Bài viết của Văn Tư Duệ
Tiếp theo Phần 1
[MINH HUỆ 15-10-2023]
Hai “Thái cực đồ”
Ngày 14 tháng 8 năm 2023, các nhà khoa học đã xuất bản bài viết có tiêu đề “Hình ảnh giao thoa của biên độ và pha của trạng thái photon đôi trong không gian” (Interferometric imaging of amplitude and phase of spatial biphoton states) trên Tạp chí “Nature Photonics”. Hai hạt photon sau khi được chụp bằng máy ảnh có độ chính xác ở mức nano giây, họ đã vẽ ra hình 3D, phát hiện khi hai hạt photon rối lượng tử trông như đồ hình thái cực khiến người ta phải thán phục. [4]
Hình ảnh giả lập của hai photon rối lượng tử (Nguồn ảnh: Nature Photonics、Zia)
Đây không phải là hiện tượng độc nhất vô nhị. Chúng ta hãy quay về trước những thập niên 80. Bohr vẫn luôn dành sự quan tâm lớn đến văn hóa phương Đông. Sau khi nêu ra “Nguyên lý bổ sung” của vật lý lượng tử, năm 1937, ông đã sang thăm Trung Quốc, khái niệm lưỡng cực đối lập của Trung Quốc cổ đại đã khiến ông ấn tượng sâu sắc. Mười năm sau, ông đã được Vua Đan Mạch, Frederick IX phong tước Hiệp sỹ vì những cống hiến kiệt xuất cho văn hóa Đan Mạch; vinh diệu này thường chỉ được trao cho hoàng gia và nguyên thủ quốc gia. Khi phải chọn một biểu tượng thích hợp làm huy hiệu trên lễ phục của mình, ông đã chọn đồ hình “Thái cực” của Trung Quốc, tượng trưng cho quan hệ đối lập mà bổ sung của hai cực âm dương, đồng thời đề chữ cho đồ hình này là “Các mặt đối lập là bổ sung cho nhau” (Contraia sunt complementsa). Điều này cho thấy ông cũng tán đồng rằng giữa trí huệ cổ xưa của phương Đông và vật lý học của Tây phương có sự tương đồng sâu sắc. [5]
Đồ hình thái cực trên lễ phục của Bohr
Theo phát hiện khảo cổ học, đồ hình thái cực đã xuất hiện từ ít nhất 7.000 năm trước, là văn hóa tiền sử di lưu lại. “Âm Dương” trên đồ hình thái cực vừa đối lập mà lại thống nhất, hình thành một chỉnh thể, Trung Quốc cổ đại xưa nay vốn có cách nói “Một âm một dương gọi là đạo”, trong học thuyết âm dương ngũ hành của Đạo gia, cũng có lý “tương sinh tương khắc”.
Vật lý lượng tử cho rằng, lạp tử vi quan và vũ trụ hồng quan là một chỉnh thể không thể phân ly, tách rời. “Nguyên lý bổ sung” mà Bohr đề xuất cho rằng, hạt lạp tử hoàn toàn không phải là hạt vật chất tồn tại độc lập, mà trực thuộc trong chỉnh thể mạng lưới vũ trụ. Cấu trúc hạt và sóng là hai loại miêu tả thực tế về tính chất bổ sung đồng nhất. Mà loại tư tưởng này cũng từng xuất hiện trong văn hóa Hy Lạp cổ. Nhà hiền triết Heraclitus của Hy Lạp cổ đại từng nói: “Vạn vật đều chảy”, vạn vật đều đang biến hóa, mà hết thảy biến hóa đều có tính chu kỳ. Ông phát hiện hết thảy những vật đối lập nhau đều có tính chất tương phản, mà lại thống nhất. Heraclitus cũng từng nói: “Hướng lên trên hay xuống dưới là đồng nhất và tương đồng.” Ông lại nói: “Thượng đế là ngày với đêm, đông với hạ, chiến tranh cùng hòa bình, no đủ cùng cơ hàn.”
Trong giới tu luyện và chính giáo của Đông và Tây phương sớm đã có nhận thức về vũ trụ, về tính thống nhất giữa ý thức và vật chất. Phật học phương Đông cho rằng “Vạn vật đều có Phật tính”, cũng như đều chăm sóc một cách từ bi hết thảy sinh mệnh của vạn vật trên thế gian.
Nếu nhận thức được ý thức là một đặc tính căn bản của vật chất thì sẽ không khó để lý giải các phát hiện mà khoa học thực chứng không cách nào giải thích được, như “nước có cảm tình”, “trị liệu bằng cầu nguyện”, “niệm chú cảm ứng”, “cảm ứng của cặp sinh đôi”, “cảm ứng giữa vợ chồng”, “hiệu ứng Baxter”, “nhân quả luân hồi”… cùng các hiện tượng siêu tự nhiên liên quan.
Những kỳ tích của người tu luyện Pháp Luân Công
Từ ngày 13 tháng 5 năm 1993, Pháp Luân Công được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra ở Trường Xuân, Trung Quốc, lấy Chân-Thiện-nhẫn làm nguyên tắc, có năm bài công pháp ôn hòa, tịnh hóa thân tâm, trừ bệnh khỏe người có hiệu quả thần kỳ. Cùng với việc người học Pháp Luân Công không ngừng tu luyện, thân thể ở vi quan và hồng quan sẽ được đồng hóa với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, khiến trường năng lượng của thân thể phát sinh cải biến, thậm chí bệnh tật lâu năm cũng không cánh mà bay. Pháp Luân Đại Pháp cải biến sức khỏe của con người như thế nào?
Năm 2005, các nhà nghiên cứu về hệ miễn dịch của Đại học Y Baylor (Baylor College of Medicine), trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung (Journal of Alternative and Complementary Medicine) đã công bố bài luận, đây là một bài dùng phương pháp thẩm duyệt đồng ngành (peer review) thay thế cho các tạp chí có tiếng nói trong lĩnh vực y tế (Li QZ, Li P, Garcia GE, Johnson RJ, Feng L. (2005) Genomic profiling of neutrophil transcripts in asian qigong practitioners: a pilot study in gene regulation by mind-body interaction.J Altern Complement Med. 2005 Feb;11(1):29-39.)
Bài luận được đăng trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung của các nhà nghiên cứu về hệ miễn dịch của Đại học Y Baylor (Nguồn ảnh: internet)
Khi tiến hành xét nghiệm các tế bào bạch cầu trong máu của người tu luyện Pháp Luân Công, dùng công nghệ DNA Microarray và RNA bảo vệ để nghiên cứu biểu hiện di truyền của bạch cầu trung tính (một trong những tế bào miễn dịch chính của cơ thể người) để so sánh điểm tương đồng giữa một nhóm người tu luyện Pháp Luân Công trong một năm với những người khỏe mạnh không tu luyện. Trong 13.000 mã gen được kiểm tra, người ta phát hiện ra rằng, “Những thay đổi trong biểu hiện gen ở các học viên Pháp Luân Công trái ngược với những người kiểm soát sức khỏe thông thường ở chỗ khả năng miễn dịch mạnh hơn, điều hòa quá trình trao đổi chất của tế bào và thay đổi các gen apoptotic có lợi cho việc nhanh chóng xử lý tình trạng viêm.”
Một phát hiện quan trọng khác là, tế bào miễn dịch của những người này có một đặc tính là “cơ chế điều tiết hai hướng”. Bạch huyết trung tính của họ trong trạng thái bình thường (không bị viêm), tuổi thọ dài hơn người thông thường, làm tăng khả năng thực bào, từ đó càng có lợi cho việc bảo vệ cơ thể; nhưng khi ở trạng thái viêm, sau khi bạch huyết trung tính tiêu diệt mầm bệnh thì lại nhanh chóng chết đi, vì thế có lợi cho việc tiêu viêm nhanh chóng, tránh phát sinh “hội chứng cơn bão cytokine” (hệ miễn dịch phản ứng quá mức).
“Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung” đã có bình luận về bài luận này rằng, đây là một thí nghiệm đáng mong đợi trên tập san lần này, trong đó xem xét tác dụng tương trợ giữa tâm trí và thân thể (MIND AND BODY) một cách toàn diện hơn. Các học viên Pháp Luân Công không dựa vào phương tiện vật chất nào để thay đổi cơ thể, mà chỉ dùng nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, đề cao tầng thứ đạo đức và tinh thần, mà thân tâm đạt được sự tịnh hóa siêu thường.
Năm 2002, cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc ở Mỹ cho thấy 30% người Mỹ trưởng thành dùng các biện pháp trị liệu như y học bổ sung và y học thay thế (CAM). Một nghiên cứu khác cho thấy, ở Mỹ, người có học vị càng cao càng có khuynh hướng lựa chọn biện pháp trị liệu như y học bổ sung và y học thay thế.
Tại các nơi trên thế giới, từ New York đến London, Tokyo, Berlin, Paris, Đài Bắc, ở các điểm du lịch, quảng trường trước tòa thị chính đều có thể thấy biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp”, học viên Pháp Luân Công hoặc ngồi đả tọa, hoặc luyện công, Pháp Luân Công tại hơn 100 quốc gia và địa khu đều nhận được sự hoan nghênh. Qua biểu hiện của các học viên Pháp Luân Công, có thể thấy đạo đức truyền thống đang hồi quy, dùng tâm linh cao thượng để đối diện với hết thảy, dùng tinh thần chính trực để tẩy tịnh mọi ô trọc.
Nghiên cứu định lượng với bệnh nhân ung thư
Kỳ tích của người tu luyện Pháp Luân Công đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và được các cơ quan chứng thực.
Tháng 6 năm 2016, Hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (American Society of Clinical Oncology, ASCO) đã có bài trình bày, sau đó đăng tải trên trang web của mình, một bài luận có đề tài “Một nghiên cứu quan sát nhóm về những người sống sót sau ung thư giai đoạn cuối nhờ tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc” (An observational cohort study on terminal cancer survivors practicing Falun Gong in China). ASCO có hội nghị y khoa thường niên lớn nhất về nghiên cứu học thuật về ung thư và khối u, có sức ảnh hưởng nhất trên toàn cầu, mỗi năm đã thu hút hơn 40.000 chuyên gia về khối u trên toàn cầu đến tham dự.
Bài luận trên trang web chính thức của ASCO với đề tài “Một nghiên cứu quan sát nhóm về những người sống sót sau ung thư giai đoạn cuối nhờ tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc”
Nội dung báo cáo gồm các dữ liệu về chẩn đoán, thời gian tu luyện Pháp Luân Công, tỷ lệ sống sót thực tế cho (AS) tính đến ngày báo cáo, sự cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống (QoL). Ngoài ra, Tỷ lệ sống sót dự đoán (PS) được đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng (SEER) của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khi không có sẵn Dự đoán tỷ lệ sống sót lâm sàng (CPS) của bác sỹ điều trị. Toàn bộ các báo cáo đều thông qua sự thẩm tra của hai vị bác sỹ. Tỷ lệ sống sót lâm sàng dự đoán sử dụng dự đoán của bác sỹ điều trị chính (CPS), đối với những báo cáo chưa có dự đoán lâm sàng, sẽ căn cứ theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Dịch tệ Quốc gia Hoa Kỳ SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results) để dự đoán.
Đối tượng nghiên cứu của bài luận là 152 người bị ung thư giai đoạn cuối (PS≤12 tháng), bộ phận ung thư chính bao gồm phổi (38 trường hợp), gan (28 trường hợp), dạ dày (17 trường hợp), bệnh máu trắng (12 trường hợp), thực quản (10 trường hợp), phụ khoa (9 trường hợp), ống mật tụy (8 trường hợp), đại tràng (7 trường hợp), bệnh khác (22 trường hợp).
Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 53.3±15.6 tuổi. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, có 65 trường hợp từng tiếp nhận trị liệu ung thư ở bệnh viện, kết quả thất bại; 74 trường hợp sau khi được bệnh viện chẩn đoán, chưa làm trị liệu ung thư; 13 trường hợp vừa đồng thời tiếp nhận trị liệu y học và tu luyện Pháp Luân Công. Thời gian tu luyện Pháp Luân Công khoảng 53.1±58.9 tháng. Tính đến ngày báo cáo, có 149 người bệnh vẫn còn sống rất khỏe mạnh. So với dự đoán sống sót (5.1±2.7 tháng), thời gian sống thực tế đã được kéo dài thêm 56.0±60.1 tháng (P<0.0001). Thời gian sống theo dự đoán lâm sàng (5.1±2.0 tháng) và căn cứ theo dữ liệu của SEER (5.2±3.2) là khá gần nhau. Điều này cho thấy tính đáng tin của dự đoán lâm sàng cùng báo cáo tình trạng bệnh. Thời gian bắt đầu thấy cải thiện về triệu chứng là 1.3±1.7 tháng. Có 147 trường hợp (96,7%) triệu chứng hoàn toàn biến mất, trong đó có 60 báo cáo đã được bác sỹ điều trị chính xác nhận. Thời gian để các triệu chứng hoàn toàn biến mất là 3.6±3.3 tháng, thời gian sống mà không còn triệu chứng là 52.7±61.1 tháng. Chất lượng sống sau khi tu luyện Pháp Luân Công được cải thiện rõ rệt (các giá trị P<0.0001). Phân tích nhiều nhân tố cho thấy rõ ràng rằng thời gian tu luyện Pháp Luân Công là thời gian sống thực tế và là dự đoán chủ yếu của thời gian sống không triệu chứng.
Báo cáo nghiên cứu kết luận: “Chúng tôi nhận thấy việc tu luyện Pháp Luân Công có thể giúp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối kéo dài thời gian sống và cải thiện các triệu chứng rõ rệt.”
Trong các bài tâm đắc của người tu luyện đăng trên tập san Minh Huệ, thông qua tu luyện Pháp Luân Công, những ví dụ về sự cải thiện trạng thái tinh thần, tịnh hóa thân thể, mà khiến học viên Pháp Luân Công từ chỗ hết đường sống vì mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, máu trắng rồi có được cuộc sống mới nhiều không kể xiết.
Trong sách “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập pháp môn, đã minh xác chỉ ra rằng: “Vật chất và tinh thần là nhất tinh” “Tốt xấu xuất tự một niệm”. Đồng hóa với đặc tính vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn”, đề cao tâm tính là con đường căn bản để phản bổn quy chân, đề cao tầng thứ tinh thần của bất kể người nào.
Lời kết
Sự huyền bí của vũ trụ là chủ đề mà con người, từ nội tâm, đều muốn khám phá. Chúng ta từ đâu đến? Đi về đâu? Vũ trụ mênh mang rốt cuộc có những bí mật nào mà con người chưa biết đến? Vật lý lượng tử giống như chiếc chìa khóa mà Đấng tạo hóa để lại cho nhân loại, đã mở ra một phần thế giới vi quan, khiến người ta biết được sự thần kỳ của tạo hóa. Tu luyện Pháp Luân Công lại càng là một kỳ tích mà Đấng Sáng Thế lưu lại cho con người. Hơn 100 triệu người hữu duyên ở các quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau bước vào tu luyện, minh bạch được bí ẩn của vũ trụ, nhân thể, và sinh mệnh. Còn không biết bao nhiêu người thành tâm kính niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân-Thiện-Nhẫn Hảo” mà được giải thoát khỏi dịch bệnh, hồi phục khỏe mạnh, kiến chứng được sự thần kỳ của Đại Pháp. Vũ trụ đang đứng trước thời khắc canh tân chưa từng có, bừng bừng sinh cơ mới. Đối với mỗi từng sinh mệnh mà nói, nghiêm túc suy nghĩ về ý nghĩa nhân sinh, trân quý những kỳ tích mà đấng tạo hóa ban cho con người, chính là thời khắc mà sinh mệnh của chúng ta đã đợi chờ và khao khát.
Tài liệu tham khảo:
[1] “The Mental Universe” (Vũ trụ tinh thần), R. C. Henry, tạp chí Nature (www.nature.com/articles/436029a)
[2] “Lược sử Vật lý Lượng tử – Chúa có gieo xúc xắc cho bạn?”, Tào Thiên Nguyên
[3] Atomic Physics and the Description of Nature (Vật lý Nguyên tử và Mô tả Tự nhiên), p.57, N.Bohr
[4] Interferometric imaging of amplitude and phase of spatial biphoton states (Hình ảnh giao thoa của biên độ và pha của trạng thái photon đôi trong không gian), tạp chí Nature Photonic, ngày 14/08/2023 (www.nature.com/articles/s41566-023-01272-3).
[5] “The Tao of Physics: An Exploration of the Parallels Between Modern Physics and Eastern Mysticism” (Đạo của Vật lý: Vật lý học cận dại và chủ nghĩa thần bí phương Đông), nhà vật lý học Fritjof Capra của Mỹ.
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/10/15/467020.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/29/213129.html
Đăng ngày 26-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.