[MINH HUỆ 04-07-2023] Từ khi Sư phụ công bố hai kinh văn mới “Vì sao có nhân loại” (ngày 20 tháng 1) và “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh” (ngày 17 tháng 4) đến nay, ngày nào Ban Biên tập Minh Huệ cũng nhận được thư liên quan từ Trung Quốc Đại lục. [Nội dung] chủ yếu phân thành ba loại: 1) có thể phát trên diện rộng không (vấn đề này vẫn tranh luận không ngừng); 2) có một số học viên phát tràn lan mà không biết người nhận tiếp nhận thế nào; 3) giảng trực tiếp và phát trực tiếp thì quá chậm.
Các đồng tu thận trọng với việc phát kinh văn của Sư phụ là thiện niệm, là hành vi lý tính của người tu luyện. Nhưng vấn đề không đơn giản là chúng ta có thể phát hay không, mà là Sư phụ đã có an bài, chúng ta có thể lý giải (ngộ ra), có thể tiếp thụ hay không thôi.
Những học viên lâu năm chúng ta đều biết kinh văn mới được công bố đều có tính nhắm thẳng, đặc biệt nhắm vào các vấn đề cần giải quyết và có ảnh hưởng nhất định trong tu luyện của học viên. Hai kinh văn ngắn nói trên là viết cho con người thế gian, vậy nên cũng nhắm vào nhu cầu được cứu độ của con người thế gian, nhu cầu của tiến trình Chính Pháp trong giai đoạn quá độ sang Pháp Chính Nhân Gian này.
Ở bên ngoài Trung Quốc, hai kinh văn này chỉ được phát một lượng nhỏ dưới dạng ấn phẩm, còn lại đều là giới thiệu cho những người hữu duyên tự vào các trang web đặc định để đọc, xem hoặc nghe. Các học viên ở đại lục muốn phát cho thế nhân, thì cần phải tự mình cân nhắc theo tình hình cụ thể để làm cho tốt, đồng thời cần căn cứ vào điều kiện của mỗi người và làm sao cho phù hợp với từng địa phương.
Chúng ta cứu người cần coi trọng hiệu quả, chứ không phải làm theo tâm tình của mình, không đặt nặng ở việc đã phát hay chưa, hay đã phát được bao nhiêu. Chúng ta có thể tự hỏi bản thân một số câu hỏi thế này: Nếu như phát tràn lan, phát được số lượng lớn nhưng rất ít người đọc được, thậm chí đại đa số người căn bản không đọc đến, không biết nội dung thế nào mà tùy tiện bỏ đi thì đó là đang cứu người hay đang tạo nghiệp? Nếu không phát thì dân chúng đại lục có mất đi cơ hội nhận thức chính diện về chân tướng Đại Pháp không? Nếu chúng ta cảm thấy giảng trực tiếp và phát trực tiếp là quá chậm mà không hài lòng thì loại tâm tình đó có thực sự lý tính và vị tha không?
Chúng ta đều biết “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân). Học để hiểu được tu luyện là gì, tu luyện như thế nào là vấn đề cần đối diện lâu dài, bởi vì khi phía tu tốt được cách khai ra, phía con người còn lại vẫn là con người, chưa tu luyện xong. Bởi vậy, chúng ta cần phải không ngừng học Pháp, đồng hóa với Pháp. Về vấn đề phát kinh văn của Sư phụ, các đồng tu ở Trung Quốc đại lục chúng ta không chỉ phải nương theo an bài của Sư phụ, mà còn cần phải trong quá trình đề cao tâm tính và ngộ tính (chứ không phải phỏng đoán hay nhận định bừa), có được trí huệ và khải thị từ Pháp, tĩnh tâm xuống mà tìm trong Pháp, thì mới có thể ngộ đạo từng chút từng chút một.
Chúng ta có một bộ phận đồng tu tương đối lớn, mặc dù có thể kiên trì học Pháp, thậm chí học Pháp rất nhiều, nhưng lại không thực sự đặt công phu vào việc đề cao tâm tính, mà tu luyện Đại Pháp lại chú trọng tu tâm, trực chỉ nhân tâm. Chỉ có không ngừng đối chiếu với Đại Pháp để đề cao tâm tính bản thân, đặc biệt là trong mâu thuẫn, bất an, ma nạn, nếu có thể bình hòa mà đối chiếu với Đại Pháp để tìm ra những thiếu sót ở tâm tính và những quan niệm gây chướng ngại, thì tâm tính sẽ đề cao. Khi đã biết tu luyện thế nào, tâm tính không ngừng đề cao, thì sẽ không bị chuyện gì cũng không biết xử lý thế nào, hay thường xuyên không biết thế nào mới đúng, hay học người khác chứ không học theo Pháp, cũng sẽ không bị bành trướng tự ngã, tự tâm sinh ma, đi sang hướng phản diện.
Phật Học Hội ở nước ngoài cần phải gách vác trách nhiệm, dẫn dắt các học viên tu luyện cho tốt. Trong giai đoạn bức hại của Trung Cộng vẫn tiếp diễn, ở Trung Quốc đại lục không có Phật Học Hội hay người tổng điều phối do Sư phụ chỉ định, nhưng các đồng tu đại lục đã tự phát tổ chức các nhóm nhỏ học Pháp và nhóm nhỏ làm hạng mục, đó cũng là môi trường tu luyện tập thể, cũng là hoàn cảnh tu luyện tập thể, cũng có thể tạo thành hoàn cảnh tốt [khiến mọi người] coi trọng học Pháp, coi trọng tu luyện tâm tính. Việc cứu người có thể làm được đến đâu, phần lớn là phản ánh trạng thái tu luyện của chúng ta.
Ban Biên tập Minh Huệ
Ngày 3 tháng 7 năm 2023
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/4/462614.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/5/210187.html
Đăng ngày 07-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.