Bài viết của Phương Viễn

[MINH HUỆ 16-03-2023] Trong xã hội hiện đại, hệ thống giao thông đô thị đã rất phát triển, từ hệ thống giao thông với nhiều tính năng sang hệ thống giao thông thông minh, nhưng vẫn không sao trừ dứt tai nạn giao thông. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2016, tai nạn giao thông đường bộ trên toàn thế giới đã gây tử vong cho khoảng 1,35 triệu người, nghĩa là mỗi 25 giây lại có một người chết vì tai nạn giao thông.

Vậy, Trái đất của chúng ta trong vũ trụ bao la này liệu có thể xảy ra “sự cố giao thông” không? Một hành tinh nào đó có thể trong lúc “say xỉn” mà lao thẳng về phía Trái đất chăng? Xét từ các vụ va chạm đã được khoa học hiện đại công nhận thì câu trả lời là có.

Các vụ va chạm từ thời tiền sử đến văn minh lần này

Các nhà khoa học nhận định rằng tiểu hành tinh càng lớn thì xác suất va chạm với Trái đất càng nhỏ. Thiên thể có đường kính 5 km thì xác suất va vào Trái đất trung bình 10 triệu năm một lần, xác suất của tiểu hành tinh có đường kính khoảng 1 km là 500.000 năm một lần, và của tiểu hành tinh có đường kính khoảng 50 mét là 1.000 năm. Với các thiên thạch có đường kính dưới 10 mét, ước tính thông thường mỗi năm có khoảng 500 cái rơi xuống bề mặt Trái đất.

Các nhà cổ sinh vật học cho rằng từ khi Trái đất hình thành, đã xảy ra năm trận đại tuyệt chủng. Lần tuyệt chủng hàng loạt sau cùng thuộc kỷ Phấn trắng (Cretaceous), cách đây 65 triệu năm, đã khiến loài khủng long, kẻ thống trị trái đất bị hủy diệt. Một tiểu hành tinh có đường kính từ 10-14 km di chuyển với tốc độ 20 km/giây đã va vào trái đất theo một góc xiên khoảng 45-60°. Năng lượng sinh ra từ vụ va chạm này bằng 10 triệu tấn thuốc nổ TNT, gấp 76 tỷ lần sức công phá của quả bom nguyên tử “Little Boy” ném xuống Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến II.

2023-3-15-pinglun-20230314_01--ss.jpg

Tiểu hành tinh va vào Trái đất khiến loài khủng long bị tuyệt chủng

Ngoài những vụ va chạm lớn vào Trái đất trong thời tiền sử, các nhà khoa học còn phát hiện những vụ va chạm nhỏ làm lõm bề mặt Trái đất tương đối sâu, như: miệng núi lửa thiên thạch Barringer được xác định đầu tiên trên thế giới ở Arizona, Hoa Kỳ, hình thành cách đây khoảng 50.000 năm; hồ Lona ở Ấn Độ hình thành cách đây khoảng 52.000 năm; và miệng núi lửa Rio Cuarto ở Argentina được cho là do một tiểu hành tinh va chạm với Trái đất ở một góc rất thấp cách đây khoảng 10.000 năm.

Trong các vụ va chạm vào Trái đất xảy ra từ thời tiền sử đến nền văn minh hiện đại ngày nay, điển hình nhất là vụ nổ Tunguska ở Siberia, Nga vào ngày 30 tháng 6 năm 1908. Lúc 7h17 sáng, người dân địa phương ở phía Tây Bắc của Hồ Baikal đã nhìn thấy một quả cầu lửa khổng lồ chói sáng như mặt trời. Vài phút sau, một luồng sáng mạnh chiếu sáng cả bầu trời, sau đó vụ nổ tạo ra một làn sóng xung kích lớn, làm vỡ hàng loạt cửa kính trong bán kính 650 km, trên không trung xuất hiện đám mây hình nấm. Các chuyên gia ước tính sức công phá của vụ nổ tương đương với 20 triệu tấn thuốc nổ TNT. Hơn 80 triệu cây xanh trên diện tích hơn 2.150 km2 bị đốn hạ và cháy rụi. Các nhân chứng cho biết có ít nhất ba người tử vong. Các nhà khoa học suy đoán rằng vụ nổ này là do mảnh vỡ sinh ra trên không ở độ cao lớn khi thiên thạch va chạm vào Trái đất rồi rơi xuống.

Mưa sao băng được ghi chép trong sách cổ Trung Quốc

Trong các điển tích cổ đại của Trung Quốc cũng có không ít ghi chép về các trận mưa sao băng. Như trong “Tả truyện” có viết: “Đêm Tân Mão hè tháng Tư, không thấy vì tinh tú nào, trong đêm sao băng rơi xuống như mưa.” Trong biên niên sử “Trúc Thư Kỷ Niên” có viết: “Vào năm thứ 15 dưới sự trị vì của Hoàng đế Quý (Kiệt), triều nhà Hạ, trong đêm sao băng rơi xuống như mưa.“ Còn trong bộ sử “Tân Đường Thư – Thiên Văn Chí” viết: Thời hoàng đế Đường Huyền Tông, vào đêm Ất Mão, tháng 5, năm Khai Nguyên thứ hai, có những ngôi sao trôi về phía Tây Bắc, trông như chiếc bình gốm, hoặc như cái đấu, đi qua Bắc Cực, những ngôi sao nhỏ nhiều vô số, sao trên trời thảy đều rung chuyển, cho đến khi bình minh ló rạng.”

Năm 1490, triều nhà Minh, thời Hoằng Trị, ở phủ Khánh Dương, tỉnh Thiểm Tây đã xảy ra một trận mưa sao băng hay một vụ va chạm giữa thiên thể nhỏ với Trái đất đã xảy ra. Theo “Vạn Lịch Dã Hoạch Biên” do Thẩm Đức Phù thời nhà Minh soạn, vào năm Hoằng Trị thứ ba dưới sự trị vì của Hoàng đế Hiếu Tông triều Minh (năm 1490 sau Công nguyên): “Các quan đứng đầu của Thiểm Tây tấu rằng, thiên thạch ở huyện Khánh Dương, tỉnh Thiểm Tây rơi xuống như mưa, lớn thì nặng bốn, năm cân, nhỏ thì hai, ba cân, người chết tính đến vạn, cả thành ai nấy đều chạy tán loạn đi nơi khác”. Trong cuốn “Minh sử” (Lịch sử triều nhà Minh) cũng đề cập đến sự kiện này: “Vào tháng Ba năm Hoằng Trị thứ ba, ở huyện Khánh Dương thiên thạch rơi như mưa, lớn có nhỏ có, viên lớn bằng quả trứng ngỗng, viên nhỏ bằng hạt hoa súng”. Trong “Minh sử” còn chưa đề cập đến số người chết vào tháng Ba năm Hoàng Trị thứ ba, tức từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 19 tháng 4 năm 1490, nhưng Thẩm Đức Phù đã ghi rõ trong ghi chép của mình rằng hơn vạn người đã chết.

Kevin Du cùng các nhà khoa học khác thuộc Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA cho rằng vụ thiên thạch rơi ở Khánh Dương, Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1490 có chỗ tương đồng với sự kiện Tunguska năm 1908, vụ nổ đủ sức gây ra thảm họa ở những khu vực đông dân cư có thể do sự tan rã của sao chổi mẹ C/1490 Y1 trong trận mưa sao băng Quadrantid. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng thời Hoằng Trị triều Minh phát hiện ra rằng, sự kiện ở Khánh Dương cho rằng thời gian giữa hai sự kiện không trùng khớp vì mưa sao băng Quadrantid thường xảy ra vào tháng 1 hàng năm, trong khi sự kiện ở Thanh Dương xảy ra vào tháng 3 và tháng 4.

Nội hàm của thiên văn học Trung Quốc cổ đại khác xa vật lý thiên văn hiện đại, khoa học hiện đại chỉ nghiên cứu quy luật vận hành của vật chất trong thiên thể, mà không nhìn nhận nó có quan hệ thế nào với những sự việc của con người trên Trái đất, luân thường đạo lý, văn hóa giáo dục của xã hội và chế độ chính trị của các triều đại. Trung Quốc cổ đại chú trọng Thiên-Nhân hợp nhất, Thiên-Nhân cảm ứng. Nếu như đế vương vô đức, quần thần bất trung, dân không giữ được phong tục lề lối thì thiên hạ sẽ đại loạn, thiên thượng sẽ hiện thị dị tượng để cảnh tỉnh nhân loại. Nếu như con người vẫn lầm đường lạc lối, không biết quay đầu hối cải, thì sẽ phải gặp đại tai đại nạn. Trong suốt triều đại nhà Minh, thiên tai nhân họa xảy ra khá nhiều, như động đất, lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, đặc biệt là vào giai đoạn giữa và cuối triều đại. Thời Hoằng Trị sau khi phục hưng thì bắt đầu suy tàn, chính trị mờ ám, quan viên tham nhũng hủ bại, hoạn quan lộng quyền, gián điệp trị quốc, dẫn đến trời giáng tai biến, họa nạn liên miên.

Tai họa sao băng ở Khánh Dương ghi trong sử sách – theo tư tưởng Thiên-Nhân hợp nhất của Trung Quốc cổ đại – nhất định là lời cảnh tỉnh của thiên tượng đối với người đương thời.

Vụ va chạm Sao Chổi năm 1994 khiến nhân loại chấn động

Trong Dải Ngân hà có bao nhiêu tinh thể? Theo các nhà thiên văn học, có khoảng từ 100 tỷ đến 400 tỷ ngôi sao, 100 tỷ hành tinh, cùng với các tiểu hành tinh và sao chổi, số lượng sao vượt số nhân loại gấp biết bao nhiêu lần. Thể tích của trái đất chỉ bằng 1/1.300 thể tích Mặt trời, nhỏ bé đến đáng thương. Trong vũ trụ có nhiều tinh thể du hành đến vậy, Trái đất khó mà thoát khỏi nguy cơ bị va chạm. Một nhà vật lý thiên văn học tại Bảo tàng Tự nhiên Hoa Kỳ ước tính mỗi 10 năm lại có một thiên thể có kích thước bằng chiếc tàu tuần dương sượt qua Trái đất.

May mắn thay, trong 5.000 năm văn minh nhân loại lần này, Trái đất dường như chưa từng có vụ va chạm lớn nào. Tuy nhiên, năm 1994, nhân loại đã tận mắt chứng kiến ​​vụ va chạm giữa Sao Mộc và Sao Chổi gây chấn động không ngớt.

Hơn 4 giờ sáng ngày 17 tháng 7 năm 1994, Sao Chổi Shoemaker-Levy 9 đã va chạm dữ dội với Sao Mộc, khiến Sao Chổi vỡ thành 21 mảnh lần lượt rơi vào bầu khí quyển của Sao Mộc với tốc độ 210.000 km/h. Động năng mà chúng giải phóng khi va vào Sao Mộc có thể khiến nhan loại chấn động; Năng lượng lớn nhất giải phóng khi mảnh vỡ va vào Sao Mộc tương đương với 6.000 tỷ tấn thuốc nổ TNT, gấp khoảng 750 lần tổng trữ lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới, tạo ra một hố sâu trên Sao Mộc có kích thước đủ lớn để chứa vừa Trái đất của chúng ta. 21 mảnh vỡ tạo ra lượng nổ tương đương 40.000 tỷ tấn thuốc nổ TNT. Hãy tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra nếu nó va vào Trái đất? Khả năng nhân loại sẽ biến mất ngay tức khắc.

Vụ va chạm này khiến nhân loại chấn động không chỉ bởi động năng nó giải phóng ra quá lớn, mà còn bởi đây là vụ va chạm giữa các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại quan sát được trực tiếp vụ va chạm giữa hai thiên thể trong Hệ Mặt Trời, giống như bạn đang ở trên tòa nhà cao tầng của mình và tận mắt chứng kiến ​​một tòa nhà cao tầng khác trong cùng khu bị trúng tên lửa. Cho dù ở giữa còn có một số tòa nhà cao tầng khác nữa, nhưng bạn sẽ vẫn bị sốc đến mức không sao ngủ được vì tên lửa đó biết đâu đã bắn trúng tòa nhà của bạn?

Trái đất đã trải qua năm trận đại tuyệt chủng trong lịch sử. Vậy ai đang bảo vệ nhân loại?

2023-3-15-pinglun-20230314_02--ss.jpg

Sao chổi đâm vào sao Mộc năm 1994

(Xem tiếp Phần 2)

Mọi tác phẩm đăng trên trang web Minh Huệ (minghui.org) đều thuộc bản quyền của Minh Huệ. Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập để được ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/16/457790.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/3/207935.html

Đăng ngày 07-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share