Bài viết của Hiểu Vũ
[MINH HUỆ 21-02-2023] Tháng Giêng năm 2023 đối với người Trung Quốc mà nói hẳn là khắc cốt ghi tâm, biết bao gia đình không phải gấp rút về quê sum họp nhân dịp năm mới, mà là vội vàng về quê để chịu tang. Virus Vũ Hán đã càn quét rất mạnh trên khắp Trung Quốc. Mặc dù ĐCSTQ không ngừng bưng bít số liệu tử vong thực sự, nhưng việc các bệnh viện chật kín bệnh nhân và nhà hỏa táng tràn ngập thi thể đã nói lên tất cả. Lấy Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, làm ví dụ. Các nhà hỏa táng ở Thượng Hải quá tải đến mức thời gian chờ hỏa táng lên đến một tháng. Theo bài xã luận “Xác nhận” của Ban Biên tập Minh Huệ, trong hơn ba năm qua, hơn 400 triệu người ở Trung Quốc đã qua đời vì đại dịch. Về con số hơn 400 triệu người tử vong, ĐCSTQ đã không ra mặt phủ nhận, các chuyên gia nổi tiếng cũng không lên tiếng.
Lúc này đây, mọi người tự hỏi làm thế nào để bảo vệ sức khỏe và an toàn. Chính sách Zero-COVID của ĐCSTQ ba năm qua không giúp được gì, và việc miễn dịch công đồng của khoa học hiện đại cũng vô hiệu. Vậy họ nên tin vào điều gì?
Dân chúng nô nức đi bái Phật dâng hương, cầu sức khỏe và bình an
Dưới đây là một vài hiện tượng đáng suy ngẫm. Hiện tượng thứ nhất là vào ngày đầu tiên của Tết cổ truyền, hơn 50.000 người đã đến Ung Hòa Cung, còn được gọi là chùa Lạt Ma, một ngôi chùa của Phật giáo Tây Tạng ở Bắc Kinh để cầu an. Đây từng là ngôi chùa Phật giáo cao nhất ở Trung Quốc vào giữa và cuối triều đại nhà Thanh. Có vẻ rất nhiều người tin tưởng vào sự phù hộ của Thần linh.
Hiện tượng thứ hai là, cách đó hơn 900 dặm ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, một dòng người đã đổ về công viên địa phương để cúng bái bức tượng điêu khắc ‘Hoắc Khứ Bệnh’, trong số họ nhiều người là người trẻ tuổi. Mọi người tuân thủ giữ trật tự, từng người một lặng lẽ bước tới trước pho tượng, lấy tay sờ vào ba chữ ‘Hoắc Khứ Bệnh’ rồi sờ tay lên đỉnh đầu của chính mình.
‘Hoắc Khứ Bệnh’ một trong những vị tướng tài ba nhất thời nhà Hán, 19 tuổi ông đã chỉ huy đại quân tiêu diệt và chiêu hàng gần 10 vạn quân Hung Nô. Tên của ông trong tiếng Trung có nghĩa là loại bỏ bệnh tật, vì vậy mọi người thờ cúng Hoắc Khứ Bệnh với hy vọng có được khỏe mạnh.
Ngoài ra, có bộ câu đối (gồm hai câu dọc và một câu ngang) lưu hành trên mạng xã hội Trung Quốc. Hai hàng dọc ghi “Hoắc Khứ Bệnh” và “Tân Khí Tật”, hàng ngang ghi “Khang Hữu Vy”. Tân Khí Tật là một nhà thơ, nhà thư pháp và tướng quân thời Nam Tống. Ông có tác phong hào phóng, ngay từ nhỏ đã lập chí báo quốc. Khí Tật trong tiếng Trung Quốc nghĩa là thoát khỏi bệnh tật. Khang Hữu Vy là một học giả và nhà tư tưởng nổi tiếng triều đại nhà Thanh, sau đó thành lập ‘Nhà tranh Vạn Mộc’ để thu nhận đồ đệ và dạy học. Khang có nghĩa là sức khỏe. Sự đồng âm trong tính danh và thành tựu của ba vị cổ nhân này trùng khớp với mong đợi của người thời nay.
Mọi người có thể có những lý giải khác nhau về điều này, nhưng qua hai sự việc trên dễ dàng nhận thấy: Thứ nhất, nhiều người Trung Quốc đang cầu để có sức khỏe tốt. Thứ hai, họ không tin vắc-xin có hiệu quả như được tuyên truyền. Thứ ba, họ quay về văn hóa truyền thống và trí huệ cổ xưa để tìm kiếm phương pháp giúp họ khỏe mạnh và bình an.
Điều thú vị là, ngay dưới sự cai trị độc tài của ĐCSTQ, gần như không ai đến Bảo tàng Lịch sử Đảng hoặc Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông để cầu an. Trong tâm nhiều người biết rằng chỉ có Thần Phật, chứ không phải hệ tư tưởng cộng sản, mới có thể cứu họ.
Những hiện tượng khoa học không thể lý giải
Tật bệnh thay đổi lịch sử, ôn dịch tái tạo nhân loại. Kỳ thực, không chỉ là người Trung Quốc, mà người dân ở các quốc gia phát triển phương Tây cũng có được nhận thức mới sau những thảm họa lớn như đại dịch.
Một báo cáo dựa trên khảo sát về đức tin của Barna Group cho thấy 44% người Mỹ trưởng thành “tin vào Chúa hơn” do đại dịch. Kết quả này dựa trên cuộc khảo sát với 2.000 người trưởng thành từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 10 năm 2022. Cụ thể, 77% người tham gia khảo sát cho biết họ tin vào một đấng tối cao, trong khi 74% phát triển về mặt tâm linh. Chỉ có 10% số người được hỏi bày tỏ sự nghi ngờ và 9% hoàn toàn phủ nhận.
Ngay cả ở nước cộng sản Trung Quốc, mặc dù văn hóa truyền thống và các di tích cổ đã bị phá hủy và càn quét trên quy mô lớn trong cuộc Cách mạng Văn hóa, nhưng các hiện tượng kỳ diệu và siêu nhiên, vượt xa nhận thức của khoa học hiện đại, vẫn thường xuyên xảy ra, khơi gợi thiện niệm của dân chúng.
Bức tượng Phật cứu sống một bé gái
Ở huyện Cảnh Dương, tỉnh Thiểm Tây, có một ngôi tòa tháp tên là Tháp Sùng Văn. Được xây dựng từ thời nhà Minh, tòa tháp này cao 87,22 mét với 13 tầng. Hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, một lễ hội lớn được tổ chức tại đây thu hút nhiều người dân địa phương đến thắp hương bái Phật.
Trong lễ hội năm 2002, một bé gái tám tuổi đã lọt qua khe hở giữa lan can tầng 12 của tòa tháp và rơi xuống.
Vào thời điểm đó có khoảng 1.000 người vãn cảnh, và mọi người đều hoảng hốt khi thấy cô bé rơi xuống; tuy nhiên không ai kịp làm điều gì. Đúng lúc đó, một bức tượng Phật ở tầng 2 hướng Tây Nam đã vươn tay ra đỡ lấy cô bé. Nghe nói, hơn 100 người đứng dưới chân tháp đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng kỳ diệu này trong khi cô bé tiếp tục khóc trong vòng tay của bức tượng Phật. Khi gia đình cô bé đưa em xuống đất, họ kinh ngạc khi phát hiện cô bé bình an vô sự, không hề bị một chút thương tích gì.
Tháp Sùng Văn ở tỉnh Thiểm Tây
Bức tượng Phật ở tầng hai hướng Tây Nam đã vươn cánh tay đỡ lấy bé gái đang rơi xuống.
Cha mẹ của bé gái đã quàng một dải ruy băng đỏ lên bức tượng Phật để bày tỏ lòng tôn kính của họ. Ngày nay người ta vẫn có thể nhìn thấy dải ruy băng này, và đây là tượng Phật duy nhất trên tòa tháp có dải ruy băng màu đỏ.
Sống sót sau trận động đất Vấn Xuyên năm 2008
Thực ra những hiện tượng như vậy có không ít. Chẳng hạn, trong trận động đất Vấn Xuyên ở tỉnh Tứ Xuyên năm 2008, gần 70.000 người đã thiệt mạng. Cùng lúc đó, núi Linh Nham gần thành phố Đô Giang Yển cũng bị động đất tàn phá nặng nề. Mặc dù vụ lở đất đã vùi lấp một số con đường, nhưng không ai trong vùng bị thiệt mạng. Ngoài ra, hàng chục bức tượng Quan Âm trên núi đều nguyên vẹn. Điều này khiến cho nhiều người tin vào sự tồn tại của Thần Phật.
Trong trận động đất ở Vấn Xuyên, Pháp Luân Đại Pháp cũng triển hiện sức mạnh của từ bi. Theo một bài báo trên Minh Huệ, một người dân ở Vấn Xuyên đã đột nhiên nhớ tới lời của bố mẹ chồng nói với cô rằng niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” sẽ được bình an. Nhờ đọc thuộc chín chữ chân ngôn này, cô và đồng nghiệp đã sống sót sau trận động đất.
Một ví dụ khác là một nhân viên bảo vệ ở thành phố Đức Dương, tỉnh Tứ Xuyên cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, trong trận động đất, anh đã không lập tức thoát ra ngoài để tự cứu mình. Thay vào đó, anh ở lại trong tòa nhà hơn 40 phút để hướng dẫn mọi người thoát ra rồi anh mới chạy ra ngoài.
Quả trứng ngỗng mang dòng chữ
Ông Lưu Học Thuận, một cựu nhân viên của trang trại Thất Tinh thuộc Cục cải tạo đất Kiến Tam Giang, tỉnh Hắc Long Giang, nuôi ngỗng tại nhà. Vào một ngày mưa mùa xuân năm 2001, vợ của ông, bà Cao Trung Cầm trong lúc rửa trứng đã phát hiện ra một quả trứng đặc biệt. Trên vỏ quả trứng có năm ký tự tiếng Trung ngay ngắn. Bốn ký tự được dàn đều xung quanh vở trứng là: Thần-Dĩ-Lai-Đáo (thần linh đã đến) trong khi ký tự thứ năm, Vương (vua), nhỏ hơn được giấu dưới đáy quả trứng.
Quả trứng ngỗng mang dòng chữ tiếng Trung
Một giáo sư Đại học Nông nghiệp Đông Bắc đã giám định quả trứng và loại trừ khả năng các ký tự là do con người tạo ra. Sự việc đã gây chấn động vào thời điểm đó, nhiều người đã đến nhà ông Lưu để chứng kiến điều kỳ diệu này. Đài truyền hình địa phương cũng phỏng vấn hai vợ chồng ông Lưu, nhưng sau đó chương trình không được phép phát sóng.
Tàng Tự Thạch
Tháng 6 năm 2002, ông Vương Quốc Phú, bí thư thôn Chưởng Bố thuộc huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, đã phát hiện ra dòng chữ tiếng Trung trên một khối đá lớn tại một điểm du lịch địa phương: “中国共产党亡” (Trung Quốc Cộng sản đảng vong). Năm ký tự đầu tiên có nghĩa là “Đảng Cộng sản Trung Quốc” và ký tự cuối cùng “vong” có nghĩa là chết (hoặc bị tiêu diệt).
Các nhà khảo cổ cấp quốc gia và cấp tỉnh sau khi tiến hành khảo sát tuyên bố rằng tảng đá nặng 100 tấn này có niên đại 270 triệu năm. Những ký tự được hình thành một cách hoàn toàn tự nhiên. Trên thực tế, khối đá này đã rơi xuống từ một vách đá bên bờ sông và vỡ thành hai mảnh, trong đó một mảnh chứa các ký tự trên.
Tàng Tự Thạch
Theo các nhà khảo cổ học, nhiều đợt tuyệt chủng đã xảy ra trong thời gian tồn tại của tảng đá, bao gồm đợt tuyệt chủng kỷ Permi–Trias (252 triệu năm trước), đợt tuyệt chủng kỷ Trias–Jura (201 triệu năm trước) và đợt tuyệt chủng kỷ Creta–Paleogen (66 triệu năm trước). Trong đó, sự kiện cuối cùng được cho là do một tiểu hành tinh có đường kính 10 km va vào trái đất gây ra, nhưng khối đá này không hề bị hư hại.
Lời kết
Vào ngày 20 tháng 1 năm 2023, Đại Sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã công bố bài viết “Vì sao có nhân loại”, trong đó tiết lộ rằng:
“Hết thảy loạn tượng đều là Thần an bài vào cuối cùng, mục đích là khảo nghiệm chúng sinh có thể được cứu độ chăng, đồng thời khổ cũng có thể tiêu tội nghiệp trong quá trình này; hết thảy đều vì để cứu người trở về thế giới thiên quốc.”
Bài viết kết luận:
“Đời người tại thế gian tích thêm phúc đức, vì để dùng trải con đường cho bản thân mình trở về Trời mới là then chốt nhất, chứ không phải vì để đổi lấy hạnh phúc nhất thời của một đời làm người này!”
Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể giúp nhiều độc giả tìm thấy con đường đúng đắn để đạt được thân thể khỏe mạnh và bình an.
(Chịu trách nhiệm biên tập: Minh Nguyệt)
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/19/456929.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/24/207448.html
Đăng ngày 22-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.