Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-11-2024] Truyền thông kỹ thuật số đôi khi được gọi là “nền kinh tế thị giác”. Nếu không có người xem, không có phản hồi từ người dùng internet thì cũng chẳng là gì, cùng lắm chỉ là các mã máy tính và tiêu tốn một chút dung lượng lưu trữ.
Sư phụ giảng:
“Đương nhiên, trên Internet thì tà ác có những thứ phỉ báng chúng ta thế nào đó, tôi nói là càng ít quan tâm chúng thì hơn. Chư vị mặc kệ chúng, tự tiêu tự diệt; chư vị mà càng để ý chúng, chúng càng vênh mặt lên.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)
Điều đó có nghĩa là đối với các bài đăng trên mạng xã hội của đặc vụ Trung cộng, hoặc từ các tài khoản bị chính quyền này kiểm soát thì chúng ta không cần xem, phản hồi hoặc chia sẻ cho người khác. Nếu không, chúng ta chính là đang quảng bá các bài đăng đó bằng cách cấp cho nó “thị giác”. Bởi vậy, chúng ta nên chặn các tài khoản đó và tránh tương tác với chúng.
Tà ác còn dùng một thủ đoạn khác là trả tiền cho những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đăng bài hoặc chuyển tiếp bài đăng. Do lượng người theo dõi kênh của họ rất lớn nên một khi bài đăng được chuyển tiếp sẽ có hiệu ứng khuếch đại và được rất nhiều người đọc. Nếu một bài đăng được nhiều người xem, chuyển tiếp và bình luận, bài đăng đó sẽ được hệ thống mạng xã hội coi là chủ đề phổ biến và được gợi ý đến những người sử dụng internet khác. Những người có tầm ảnh hưởng này thường được trả tiền để đăng bài hoặc chia sẻ một nội dung nào đó.
Ngoài ra còn có một đội quân mạng internet của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), còn được gọi là ‘đội quân 50 xu’, hay ‘đảng 50 xu’, vì họ thường được trả 50 xu (gần 2.000 VNĐ) cho mỗi bài đăng. Những tài khoản mạng xã hội này có ít người theo dõi nên mức ảnh hưởng bị hạn chế. Nhưng nếu những bài đăng của họ được chia sẻ qua lại nhiều lần thì vẫn có nhiều người đọc được nội dung đó.
Nhìn lại một, hai năm qua, khi cái thế Chính Pháp tiến tới, những nhân tố tà ác của ĐCSTQ đã dần rút lui và không còn có thể làm mưa làm gió ở Trung Quốc được nữa. Nhưng gần đây, chúng lại nhiều lần gây sóng gió bên ngoài Trung Quốc thông qua các đặc vụ tuyên truyền của ĐCSTQ ở hải ngoại. Một số người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội bị những đặc vụ này mua chuộc để đăng các bài viết vu khống và phỉ báng Đại Pháp. Nhiều người nhìn qua đã có thể thấy rõ vấn đề này và biết rằng những bài đăng đó thường có các tương tác chất lượng kém của đội quân 50 xu. Nhưng nếu các học viên tham gia những cuộc thảo luận này, đặc biệt là những học viên có nhiều người theo dõi kênh của họ thì họ có thể đã vô tình quảng bá cho những bài đăng phỉ báng này, khiến cho những chủ đề này càng trở nên phổ biến.
Do vậy, tôi đề nghị học viên Đại Pháp không nên đọc và phản hồi những bài đăng có nội dung phỉ báng của đặc vụ ĐCSTQ hoặc những người bị họ thao khống. Nếu bạn muốn nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp hoặc phơi bày cuộc bức hại ở Trung Quốc, bạn có thể đăng nội dung đó lên chính kênh của bạn hoặc tạo nội dung trên internet, không cần tương tác với những tin tức tà ác đó, hoặc chúng ta có thể trực tiếp chặn những tài khoản xấu này. Nếu chúng ta không đọc, không phản hồi thì chúng ta có thể tránh rơi vào bẫy của chúng, và giúp giảm thiểu can nhiễu.
Trên đây là thể ngộ của tôi. Xin từ bi chỉ ra những gì không phù hợp với Pháp Luân Đại Pháp.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/21/485211.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/29/221868.html
Đăng ngày 31-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.