Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 11-04-2024] Khi tuổi tác ngày một nhiều lên, thân thể tôi cũng dần xuất hiện một số hiện tượng lão hóa: tóc ngả bạc, nếp nhăn trên mặt hằn sâu hơn, còn xuất hiện đốm đồi mồi, tình trạng khoang miệng không còn tốt, huyết áp tăng cao, tay chân không còn nhanh nhẹn, khớp gối cũng đau. Toàn bộ cơ thể dần già yếu đi, không giống như Sư phụ giảng rằng:

“Thân thể biểu hiện sự lùi lại hướng về tuổi trẻ con người“ (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Về vấn đề này, tôi chỉ có thể giương mắt nhìn mà không biết phải làm thế nào. Bởi thấy các đồng tu xung quanh cũng có trạng thái giống như vậy, tuy là cũng có lúc phát chính niệm phủ định, nhưng tín tâm không đủ nên không thể phủ định từ căn bản. Thậm chí tôi còn nghĩ mình đã làm ba việc rồi, cũng đang nỗ lực, vậy vì sao vẫn xuất hiện những trạng thái bất thường thế này chứ?

Cho đến một hôm, tôi nghe được câu chuyện giao lưu của đồng tu về vấn đề này, cùng bài chia sẻ đăng trên trang Minh Huệ Net, tôi đột nhiên bừng tỉnh: mình thế này chẳng phải là đang đi trên con đường mà cựu thế lực an bài sao? Con đường mà Sư phụ an bài cho chúng ta là đi hướng về viên mãn, hướng về một thế giới thiên quốc mỹ hảo. Thật ra Sư phụ sớm đã tịnh hóa thân thể cho chúng ta rồi, đều đã đẩy đến trạng thái vô bệnh rồi. Vậy mà tâm thái của chúng ta lại bất ổn như thế, tín Sư tín Pháp giảm đi nhiều. Hễ thân thể xuất hiện trạng thái không tốt, tôi liền xuất ra một số niệm đầu không tốt, coi mình như người thường, rớt xuống tầng thứ người thường. Điều này là vì sao? Đây là trạng thái nên có của một người tu luyện sao? Tôi quyết tâm lập tức cải thiện trạng thái không tốt này, nghiêm túc chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện mà làm.

Tôi bèn xem xét kỹ lại bản thân ở các phương diện hàng ngày, từ việc học Pháp, phát chính niệm, gọi điện thoại cứu chúng sinh, luyện năm bài công pháp, từng cái một đối chiếu Pháp, đối chiếu theo yêu cầu với một người tu luyện. Tìm được chỗ chưa tốt thì nhanh chóng quy chính, dưới đây xin chia sẻ một chút về thu hoạch cùng thể hội của tôi trên phương diện luyện công.

Tôi lý giải rằng Đại Pháp chính là vừa cần tu vừa cần luyện, tu tại tiên luyện tại hậu, không tu tâm tính, chỉ luyện động tác thì không thể tăng công, chỉ tu tâm tính mà không luyện đại viên mãn pháp, công lực sẽ bị cản trở, bản thể cũng không cách nào chuyển hóa. Chiểu theo hình ảnh động tác luyện công của Sư phụ, tôi phát hiện rất nhiều động tác của bản thân đều chưa đúng, không phù hợp với yêu cầu! Ví như:

Trong bài đầu tiên Phật Triển Thiên Thủ Pháp, Sư phụ giảng khi làm động tác ‘căng’ thì yêu cầu:

“đầu dựng [thẳng] lên, hai bàn chân giẫm xuống, toàn thân dùng lực căng ra. Căng ra ước chừng 2–3 giây, [rồi] toàn thân lập tức buông lỏng, chỗ háng và đầu gối lập tức khôi phục lại trạng thái chùng.” (Chương 2 Đồ Hình Và Giải Thích Động Tác, Đại Viên Mãn Pháp)

Nhưng khi tôi luyện công chỉ chú ý các động tác tay, còn động tác đầu và gối làm rất không chuẩn. Động tác thả lỏng sau khi căng cũng làm không rõ ràng. Lại nói như động tác ‘Chưởng chỉ càn khôn’, yêu cầu “cao độ của tay và đầu là bằng nhau” (Chương 2 Đồ Hình Và Giải Thích Động Tác, Đại Viên Mãn Pháp),nhưng độ cao của tay tôi lại đưa lên cao vượt quá đầu.

Khi luyện bài công pháp thứ tư Pháp Luân Chu Thiên Pháp, trong Pháp yêu cầu khom lưng ngồi xổm xuống. Thế nhưng tôi trước giờ đều luôn cảm thấy mình ngồi xổm hơi khó khăn, chân cũng không xổm xuống được. Lần này, tôi thử khom lưng xuống, mừng rỡ phát hiện hai chân của tôi vẫn có thể ngồi xổm xuống khá sâu. Vậy mà trước đây khi tôi luyện công, hai tay không có đưa sát gần mặt đất, thế tay vẫn còn khá cao, vẫn còn chưa đưa đến chỗ gót chân mà đã đưa lên trên rồi. Khi tay tôi đưa đến phần eo thì đã rút từ sau lưng đưa lên phía trước ngực. Sư phụ giảng cần đưa hai tay qua đầu, nhưng khi tôi luyện thì hai tay không hề đưa qua đỉnh đầu, có khi đưa tay hạ xuống từ hai bên.

Khi luyện bài thứ năm Thần Thông Gia Trì Pháp, bình thường lúc tôi luyện, tay thường hay giơ hơi thấp, có khi tay gần chạm mặt đất. Khi làm động tác Gia trì thần thông hình trụ, cánh tay tôi hay bị xiêu vẹo, khuỷu tay nhiều khi bị hạ xuống thấp, hai lòng bàn tay cũng không hướng vào nhau.

Qua hình ảnh hướng dẫn luyện công của Sư phụ, tôi tìm ra thiếu sót của bản thân. Hiện giờ, mỗi ngày khi tôi luyện công đều rất chú ý, chỗ nào làm chưa tốt thì nhanh chóng sửa lại cho đúng. Tôi thể hội rằng, muốn luyện công tốt có hai điểm rất quan trọng là: Một, khi luyện công thì cần nghiêm túc thật sự làm đúng mỗi từng động tác một, đều cần phải làm đến nơi đến chốn. Không thể qua quýt được, như thế sẽ không khởi tác dụng cải biến bản thể, tịnh hóa thân thể được. Hai là, cần làm được thân thần hợp nhất, động tác làm đến đâu, tâm phải theo đến đó. Không thể là vừa làm động tác, công cũng đang luyện, mà tâm không biết đi đến đâu mất rồi. Chủ ý thức cần hợp nhất với thân thể, hình thành một chỉnh thể người luyện công thì mới đạt được mục đích của việc luyện công.

Có lần, tôi thảo luận với đồng tu về trạng thái sức khỏe của tôi, nói đến chuyện tôi bị đau chân lâu quá mà vẫn chưa khỏi. Đồng tu liền hỏi: Bác ôm bão luân thời gian bao lâu thế? Khi nghe tôi kể nửa giờ đồng hồ, đồng tu nói không được đâu, phải ôm một giờ đồng hồ, chúng tôi luyện bài công pháp thứ hai đều ôm bão luân một giờ đồng hồ. Nói đến lại thấy hổ thẹn, băng nhạc bài công pháp thứ hai một giờ đồng hồ đã được công bố từ năm 2018, thế mà tôi mới luyện bài công pháp thứ hai một giờ đồng hồ mấy năm trước thôi, mà thời gian cũng không dài. Sau này, do đài luyện công bị hỏng, cũng không mua được đài luyện công mới, nên tôi cũng không còn kiên trì ôm bão luân được một giờ đồng hồ nữa, sau đó còn cảm thấy luyện bài công pháp thứ hai nửa giờ cũng được rồi. Tôi lại còn cho rằng bản thân bình thường rất bận, thời gian khẩn cấp, luyện công thêm nửa giờ nữa, thời gian đâu ra chứ?

Lần này nghe đồng tu nhắc nhở, tôi nghĩ không thể chỉ luyện bão luân nửa giờ tiếp nữa, liền lập tức thay đổi thành một giờ đồng hồ. Tôi bảo con gái tải nhạc luyện công trên Minh Huệ Net cài vào điện thoại, dùng điện thoại để mở nhạc luyện ôm bão luân một giờ đồng hồ. Tuy cảm thấy tay giơ lên có mỏi hơn, chân đứng có mỏi hơn một chút, nhưng vẫn có thể kiên trì luyện hết.

Nói về thời gian ôm bão luân một giờ đồng hồ, tôi nghĩ phải trích từ thời gian làm các việc khác ra mới được. Thế là tôi bắt đầu tranh thủ thời gian làm các việc, hơn nữa tâm lý khi làm việc thường là: Nhanh lên, nhanh lên. Tôi còn hay quy định thời gian hoàn thành công việc, không được kéo dài. Cứ thế tôi thường có những niềm vui bất ngờ. Vì trong thời gian quy định đã có thể hoàn thành công việc, có khi còn xong trước cả dự định.

Tôi thể hội rằng, thời gian sẽ chiếu cố người có tâm, khi chúng ta dụng tâm sử dụng thời gian, thời gian sẽ giúp chúng ta rất nhiều, khiến chúng ta trong cùng một khoảng thời gian như thế có thể làm được càng nhiều việc hơn. Điều này sẽ giúp chúng ta có thêm tín tâm vào việc học Pháp, luyện công, khiến chúng ta càng thêm kiên định kiên trì luyện công.

Trải qua thời gian luyện công này, tôi thực sự cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, thân thể khỏe mạnh, năng lượng dồi dào. Tôi kiên định tin rằng, thông qua nỗ lực không ngừng, trạng thái sức khỏe của tôi nhất định sẽ ngày càng tốt.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/11/475031.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/1/216822.html

Đăng ngày 11-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share