Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-02-2025] Tôi muốn nhân cơ hội này để nhìn lại và xét lại quá trình bản thân trong những năm gần đây tại điểm học Pháp đã điều phối, phối hợp cùng các đồng tu làm tốt ba việc, thực tu đề cao để báo cáo lên Sư phụ và chia sẻ cùng các đồng tu. Tôi thể ngộ rằng là một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục, trong tình cảnh ĐCSTQ tiếp tục bức hại tàn khốc như hiện nay, ngoài việc thể hiện lòng từ bi và yêu thương đối với chúng sinh trong khi giảng chân tướng, thì trong lúc phối hợp với các đồng tu thường ngày cũng cần thể hiện thiện tâm và ái tâm, đây cũng là chứng thực Pháp, là một phần không thể xem nhẹ để đề cao bản thân.

1. Nhìn nhận đúng đắn về đồng tu

Các đồng tu tại điểm học Pháp của chúng tôi đều ở độ tuổi 70, 80, sống ở ba khu vực khác nhau, mỗi tuần chúng tôi học Pháp nửa ngày, bao gồm học Pháp, chia sẻ và phát chính niệm toàn cầu một lần. Thời gian còn lại mọi người tự làm ba việc ở nhà. Tuy số người không nhiều, nhưng cũng có một số việc động chạm đến nhân tâm. Các đồng tu trong nhóm chúng tôi đã cùng nhau học Pháp hơn mười năm rồi. Có đồng tu A học Pháp không nhập tâm, trong thời gian dài không học kinh văn của Sư phụ, không hiểu rõ Pháp lý, coi làm việc là tu luyện, không chú ý an toàn, do vậy đã bị tà ác bức hại mấy lần, đồng tu nhắc nhở nhiều lần cũng không thay đổi. Lâu dần, tôi sinh tâm oán trách đối với bà ấy, gặp mặt là lại nói bà ấy mấy câu, nhắc nhở, gây áp lực tâm lý cho bà ấy.

Suốt một thời gian dài, hễ nghĩ đến bà ấy là lòng tôi lại nặng trĩu, lo lắng bà ấy lại xảy ra chuyện. Có lần tôi chia sẻ với một đồng tu ngoài nhóm, anh ấy nhắc tôi: Có phải chị đang chấp trước không? Lúc đó tôi có chút không hiểu, sau đó về nhà thông qua học Pháp, được Sư phụ điểm hóa, tôi mới ngộ ra mình đã sai rồi.

Sư phụ giảng:

“Làm người tu luyện, thì không có khuôn mẫu; con đường mỗi cá nhân đi theo đều khác nhau; bởi vì cơ sở mỗi cá nhân là khác nhau, sự to nhỏ của các chủng tâm chấp trước là khác nhau, đặc điểm sinh mệnh là khác nhau, công tác nơi người thường là khác nhau, hoàn cảnh gia đình là khác nhau, v.v; các nhân tố [như thế] đã quyết định con đường tu luyện của mỗi cá nhân là khác nhau, trạng thái vứt bỏ tâm chấp trước, sự lớn nhỏ khi vượt quan là khác nhau; do đó trên biểu hiện [ta] rất khó [có thể] tìm ra con đường tốt mà người khác đã đắp, lại càng không có khả năng lên xe ở đó.” (Lộ {con đường}, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Trong Pháp, Sư phụ đã giảng rất rõ rồi, là do tôi không nhận thức rõ Pháp, dùng quan niệm người thường để nhìn nhận đồng tu, cảm thấy mình tu tốt hơn bà ấy, luôn muốn áp đặt quan niệm của mình cho đồng tu, do đó tạo thành gián cách với các đồng tu. Tôi đã chân thành xin lỗi đồng tu A, mâu thuẫn được hóa giải. Lúc này trong tâm tôi cũng thấy sáng tỏ, nhẹ nhõm hơn. Qua bài học lần này, từ đó trở đi, gặp chuyện thì tôi hướng nội tìm, đối xử thiện ý với đồng tu, giải thể cái tâm cao hơn đồng tu, chú ý hơn đến mặt tốt của người khác, không còn bận tâm vào khuyết điểm của đồng tu nữa, trong quá trình phối hợp với đồng tu cộng đồng cùng nhau đề cao.

2. Khi bị đối xử bất công, mở rộng dung lượng

Trong quá trình phối hợp với đồng tu tôi cũng gặp một số việc không ngờ tới. Đó là vào giữa mùa hè oi bức của năm nọ, gặp phải đợt nắng nóng 43 độ kéo dài chưa từng có. Một buổi chiều, tôi và đồng tu B hẹn gặp nhau lúc ba giờ rưỡi tại một địa điểm để giao tài liệu. Tôi mang tài liệu đến đó đúng giờ, lúc này trên đường người, xe cộ qua lại thưa thớt. Tôi đứng đó, dù quạt liên tục nhưng mồ hôi toàn thân vẫn không ngừng toát ra, giày cũng ướt đẫm. Trong lòng tôi khó chịu, sinh tâm oán trách, đồng thời còn lo lắng đồng tu B gặp phải phiền phức gì. Nắng nóng, bồn chồn theo tôi suốt gần một tiếng đồng hồ.

Mấy ngày sau khi chúng tôi gặp lại, cô ấy tỏ ra như không có chuyện gì xảy ra, cũng không nhắc đến việc ấy. Lúc này tôi hơi tức giận, hỏi cô ấy chuyện gì đã xảy ra, cô ấy trả lời: Trời nóng quá, con gái không cho em ra ngoài. Giọng cô ấy nhẹ nhàng, tôi không biết nói sao, cảm thấy cô ấy quá ích kỷ, quá tùy tiện, sao không nghĩ cho người khác, người tu luyện sao lại thế này, phẫn nộ bất bình trong tâm. Nghĩ đến lời Sư phụ dạy các đệ tử:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi lập tức thanh tỉnh lại, trạng thái này của tôi chẳng phải là biểu hiện của kẻ ác sao? Điều này cách quá xa yêu cầu của người tu luyện!

Sư phụ đã an bài cho tôi cơ hội lần này để đề cao thăng hoa, tôi không ngộ ra lại còn sinh tâm tức giận, oán hận, tủi thân, đẩy hết ra ngoài. Là một đệ tử lâu năm, một quan cơ bản nhất này tôi cũng không qua được, con thật có lỗi với Sư phụ! Tôi cứ tự trách mình, và nhận ra đã đến lúc cần đề cao tâm tính, mở rộng dung lượng rồi. Từ nay về sau, tại điểm học Pháp tôi cần làm được nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác, đối xử tốt và bao dung với đồng tu, thì mới có thể điều phối phối hợp cùng đồng tu làm tốt ba việc.

3. Nắm tay đồng tu cùng nhau tiến bước

Nửa đầu năm ngoái, đồng tu A 83 tuổi đã trải qua một quan sinh tử. Biểu hiện ban đầu là ăn không ngon, tiếp đến là khó thở, buổi tối ngủ không thở được, các đồng tu trong nhóm ngoài việc giúp bà ấy phát chính niệm, cũng động viên bà ấy tín Sư, tín Pháp để vượt qua nạn quan. Chúng tôi đều giúp bà ấy tìm xem nguyên nhân gì đã gây ra đại quan này. Tôi và bà ấy đã học Pháp cùng nhau hơn mười năm rồi, tôi khá hiểu về bà ấy. Sau nhiều lần chia sẻ riêng với bà, tôi cho rằng chủ yếu có hai nguyên nhân, một là học Pháp không nhập tâm, hai là tâm oán hận đối với ông nhà mấy chục năm qua, đã ăn sâu bén rễ khó có thể hóa giải. Tôi nghĩ trước tiên phải để bà ấy đề cao trên Pháp, sau khi tâm tính đề cao lên mới có thể vượt qua ma nạn lần này. Tôi đã chép ra cho bà ấy các bài giảng của Sư phụ về vấn đề nghiệp bệnh (ghi rõ cuốn nào, trang bao nhiêu) và các kinh văn, bài giảng liên quan đến tâm oán hận, để bà ấy tìm được nguyên văn Pháp của Sư phụ, học đi học lại, tự mình ngộ ra.

Tôi cũng mang đến cho bà ấy một số thực phẩm có ích cho việc hồi phục sức khỏe. Vì bà ấy hiểu lầm rằng ăn chay tốt cho sức khỏe, nên cố ý không ăn thịt, bình thường lượng thức ăn rất ít, tôi đã khích lệ bà ấy ăn nhiều hơn, trong việc ăn thịt và ăn uống thì nên thuận theo tự nhiên, có thể ăn thì cứ ăn, đừng cố ý sắp đặt. Chúng tôi còn cùng nhau đọc đoạn Pháp của Sư phụ về vấn đề ăn thịt trong “Chuyển Pháp Luân”, giúp gỡ được nút thắt trong tâm bà ấy.

Dưới sự chịu đựng và bảo hộ của Sư phụ, đồng tu A đã vượt qua được, hiện giờ bà ấy đã có sự đề cao về Pháp lý, tâm oán hận đang dần dần được tiêu trừ, thân thể cũng dần dần hồi phục. Cùng với sự thay đổi của bà ấy, người bạn đời của bà ấy cũng trở nên hòa nhã hơn nhiều.

Trong những năm phối hợp điều phối cùng các đồng tu, tôi ngộ ra rằng bất kể gặp phải tình huống nào, việc tốt hay việc xấu, đều phải học Pháp, chỉ khi minh bạch Pháp lý rồi mới có thể nhìn thấy bản chất của sự việc, tìm ra gốc rễ của chấp trước, loại bỏ nó, và đề cao lên. Trong khoảng thời gian không còn nhiều trước khi Pháp Chính Nhân Gian đến, chúng ta càng nên nghiêm khắc yêu cầu bản thân, khiêm nhường, dùng thiện tâm và ái tâm đối đãi với đồng tu; trân quý duyên Đại Pháp, không tính toán thiệt hơn, chịu khổ chịu mệt, phó xuất, mới có thể điều phối tốt các đồng tu, trong thực tu cộng đồng tinh tấn đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/21/488888.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/10/226179.html

Đăng ngày 05-05-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share