Bài viết của Văn Tư Duệ

[MINH HUỆ 12-10-2023] Richard Conn Henry, giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học Johns Hopkins, đã xuất bản một bài báo “Vũ trụ tinh thần” (The Mental Universe)trên tạp chí Nature vào năm 2005, những thực nghiệm gần đây nhất của vật lý lượng tử cho thấy, sự biến đổi về trạng thái vận động của lượng tử (sự sụp đổ), “Loại bỏ đi toàn bộ lực ảnh hưởng vật lý khác, để thể hiện rõ hiệu quả tác dụng của tinh thần.” [1] Đối với kết quả thực nghiệm này, nhà vật lý thiên văn James Jeans (tước Hiệp sỹ) viết trong cuốn “Vũ trụ bí ẩn” (The Mysterious Universe): “Dòng chảy tri thức hiện nay đang theo hướng hiện thực phi cơ giới; sự tồn tại của vũ trụ hiện xem ra giống như một tư tưởng cự đại chứ không phải là một cỗ máy khổng lồ nữa. Tâm linh dường như không còn là kẻ tình cờ xâm nhập vào thế giới vật chất nữa. Chúng ta hãy chào đón nó như đấng sáng tạo và bậc thống trị thế giới vật chất.”

Vũ trụ là vật chất hay tinh thần? Cho đến thế kỷ 19, các loại học thuyết vẫn tranh luận không ngớt, mà trào lưu tư tưởng theo “chủ nghĩa duy vật” lúc này đã tiến dần từng bước, chủ nghĩa duy vật cho rằng, vật chất quyết định ý thức, ý thức không thể thay đổi vật chất, tức là nói vật chất giữ vai trò then chốt, ý thức giữ vai trò thứ yếu. Khi đề cập đến hình thức tồn tại của vật chất, chủ nghĩa duy vật cho rằng: thế giới là thống nhất với vật chất, mà loại tính vật chất này là không phụ thuộc vào tính thực tại khách quan của ý thức con người.

Một luận chứng mà chủ nghĩa duy vật hay viện dẫn nhất là: “Mặt trăng xuất hiện thì bạn mới có thể nhìn thấy, chứ không phải vì bạn muốn ngắm trăng, nên mặt trăng mới xuất hiện trên bầu trời.” Hiển nhiên, cách nói này xem ra có vẻ rất có sức thuyết phục. Trước đây, trong một thời gian khá dài, quan niệm vật chất quyết định ý thức này đã ảnh hưởng hết sức thâm sâu trên toàn thế giới.

Thế nhưng, vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, hiệu ứng quang điện đã mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới, vật lý lượng tử cũng ra đời từ đó. Các nhà khoa học đã phát hiện lạp tử vi quan có một đặc tính kỳ lạ chưa từng biết – “tính chất lưỡng tính sóng-hạt”, lạp tử vi quan vừa là sóng, đồng thời cũng là hạt, đây là một khái niệm không dễ lý giải.

Đến cả nhà vật lý học Niels Bohr được tôn vinh là nhà vật lý hàng đầu của thế kỷ 20 cũng từng nói: “Nếu như có ai không cảm thấy thuyết lượng tử là khó thì người đó chưa hiểu gì về thuyết lượng tử.” [2]

Một thí nghiệm vật lý lượng tử nổi tiếng có tên là “Thí nghiệm khe đôi lượng tử” (the quantum double slit experiment) (còn gọi là thí nghiệm khe Young), khi không có sự quan sát của con người, hạt photon (quang tử) sẽ được truyền dẫn theo đường cong (trạng thái sóng), nhưng một khi có người quan sát, hạt photon (quang tử) sẽ được truyền dẫn theo đường thẳng (trạng thái hạt).

Vì sao hành vi quan sát lại có thể biến đổi lạp tử? Phải chăng ý thức của người quan sát đã biến đổi lạp tử?

Đầu thế kỷ 20, nhà khoa học người Đức đặt nền móng cho lý luận lượng tử Max Planck từng đề xuất một quan điểm về ý thức như thế này: “Tôi coi ý thức là căn bản. Tôi coi vật chất là thể phái sinh của ý thức mà thôi. Chúng ta không đi sau ý thức. Hết thảy những gì chúng ta nói đến, hết thảy những gì chúng ta coi là tồn tại đều bắt nguồn từ ý thức.”

Tháng 9 năm 1927, Bohr lần đầu tiên đưa ra “Nguyên lý bổ sung” để giải thích về hành vi của cơ học lượng tử. Bohr nói: “Lạp tử vật chất cô lập là những khái niệm trừu tượng, chỉ có thông qua tác dụng tương hỗ của chúng với các hệ thống khác, mới có thể định nghĩa và quan sát thuộc tính của chúng.” [3]

Tính toán của Bohr cho thấy lạp tử cũng không phải là một hạt vật chất cô lập, nó có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời khỏi chỉnh thể vũ trụ. Bohr thường liên hệ khái niệm về tính bổ sung này với tư tưởng âm dương trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc: các bậc thánh hiền Trung Quốc dùng hai cực âm, dương để biểu đạt tính bổ sung của các mặt đối lập, hơn nữa còn cho rằng tác dụng tương hỗ về hành vi giữa chúng là tất cả hiện tượng tự nhiên và tất cả bản chất của hoàn cảnh nơi nhân loại.

Đối với khoa học thực chứng mà nói, ý thức là hư vô, không thể đo lường, vì thế học thuyết ý thức làm biến đổi lạp tử của Bohr vẫn luôn là điểm nóng và tuyến đầu trong nghiên cứu vật lý học. Có rất nhiều nhà vật lý học tham gia vào việc quan sát cơ học lượng tử, như “thí nghiệm lựa chọn chậm trễ” của thí nghiệm giao thoa khe đôi đã tiến thêm một bước chứng minh rằng việc quan sát (ý thức) trực tiếp ảnh hưởng đến hình thức vận động của lạp tử.

Nếu như thí nghiệm giao thoa khe đôi có thể chứng minh lạp tử vi quan dưới tác động của sự quan sát, bị ảnh hưởng về ý thức, vậy thì giữa lạp tử với nhau thì sẽ thế nào? Nếu như lạp tử có ý thức thì giữa lạp tử với nhau có tồn tại sự liên hệ ý thức với nhau hay không?

“Rối lượng tử” đã chứng minh ý thức của lượng tử

Năm 1982, nhà vật lý học người Pháp Alain Aspect cùng nhóm của ông đã hoành thành thành công một thí nghiệm, chứng minh rằng giữa các lạp tử vi quan có tồn tại một kiểu quan hệ gọi là “rối lượng tử” (quantum entanglement).

Hai lạp tử vi quan nếu phát sinh một loại quan hệ rối (quan hệ thân duyên), thì cho dù chúng bị tách nhau bao xa, vẫn luôn giữ được quan hệ “rối” đó; khi một lạp tử bị nhiễu loạn thì lạp tử kia (bất kể cách bao xa) cũng lập tức biết được. Điều này cũng giống như việc hai electron nắm giữ thông tin bí mật với tốc độ vượt xa tốc độ ánh sáng (cũng như niệm chú ngữ vậy).

“Rối lượng tử” còn được gọi là “tác dụng siêu cự ly”, Einstein từng gọi là “tác động ma quái từ xa” (“spooky action at a distance”), mãi đến trước khi qua đời, ông vẫn chưa hoàn toàn tiếp nhận thuyết cơ học lượng tử là lý luận chân thực và hoàn chỉnh, mà vẫn luôn thử nghiệm để tìm ra một cách giải thích khác hợp lý hơn. [3]

Rối lượng tử đã được nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới chứng thực, nhiều nhà khoa học cho rằng thí nghiệm rối lượng tử là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong vòng vài chục năm trở lại đây, tuy trước mắt mọi người vẫn chưa rõ ràng về những hàm nghĩa xác thực của nó, nhưng với giới triết học, giới khoa học và giới tôn giáo đã sinh ra những ảnh hưởng rất thâm sâu.

Năm 2012, trạm quan trắc quang học của cục không gian Châu Âu nằm ở quần đảo Canary đã lập kỷ lục thế giới mới khi thực hiện thí nghiệm rối lượng tử cách xa 143km.

Năm 2015, nhân viên nghiên cứu của Viện nghiên cứu Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Standards and Technology, NIST) đã chế tạo được các cặp số photon tương đồng, phân tách chúng rồi đưa tới các nơi khác nhau để tiến hành quan sát. Thí nghiệm cho thấy, “tác động ma quái từ xa” xác thực là có tồn tại, cũng từ đó đưa ra những chứng cứ có sức thuyết phục.

Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Công nghệ Delft ở Hà Lan cũng tuyên bố họ đã thiết kế và tiến hành thực nghiệm nghiêm ngặt nhất đến nay và chứng minh được “tác dụng siêu cự ly” của cơ học lượng tử là có thật, họ còn đăng tải luận văn lên trang web arXiv.

Bản thân ý thức đã vượt qua sự tồn tại của thời không bốn chiều, cơ học lượng tử chỉ có thể miêu tả được một mặt của lạp tử vi quan của vật chất, lại không thể nói rõ được hết một mặt của ý thức, còn sự phát hiện ra “tác dụng siêu cự ly” lại có thể trở thành chứng cứ tốt nhất về việc lạp tử vi quan vốn có ý thức.

Vậy thì, “tác dụng siêu cự ly” trong văn hóa phương Đông thể hiện như thế nào? Trong văn hóa Đạo gia có cách nói “Thân thể người là một tiểu vũ trụ”, vũ trụ bên ngoài lớn bao nhiêu, vũ trụ bên trong thân thể cũng lớn bấy nhiêu, vũ trụ chính là một chỉnh thể không thể tách rời.

Lạp tử vi quan có ý thức không? Ý thức có thể xuyên việt thời không không? Điều này trong khoa học thực chứng cơ bản là điều hoang đường, viển vông, song chính rối lượng tử lại cho thấy lạp tử có ý thức là có thật.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc xưa nay giảng rằng “Vạn vật có linh”, nghĩa là vạn sự vạn vật trong vũ trụ đồng thời tồn tại mặt vật chất và mặt tinh thần (ý thức), vật chất và ý thức là một.

Kỳ tích thực vật nảy mầm trong 20 phút

Theo Tạp chí Y học Cổ truyền Trung Quốc của Hoa Kỳ (American Journal of Chinese Medicine) thuộc Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (US National Library of Medicine), từng đăng bài báo cáo nghiên cứu miêu tả: “Chulin Sun là một phụ nữ có năng lực đặc biệt, là một thành viên của Hiệp hội Khoa học Nghiên cứu Nhân thể Trung quốc. Bà là khí công sư ngoại khí (Waiqi). Ngoại khí ở đây chỉ một loại khí công, nó dạy khí công sư làm thế nào trong khi thao túng tâm trí để mang đến cái gọi là năng lượng khí trong y học Trung Quốc truyền thống.

“Chulin Sun có thể thông qua việc vận dụng lực lượng của tâm trí để phát ra nguồn năng lượng khí, thúc đẩy hạt giống của cây nảy mầm chỉ trong vòng 20 phút, lại còn phát triển cao thêm vài cm. Thí nghiệm này đã được hiện ở hơn 180 trường đại học khắp các nơi, ngoài ra, các cơ quan khoa học và nghiên cứu của Trung Quốc và các quốc gia khác (như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia) cũng từng làm thí nghiệm này.

Sau quá trình phân tích căn nguyên, các nhà khoa học đã xác nhận trường hợp này. Nghiên cứu này có đoạn tường thuật rằng: “Bước đầu cho rằng, là năng lượng của khí đã làm biến đổi gen liên quan đến kết cấu nảy mầm, từ đó gia tốc biểu hiện của nó và khiến hạt giống nảy mầm trước thời gian đã định.“

Chulin Sun cho rằng, con người sau khi tiến nhập vào trạng thái công năng nào đó thì xác thực có thể câu thông với thực vật, trao đổi thông tin với nó, thực vật là “có ý thức, có cảm tình”, trường ý thức của con người và nguồn tín tức nào đó vốn có thể ảnh hưởng cực lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, thay đổi phương hướng, tốc độ và lộ trình sinh trưởng, phát triển của thực vật.

Ảnh hưởng của ý thức của con người đối với sự tồn tại của thế giới vật chất vượt khỏi nhận thức của nhân loại, mà tận sâu trong tâm mỗi người đều có một loại khao khát tiềm ẩn, một sự khao khát, mong mỏi được khám phá sự huyền bí của vũ trụ này.

Các nhà vật lý học trong quá trình lâu dài nghiên cứu về rối lượng tử, đã không ngừng có những thành quả mới. Càng nhìn rõ được các kỳ quan của vũ trụ, lại càng dẫn khởi sự tìm tòi của người ta về vũ trụ này.

Tài liệu tham khảo

[1] “The Mental Universe” (Vũ trụ tinh thần), R. C. Henry, tạp chí Nature (www.nature.com/articles/436029a)

[2] “Lược sử Vật lý Lượng tử – Chúa có gieo xúc xắc cho bạn?”, Tào Thiên Nguyên

[3] Atomic Physics and the Description of Nature (Vật lý Nguyên tử và Mô tả Tự nhiên), p.57, N.Bohr

(Còn nữa)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/10/12/467019.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/28/213121.html

Đăng ngày 24-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share