngày 9 tháng 5 năm 2025.

Chủ doanh nghiệp bất động sản: Thế giới cần Pháp Luân Đại Pháp

a9b87532c6f96923a44cd4b8ec692a95.jpg

Ông Arman Pogosyan, chủ doanh nghiệp bất động sản đến từ vùng Bavaria, Đức

Khi chứng kiến đoàn diễu hành của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Berlin, ông Arman Pogosyan vui vẻ giơ ngón tay cái và nhiều lần khẳng định: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt!”

Gia đình ông Arman Pogosyan đến từ Armenia. Là chủ một công ty bất động sản và hiện sinh sống tại vùng Bavaria của Đức, ông Pogosyan ca ngợi bầu không khí “cực kỳ tươi đẹp, dễ chịu và tuyệt vời” mà đoàn diễu hành mang lại.

Đây là lần đầu tiên ông Pogosyan tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp. Khi biết tu luyện Pháp Luân Đại Pháp dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, ông Arman Pogosyan bày tỏ sự ngưỡng mộ trước những giá trị “hoàn hảo” này và cho rằng “thế giới cần Pháp Luân Đại Pháp”.

“Nếu mọi người đều có thể chấp nhận và tuân theo những giá trị này, thế giới sẽ không còn chiến tranh và bất ổn nữa. Tiếc rằng đây chỉ là giấc mơ mà thôi.”

Giống như nhiều người trong các khán giả, ông Pogosyan cảm nhận được năng lượng tích cực từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp. “Thật tuyệt vời, và tôi đã học được điều quý giá. Ánh sáng của Pháp Luân Đại Pháp tỏa chiếu khắp nơi.”

Khi biết ĐCSTQ đã bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp suốt 26 năm qua và tiếp tục cấm đoán những người tu luyện tại Trung Quốc, ông nhận xét: “Thật tồi tệ. Trung Quốc rất hà khắc và không có tự do ngôn luận. Hơn nữa, toàn thế giới đang chứng kiến mà không làm gì cả.”

Nghe tin Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công nhưng Đức vẫn chưa làm điều tương tự, ông đồng tình rằng việc quá chú trọng lợi ích kinh tế mà bỏ qua đạo đức là “rất nguy hiểm”. “Chỉ tập trung vào lợi ích kinh doanh như tiền bạc và công nghiệp thì không đúng, phải không? Nhân quyền cần phải được tôn trọng.”

Ông Pogosyan cảm ơn các học viên đã tổ chức sự kiện, “mọi người đều có thể hiểu về điều này” và nói: “Pháp Luân Đại Pháp nên được lan tỏa khắp thế giới.”

Chủ doanh nghiệp bao bì: Sự kiện mang lại niềm vui và hòa bình cho Berlin

ebed9857ca54b8b374a32fd98e1a188c.jpg

Ông bà Brunhild Haug và Karl Ludwig Haug – chủ một công ty bao bì gần Stuttgart, Đức.

Vợ chồng ông bà Haug, chủ một công ty bao bì gần Stuttgart, tình cờ gặp đoàn diễu hành Pháp Luân Đại Pháp tại Cổng Brandenburg và ở lại tận hưởng không khí lễ hội.

Bà Brunhild Haug nói: “Đoàn diễu hành rất đẹp, vui tươi và rạng rỡ. Rất khác biệt và mang lại cảm giác bình yên giữa sự nhộn nhịp của Berlin.”

Hai ông bà đến Berlin để tham quan triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm kết thúc Thế chiến II, được tổ chức tại quảng trường trước Cổng Brandenburg. Bà Brunhild chia sẻ: “Chúng tôi đã xem rất nhiều (ảnh) về nạn diệt chủng Holocaust. Giờ lại được chứng kiến bầu không khí tươi đẹp, âm nhạc và màn biểu diễn khí công, tôi thực sự thích thú.”

Khi nghe nói các học viên Pháp Luân Đại Pháp tu luyện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, bà Brunhild nhận xét đây là “những giá trị tuyệt vời”. Đồng tình với vợ, chồng bà – ông Karl Ludwig Haug nói: “Tôi cũng thế. Đây chắc chắn là biểu hiện của lòng nhân ái, một giá trị mà thế giới hiện nay đang thiếu vắng.”

Nghe nói về cuộc bức hại lâu dài của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, bà Brunhild bày tỏ: “Điều đó không thể chấp nhận được. Những giá trị này quá quan trọng. Chúng ta phải để ảnh hưởng của chúng lan tỏa rộng hơn nữa.”

“Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị sống quan trọng”

418094d79bc9368ebcfbadd8852d338b.jpg

Một người qua đường cảm ơn học viên đã giới thiệu về Đại Pháp.

Một người qua đường khoảng 60 tuổi chia sẻ với một học viên Pháp Luân Đại Pháp về nhận thức của ông đối với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn: “Con người phải thay đổi chính mình và cố gắng giúp đỡ người khác. Trước đây dù gặp nhiều tình huống khó chịu nhưng tôi luôn làm như vậy. Thông thường khi gặp vấn đề, người ta sẽ tìm đến người khác hoặc nhờ chính trị gia giúp đỡ. Nhưng tôi tin rằng con người phải tự hoàn thiện và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.”

Ông nói rằng người dân trong xã hội ngày nay chỉ biết lo cho bản thân, trái ngược hoàn toàn với 30-40 năm trước khi các vấn đề nhân quyền thường được báo chí Đức đưa tin. “Thật đáng buồn, giờ đây không ai nhắc đến những chủ đề này nữa. Nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất và không màng đến các vấn đề này.”

“Thực ra, Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị sống vô cùng quan trọng. Đáng tiếc là con người đã xây bức tường ngăn cách quanh mình, và tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Giới trẻ ngày nay trở nên thờ ơ, chúng ta nên giáo dục họ đối mặt với sự thật thay vì làm ngơ. Tôi rất vui khi các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang đề cao những giá trị này.”

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/12/494272.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/14/227425.html