Theo phóng viên báo Minh Huệ ở Nghi Lan, Đài Loan
[MINH HUỆ 15-05-2012] Ông Ngô Khánh Chung được lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở Đài Loan. Thấy được cảnh cực nhọc và nghèo đói vô cùng của những người nông dân trong thời thơ ấu của mình, ông Ngô xác định rằng ông sẽ làm bất cứ thứ gì trừ nghề nông khi ông lớn lên. Ngạc nhiên thay, ông đã canh tác trên thửa ruộng 9 hecta (xấp xỉ 22 mẫu) sau khi ông kết hôn và bắt đầu cuộc sống gia đình. Mặc dù trình độ học vấn của ông hạn chế (chỉ tốt nghiệp trung học), nhưng ông đã trở thành một chuyên gia nông nghiệp và đã nhận được nhiều giải thưởng đều đặn hàng năm dành cho những sản phẩm tuyệt vời của ông. Thành công của ông đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia nông nghiệp hàng đầu được giáo dục tốt. Điều gì đã khiến ông Ngô chuyển hướng để biến thành một nông dân và có nhiều thành tựu xuất sắc như vậy? Ông đã trả lời, “Tôi được ngộ ra kiến thức nông nghiệp và những điều huyền bí của nó từ cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Pháp Luân Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho tôi và thay đổi cuộc đời tôi.”
Ông Ngô và vợ
Một vài bức hình của ông Ngô trong lần nhận giải thưởng
Khát vọng thời thơ ấu: Không bao giờ trở thành một nông dân
Gia đình của ông Ngô đều là nông dân qua các thế hệ. Phải gánh nhiều khoản nợ nần để lại, nên bố của ông Ngô đã không có được thu nhập tốt và thu nhập không ổn định, vì vụ mùa phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Trong trí nhớ của mình, ông không có một tuổi thơ hạnh phúc. Giống như nhiều đứa trẻ nông dân thuần túy, ông và em trai của ông phải cật lực làm việc hàng ngày. Ông đã lái được nhiều loại máy kéo nông nghiệp cỡ nhỏ lúc 12 tuổi. Hai người chị gái của ông phải rời gia đình đi làm sau khi kết thúc bậc tiểu học của họ. Những gian khổ mà họ đã trải qua không thể diễn tả nổi. Ông đã thề rằng, “Tôi thà chết còn hơn trở thành một nông dân khi tôi lớn lên.” Để cải thiện điều kiện tài chính của gia đình, bố của ông đã chuyển sang nghề làm xi măng để sinh sống và để lại nghề nông cho mẹ của ông.
Nền kinh tế của Đài Loan đã bắt đầu khởi sắc trong những năm 1970, khi mà doanh nghiệp xuất khẩu bùng nổ. Bố mẹ của ông Ngô đã tận dụng phần đất của họ trồng nấm Nhật bản để xuất khẩu khi ông đang học trung học. Nấm Nhật Bản phát triển rất nhanh vào mùa hè. Vì thế ông và em trai của ông phải tranh thủ về nhà vào giờ ăn trưa để hỗ trợ mẹ của họ thu hoạch nấm để chúng có thể được chuyển tới người mua vào buổi trưa. Họ thường bỏ lỡ các buổi học vào đầu giờ buổi chiều. Họ cũng hay phải ăn cả nấm không bán được. Tình trạng tài chính của gia đình ông đã có phần cải thiện sau khi cả gia đình họ đã làm việc rất chăm chỉ.
Từ chối trường đại học
Ông Ngô đạt trình độ xuất sắc ở bậc trung học cơ cở. Theo ý nguyện của bố mẹ mình, ông đã vượt qua kỳ thi để tham dự lớp học dành cho trẻ em tài năng ở trường cấp 3 Nghi Lan. Ông cũng đạt trình độ xuất sắc ở bậc trung học phổ thông. Bố mẹ ông và các giáo viên tin rằng ông sẽ vượt qua kỳ thi tuyển vào trường đại học và là một trong các trường tốt nhất để học tập. Nhưng người đàn ông trẻ tuổi này lại có tư tưởng khác, “Tôi sẽ làm gì sau khi học đại học? Thời gian này, em trai của tôi đang theo học tại trường cao đẳng dạy nghề đắt tiền. Bố mẹ tôi không thể có đủ khả năng cho các khoản học phí khác.” Vì vậy, ông đã kiên quyết từ chối bất cứ lời đề nghị nào để học đại học.
Các giáo viên của ông bị sốc với quyết định của ông. Bố của ông đã bị sốc và yêu cầu ông phải tham dự kỳ thi tuyển vào năm sau. Ông đã từ chối yêu cầu này, nhưng miễn cưỡng tuân theo lời khuyên của bố mình để tham dự vào kỳ thi cho một vị trí tại Hiệp hội Nông dân. Nó được xem như là một “công việc đảm bảo” mà mức lương cho vị trí này gần như gấp đôi ở các vị trí khác trong các tổ chức chính phủ. Giành được công việc này là rất khó khăn vì nhiều người luôn luôn phải cố gắng chèn ép lẫn nhau để vào được cái cửa đông đúc này. Xác suất được chấp nhận chỉ là 6 phần trăm.
Ông Ngô đã bất ngờ vượt qua kỳ kiểm tra và phỏng vấn. Bất cứ ai nhận cũng sẽ vui mừng nếu được công việc này. Tuy nhiên người đàn ông trẻ đầy mâu thuẫn này đã cảm thấy phiền toái khi ông nghĩ rằng ông phải thực hiện công việc tẻ nhạt này suốt đời. Vào một buổi sáng sớm trước khi ông được lên lịch để báo cáo về công việc, ông đã lặng lẽ đóng gói hành lý để rời nhà của mình. Ông đã làm việc như là một công nhân tạm thời ở cánh đồng trồng lê tại thôn Lập Sơn, xã La Đông trong hai tháng.
Sau đó ông Ngô đã tới làm việc tại nhà máy sản nước giải khát của em vợ ông ở Đài Bắc. Trong vòng một tháng sau khi ông bắt đầu, ông đã thấy được sự triển vọng của doanh nghiệp này. Ông đã trở về nhà và thuyết phục bố của ông về khả năng này. Bố của ông đã tận dụng khu đất của họ như là tài sản thế chấp cho khoản vay được bảo đảm 2.3 triệu đài tệ (tương đương 77,000 đô la mỹ) cho việc đầu tư của mình. Lúc đó, số tiền này có thể mua được một cửa hàng rất tốt ở huyện Nghi Lan, Đài Loan.
Thành công trong kinh doanh, nhưng không được hưởng thụ
Ông Ngô luôn mua những nguyên liệu có chất lượng tốt để sản xuất nước giải khát. Như mong đợi, việc kinh doanh của ông phát đạt và mở rộng thị trường một cách nhanh chóng, chiếm khoảng 80% các trường học ở huyện Nghi Lan. Ông mới chỉ có 20 tuổi. Ông từng bước học tốt các kỹ năng kinh doanh và đã từng bước được biết đến trong lĩnh vực của mình. Ông vô cùng bận rộn và hàng ngày phải làm việc tới quá nửa đêm.
Ông đã thu được khoản lãi 5 triệu đài tệ đầu tiên khi ông mới 25 tuổi. Ông kết hôn cũng trong năm đó. Với tính cách năng động của mình, ông cũng tích cực tham gia vào các ngành công tác xã hội thông qua Đoàn Thanh niên và các nhóm tình nguyện khác của Chính phủ. Thông qua những hoạt động này, ông cũng có thêm nhiều bạn. Ông hay đi theo họ và trở về nhà sau nửa đêm. Một lần, khi một người bạn tò mò đã hỏi ông về những vòng tròn đánh dấu trên lịch của ông có ý nghĩa gì, ông trả lời, “Khi nào tôi về nhà muộn sau nửa đêm, thì vợ tôi lại khoanh tròn ngày đó trên lịch” Người bạn đã cười, “Ồ! Thảo nào cuốn lịch lại đầy những dấu tròn“.
Ông Ngô đã mua một lô đất tại xã Tam Tinh, ở đó ông đã xây dựng một ngôi nhà rộng rãi và trồng nhiều hoa trong vườn. Ông đã dự định bắt đầu tận hưởng cuộc sống của mình ở tuổi 45. Người đàn ông hòa ái này đã có nhiều bạn bè tới mức ông đã phải mua một ngôi nhà chè để tiếp bạn. Ông trở nên nổi tiếng tại địa phương và giành được một vài danh hiệu. Sau đó, việc truy cầu quyền lực bắt đầu khởi lên trong ông. Vì sự giàu có và danh tiếng của mình, nên nhiều bạn bè đã khích lệ ông tham dự vào các cuộc đua tranh bầu cử chính trị. Mặc dù ông đã do dự, nhưng quả thực ông đã mê lạc trong tiền bạc và quyền lực mà không thể tìm ra hướng đi trong cuộc sống của mình.
Thắc mắc: Ý nghĩa cuộc đời của tôi là gì?
Sức khỏe của ông Ngô đột ngột đã thay đổi ở tuổi 31. Ông đã bị đau dây thần kinh tọa. Ông đã hiểu trong tâm mình rằng bệnh tật bị sinh ra là do việc uống rượu mạnh và di chuyển hàng ngàn hộp nước giải khát hàng ngày của ông khi mà ông bắt đầu kinh doanh. Ông đã đi khám nhiều bác sĩ, cả Trung lẫn Tây Y, nhưng vô ích. Thậm chí ông đã gặp các thầy bói và cũng suy nghĩ việc tìm kiếm người trị bệnh theo phương pháp dân gian ở Trung Quốc. Ông Ngô cũng bị “chứng viêm da dị ứng” trong nhiều năm. Toàn thân thể ông phát ngứa vào mùa hè, nên ông cũng đã đi khám nhiều bác sĩ để chữa trị mà chẳng ích gì. Ông đã uống thuốc steroid mặt dù ông biết nó có hại. Sau tất cả những nỗ lực đều kết thúc vô ích, ông bắt đầu trầm tĩnh lại và suy nghĩ về, “Ý nghĩa của cuộc đời mình là gì?“.
Người bạn tốt của ông là ông Lâm, cũng là một tình nguyện viên, cũng có câu hỏi tương tự về cuộc đời. Họ cùng nhau tìm kiếm kiến thức và các câu trả lời. Ông Lâm quan tâm rất nhiều vào khí công mà đã tập nó một thời gian. Một ngày, ông Lâm bị bất ngờ rằng một trong số những người bạn cùng lớp khí công của mình đã phát ra năng lượng vô cùng mạnh mẽ. Ông Lâm đã hỏi, “Trường năng lượng của ông trở nên mạnh thế. Ông đã làm gì trong tuần này?” Người bạn học này đáp lại rằng đang tập Pháp Luân Công. Một cảm giác không thể diễn tả nổi, ông Lâm không thể chờ được mà chia sẻ ngay thông tin này với ông Ngô. Vì vậy họ đã bắt đầu tìm kiếm các học viên Pháp Luân Công ở khắp mọi nơi và cuối cùng có một người ở ngay tại Nghi Lan. Cả hai người đã bắt đầu tập Pháp Luân Công gần ngày Lễ hội Đua thuyền rồng (ngày 5 tháng 5 Âm lịch) năm 1997.
Ông Ngô nói, “Sau khi kết thúc bài giảng đầu tiên trong các bài giảng dài 9 ngày trên DVD, tôi rất sung sướng và hứng khởi. Tôi đã tự mình nói rõ ràng rằng đây chính xác là những gì tôi đã tìm kiếm.” Ông đã đọc “Pháp” và tập các bài công pháp hàng ngày từ khi ông kết thúc 9 bài giảng. Một hôm, sau khi ông tập Pháp Luân Công gần một tháng, bệnh đau dây thần kinh tọa của ông đột nhiên tái phát. Ông hơi lo lắng, nhưng sau đó ông đã nhớ lại những gì Sư Phụ giảng trong các bài kinh văn.
Sư Phụ giảng,
“Chỗ mà trước đây chư vị mắc bệnh có thể cho rằng đã từng luyện khí công mà khỏi, cũng có thể đã có khí công sư chữa khỏi, nhưng [nay bệnh] lại xuất hiện trở lại. Đó là vì họ không chữa hết cho chư vị, chỉ trì hoãn lại về sau; còn tại vị trí ấy, chư vị nay không mắc [bệnh], mà tương lai mắc [bệnh]. Chúng tôi đều moi nó lên, đều đẩy nó hẳn ra, gỡ bỏ nó ra từ gốc rễ. Như vậy, có thể chư vị cảm thấy như bệnh cũ tái phát; đó là tống khứ nghiệp từ căn bản, vậy nên chư vị sẽ có phản ứng; có người có phản ứng cục bộ, chỗ này khó chịu, chỗ kia khó chịu, đủ loại khó chịu, đều sẽ xảy đến, [tất cả] đều là bình thường.” (Chuyển Pháp Luân).
Ngay lập tức trạng thái của ông được hồi phục và phiền phức của bệnh đau dây thần kinh tọa đã biến mất hai ngày sau. Trong hơn 10 năm qua, bệnh đau dây thần kinh tọa và chứng viêm da dị ứng của ông chưa từng xuất hiện trở lại. Ông kể lại, “Tôi chỉ có thể xách được tối đa 20 kg trước khi tập Pháp Luân Công. Giờ đây tôi có thể xách được tới 60 kg hàng hóa.”
Pháp Luân Công đã khai mở trí huệ cho ông Ngô. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng và huy chương
Những lời chúc mừng từ hội đồng huyện Nghi Lan. Ông Ngô được bầu là một nông dân tiêu biểu
Mệt mỏi về việc phải đồng hành với khách hàng kinh doanh một cách chiếu lệ, ông Ngô đã quyết định chuyển nghề và quay về cuộc sống của một nông dân. Ông nhớ lại, “Hiểu biết của tôi chưa đủ tốt bởi vì tôi mới chỉ đắc Pháp vào thời điểm đó. Tôi đã không nhận ra rằng tu luyện là không bị ảnh hưởng liên quan bởi lĩnh vực công việc mà chúng ta đang làm, miễn là chúng ta tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Trên thực tế, Pháp sẽ giúp cải biến công việc kinh doanh của chúng ta. Ví dụ của tôi là bằng chứng, bởi vì trong vài năm qua, tôi đã không chỉ đã bán thành công trên thị trường những sản phẩm của riêng mình mà còn phát triển trong du lịch nông nghiệp.”
Từ khi quyết định, ông Ngô đã xác định làm việc một cách siêng năng. Ông đã hỏi các chuyên gia nhiều câu hỏi nông nghiệp, với tinh thần của một người muốn có câu trả lời chân thực cho các câu hỏi. Không thể trả lời những câu hỏi khó, những chuyên gia đó gợi ý rằng ông tham khảo ý kiến với một chuyên gia nông nghiệp hàng đầu, ông Trần, người vừa học tập tại Nhật Bản.
Ông Trần là người ngạo mạn và khoe khoang. Trong hai giờ tranh luận kịch liệt với ông Ngô, chuyên gia kiêu căng này đã tìm thấy niềm hứng khởi và tò mò hỏi ông Ngô, “Ông đã học lĩnh vực nào ở đại học? Các vấn đề tiên tiến mà tôi đang nói ở đây chưa thể tháo gỡ được đối với nhiều chuyên gia nông nghiệp. Làm thế nào ông có thể trả lời lưu loát mà không cần suy nghĩ nhiều? Thậm chí ông có thể tranh luận với cách nhìn đa chiều.” Ông Ngô nói, “Tôi mới tốt nghiệp trường trung học.” Ông Trần đã rất ngạc nhiên và hỏi, “Ông đã thu được kiến thức này ở đâu?” Ông Ngô trả lời, “Những gì Sư Phụ của tôi đã viết trong Chuyển Pháp Luân vượt xa kiến thức của ông, cả trong chi tiết lẫn nội dung.”
Một học giả như ông Trần, người phản đối tu luyện, nghĩ rằng thật không thể tưởng tượng nổi và không có lẽ rằng một cuốn sách đơn thuần lại có thể hàm chứa quá nhiều chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp tiên tiến như vậy. Được ông Ngô giới thiệu đọc và nhìn thấy vợ mình khóc mỗi lần sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, sau đó ông Trần đã tò mò đọc một vài trang, và cảm động sâu sắc. Vì thế ông đã bắt đầu tu luyện và đắc Pháp.
Họ cùng nhau phát triển một phương pháp mới gọi là “Trồng trọt bằng quản lý vi khuẩn và làm giàu chất dinh dưỡng.” Phương pháp này cho phép thực vật phát triển với các yếu tố dinh dưỡng và giá trị ban đầu của riêng chúng mà không cần thêm bất kỳ hormone tăng trưởng, hóa chất nào. Ông Ngô cho biết nhiều người nghĩ rằng đó phi thường. Tuy nhiên, ông Trần và tôi đã thực sự được ngộ ra nhiều kiến thức nông nghiệp từ cuốn sách Chuyển Pháp Luân.
Thường xuyên nhận các giải thưởng nông nghiệp
Sau khi trở về với nông nghiệp, trước tiên ông Ngô trồng hoa ngân liễu, là một loài hoa có giá trị kinh tế cao. Ông đã giành được chức vô địch lần đầu tiên khi ông xuất khẩu loài hoa này sang Singapore. Năm 2001, ông một lần nữa nhận được giải thưởng xuất sắc tại Đài Loan. Ông cũng trồng hành tây và quả lê. Ông đã được bầu là nông dân gương mẫu ở xã Tam Tinh. Trước đây 5 năm, ông bắt đầu trồng lúa, một loại cây trồng được xem như có giá trị thấp. Ông đã ứng dụng phương pháp trồng trọt của mình để trồng lúa, hoa, và cây ăn quả một cách thành công. Ông cũng hào phóng chia sẻ kinh nghiệm của mình với nhiều nông dân khác. Thậm chí một vài người trong số họ đã giành được giải thưởng.
Ngoài việc canh tác, ông Ngô đã tiếp thị thành công nông sản của mình. Ông cũng tận dụng phương thức quản lý hợp đồng thành công để phát triển thành công mảng du lịch nông nghiệp. Trong vài năm qua, hầu như năm nào, ông cũng giành được giải thưởng và bằng khen, và nhiều lần nhận được giải thưởng nông dân gương mẫu. Nhân ngày Nông dân, ngày 4 tháng 2 năm 2012, ông nhận được một giải thưởng nông dân xuất sắc chuyên nghiệp, mà chỉ được phong tặng một lần trong huyện Nghi Lan. Ông đã giành được nhiều danh hiệu.
Ông Ngô cho biết: “Tu luyện có một ảnh hưởng to lớn đến tôi. Bởi vì tu luyện, mà tôi biết làm thế nào để trải nghiệm những giá trị của cuộc sống. Tôi đối xử với các sản phẩm nông nghiệp một cách chân thành và thực tế. Tôi không ứng dụng, cố ý hoặc vô ý, bất kỳ phương pháp nào phá hoại sinh mệnh thực vật hoặc hệ thống sinh thái của đất. Bởi vì tu luyện, tôi làm những việc mà thực sự cho phép kinh doanh nông nghiệp tăng trưởng bền vững và tồn tại vĩnh viễn.”
“Gia đình tôi trở nên hòa thuận hơn vì Đại Pháp”
Vợ của ông Ngô đã chứng kiến những thay đổi lớn trong người chồng của bà trong sáu tháng đầu tiên mà ông đã được tập Pháp Luân Công. Bà cũng bắt đầu tu luyện. Hai người con trai và một con gái cũng theo bước chân của họ. Ông Ngô kể lại: “Vợ tôi đã thay đổi rất nhiều kể từ khi bà ấy trở thành một học viên. Bởi vì tôi đang bận rộn trong kinh doanh của tôi, chúng tôi đã từng tranh luận thường xuyên về các vấn đề giáo dục con cái hoặc những chuyện vặt vãnh khác trong gia đình. Bây giờ trước tiên chúng ta nhìn vào bên trong chính bản thân mình khi có khổ nạn hay mâu thuẫn phát sinh, và sau đó bình tĩnh chia sẻ những hiểu biết của nhau trên các nguyên lý của Pháp. Vợ tôi thậm chí còn thường nhắc nhở tôi về những điều tôi cần phải hoàn thành. Bà ấy đã âm thầm coi sóc nhiều thứ trong trang trại ở nhà. Tôi đánh giá cao sự hỗ trợ và trợ giúp của vợ. Con cái của chúng tôi cũng trở nên tốt hơn. Gia đình chúng tôi đã trở nên hòa thuận hơn.”
Hết thảy mọi người trong thị trấn biết rằng tất cả gia đình ông Ngô đều là học viên Pháp Luân Công. Ông Ngô lấy ví dụ, “Khi tôi cần có một bình ga để thay thế, thì người bán hàng sẽ hỏi ông Ngô là ai và ông đang sống ở đâu. Nhưng nếu tôi nói với họ rằng tôi là một học viên Pháp Luân Công, bình ga ngay lập tức được giao mà không có thêm câu hỏi nào.”
“Cha mẹ của tôi thay đổi thái độ của họ”
Khi ông Ngô quyết định từ bỏ công việc kinh doanh vào năm 1997, cha ông giận dữ nói, “Con đã làm kinh doanh tốt và đã giành được một địa vị cao trong địa phương của chúng ta. Giờ đây con lại muốn thay đổi hướng đi để trở thành một nông dân không có một tương lai đầy hứa hẹn. Tại sao?” Với một cảm giác bị đá từ trên trời xuống đất, bố ông từ chối nói chuyện với ông trong ba năm, cho đến một ngày. Khi bố của ông Ngô tình cờ nghe được một cuộc trò chuyện giữa hội đồng nông nghiệp và quan chức quận, rằng ông Ngô ở xã Tam Tinh đã làm rất tốt, ông rất vui mừng và nhận ra rằng con trai của ông cũng đã rất thành công trong kinh doanh trang trại. Ông rất tự hào về con trai của mình và từ đó họ bắt đầu liên lạc với nhau.
Ông Ngô chia sẻ với cha của mình về Pháp Luân Đại Pháp và những lợi ích vật chất và tinh thần mà ông đã nhận được từ tập luyện Pháp Luân Công. Cha mẹ ông đã quan sát thấy rằng con trai của họ đã làm việc chăm chỉ trong nông nghiệp, đối xử với mọi người chân thành, và quản lý công việc có trách nhiệm kể từ khi ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Ông Ngô cũng đã đối xử với cha mẹ của mình một cách hợp lý và với sự hiểu biết. Ông cũng đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Sau khi chứng kiến những chuyển biến tuyệt vời ở con trai của họ, bố mẹ của ông Ngô cũng bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Cả hai ông bà đã gần tám mươi tuổi và không khỏe mạnh, do vất vả lâu năm và mâu thuẫn tình cảm giữa các anh chị em. Kể từ khi họ bắt đầu tu luyện, họ đã được hạnh phúc và khỏe mạnh. Họ không còn buồn bã vì những vấn đề vụn vặt.
Ông Ngô nói, “Thực hành Pháp Luân Đại Pháp đã ban phúc cho tôi, cả thân lẫn tâm. Gia đình tôi đã trở nên hòa ái. Trước khi tu luyện, tôi đã từng chạy theo đám đông và theo đuổi danh vọng và giàu có trong xã hội. Tôi bận rộn mà không có phương hướng. Sau khi bắt đầu tu luyện, bây giờ tôi hiểu được ý nghĩa chân thực của cuộc sống và đã tìm thấy mục tiêu của riêng mình, đó là sự chỉ đạo của cuộc sống. Từ Đại Pháp, tôi đã tìm thấy ngôi nhà thực sự cho thân lẫn tâm. Để mang lại lợi ích cho người trực tiếp hoặc gián tiếp, tôi sẽ vui lòng để chia sẻ kinh nghiệm của tôi với họ. Tôi làm điều này một cách tự nhiên bởi vì tôi tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn khi giao thiệp với mọi người và xử lý các tình huống.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/5/15/杰出专业农家乐-大法启智慧-256867.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/6/8/133850.html
Đăng ngày 24-7-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.