Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Canada

[MINH HUỆ 24-07-2022] Con xin kính chào Sư phụ Lý tôn kính, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp! Xin kính chào các đồng tu!

Tôi đang theo học chương trình tiến sỹ về hóa học. Trong thời gian học trung học, tôi đã may mắn được biết đến Đại Pháp qua gia đình chủ nhà mà tôi ở trọ ở Vancouver, nhưng mãi đến năm cuối đại học tôi mới thực sự tu luyện. Trong nháy mắt bốn năm tu luyện đã trôi qua, và tôi muốn nhân dịp này tổng kết lại các trải nghiệm tu luyện của mình và chia sẻ cùng mọi người.

Đề cao tâm tính khi học cao học

Khi tôi bắt đầu học cao học, tôi chưa thực sự thích nghi với môi trường xung quanh. Tôi nghĩ việc học ở bậc đại học an nhàn hơn nhiều và không chịu nhiều áp lực như thế. Suy nghĩ này ngày càng trở nên nặng nề hơn. Sau đó, tôi nghĩ mình không nên học nữa và tốt hơn là nên bỏ học và tham gia một dự án nào đó. Nhưng cuối cùng tôi quyết định rằng, vì đã nhập học rồi nên trước tiên tôi cứ học một thời gian, do vậy tôi đã tiếp tục việc học.

Một ngày nọ, khi tôi đang đọc bài Giảng Pháp tại Pháp hội ở Los Angeles, Sư phụ giảng,

“Nếu như trong xã hội này có rất nhiều ngành nghề, rất nhiều lĩnh vực ấy đều là những thứ do họ, các thể hệ sinh mệnh từ xa xôi, mang tới; các đệ tử Đại Pháp đang ở trong hoàn cảnh này mà tu luyện, trong các loại nghề nghiệp đều có đệ tử Đại Pháp tu luyện, thì chẳng phải là tương đương với [việc] đang dùng Pháp để ‘chính’ lại họ? Chẳng phải thừa nhận sự tồn tại của họ? Chẳng phải là đang cứu độ họ?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006)

Tôi nhận ra rằng việc học lên cao học chỉ là bề mặt và điều quan trọng là phải tu luyện và kết nối với chúng sinh với vai trò của một học viên cao học. Tôi cũng nhận ra rằng tôi đã bị lưu luyến môi trường học tập trong quá khứ và tôi không muốn đối phó với thực trạng hiện tại. Đây cũng là chấp trước truy cầu sự thoải mái của tôi. Vậy nên, tôi bắt đầu hòa nhập với môi trường mới. Tôi đã tận dụng lợi thế vị trí trợ giảng của mình để nói với các sinh viên về Pháp Luân Đại Pháp và giảng chân tướng về cuộc bức hại.

Có lần, có một sinh viên quốc tế đến phòng thí nghiệm để thực tập. Khi biết cậu ấy đến từ Trung Quốc, trong lòng tôi nghĩ, “Mình phải giúp cậu ấy. Mình phải làm thế nào đây?“ Lúc đầu, tôi giúp cậu ấy làm thí nghiệm, góp ý cho cậu ấy và trò chuyện cùng cậu ấy.

Sau một vài tuần, cậu ấy hỏi tôi: “Anh ở Canada lâu rồi. Anh đã tham gia tôn giáo nào chưa?” Tôi nói: “Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, vì vậy tôi không phải là thành viên của bất kỳ ‘tôn giáo’ nào cả.” Cậu ấy có chút ngạc nhiên và kể với tôi rằng cậu ấy đã gặp các học viên Pháp Luân Đại Pháp, họ đã cố gắng thuyết phục cậu ấy thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản, nhưng cậu ấy đã không hiểu rõ.

Tôi nói: “Đảng Cộng sản đã làm rất nhiều điều xấu ở Trung Quốc. Theo truyền thống Trung Quốc, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ phải đối mặt với quả báo vì tất cả những điều kinh hoàng nó đã làm. Các học viên lo lắng rằng những người là thành viên của ĐCSTQ sẽ bị liên lụy khi nó bị đưa ra công lý. Chứ không phải họ ép em phải tu luyện Pháp Luân Đại Pháp” đâu. Sau khi thấy rằng cậu ấy đã hiểu vấn đề, tôi nói: “Có thể em thấy áp lực khi họ cứ bảo em phải thoái, nhưng họ đã làm điều đó với mục đích tốt. Giờ thì em đã hiểu vấn đề, vậy tại sao em không thoái khỏi Đảng?” Cậu ấy nói: “Chắc chắn rồi”. Theo đó, tôi đã giúp cậu ấy thoái xuất khỏi Đoàn Thanh niên.

Trong lớp học thí nghiệm mà tôi dạy, các sinh viên và tôi rất hòa hợp với nhau. Một số người trong số họ hỏi liệu tôi có dự định quay trở lại Trung Quốc sau khi tốt nghiệp hay không. Tôi nói với họ rằng nhân quyền và tự do ở Trung Quốc hiện đang rất tồi tệ, vì vậy tôi sẽ không quay lại. Tôi đã nhân cơ hội này để nói với họ rằng ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp như thế nào, và họ rất thông cảm và ủng hộ Đại Pháp. Thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ, tôi có thể thấy rằng họ rất quan tâm.

Các thí nghiệm nghiên cứu không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Trong năm học đầu tiên, nhiều thí nghiệm của tôi đã thất bại, điều này thực sự ảnh hưởng đến sự tự tin của tôi. Giáo sư của tôi hy vọng sẽ thấy kết quả từ nghiên cứu của tôi, nhưng sau một năm, tôi không đạt được tiến bộ nào. Ông ấy rất sốt ruột, và thái độ của ông đối với tôi cũng trở nên nghiêm khắc hơn. Ông thường xuyên chỉ trích tôi trước mặt người khác.

Lúc đầu, tôi nghĩ điều này xảy ra vì tôi cần phải loại bỏ chấp trước vào việc giữ thể diện bản thân, nên tôi có thể giữ vững bản thân. Nhưng sau khi ông ấy vẫn tiếp tục làm thế, tôi bắt đầu cảm thấy ủy khuất. Tôi nghĩ rằng mình đã rất nỗ lực nhưng chẳng có tiến triển gì cả. Tôi có thể làm gì chứ? Tâm ủy khuất của tôi tiếp tục lớn dần và biến thành sự oán hận. Bất cứ khi nào tôi đi ngang qua văn phòng của giáo sư, tôi đều muốn đá vào cửa phòng của ông ấy. Nhưng tôi tự nhắc mình phải lý trí: “Cánh cửa chẳng có tội tình gì. Tại sao mình lại đá nó chứ?” Tôi đã cố gắng để kiềm chế bản thân.

Mặt khác, khi giáo sư giao nhiệm vụ của tôi cho học viên khác và họ cũng không làm được, thay vì nghiêm khắc với người đó, thì giáo sư lại nói: “Không sao đâu. Không cần lãng phí thời gian vào việc đó”. Điều này làm tôi khó chịu, tôi nghĩ: “Thấy chưa? Mình đã đúng. Điều này không thể được thực hiện. Sao ông ấy lại trách mình cơ chứ?”

Điều này đã xảy ra vài lần, và sự tích tụ của các vật chất tiêu cực (biểu hiện là sự oán hận) ngày càng nhiều hơn. Mặc dù tôi vẫn nhận ra tâm oán hận và tật đố của mình đang bùng phát, nhưng thật khó để tôi thoát khỏi trạng thái này trong một thời gian dài.

Vào mùa hè năm 2019, nghiên cứu của tôi cuối cùng cũng bắt đầu có tiến triển. Tôi cảm thấy chắc chắn sẽ có kết quả mỹ mãn nếu tôi tiến lên từ từ. Nhưng sau đó giáo sư đã gửi cho tôi một tin nhắn nói rằng: “Chúng ta đã dành rất nhiều thời gian và công sức nhưng chẳng có mấy kết quả. Hãy hủy bỏ dự án này đi”.

Tôi nghĩ: “Thật khó mới có thể đạt được một chút tiến triển và sau đó dự án bị hủy bỏ. Thôi thì, cứ vậy đi. Nhưng mình sẽ làm gì tiếp đây?” Tôi rất buồn rầu và rối trí. Sau cuộc gặp mặt hàng tuần của tôi với các học viên khác, tôi đợi xe buýt cùng một học viên lớn tuổi hơn. Chúng tôi đã trò chuyện một chút. Cô ấy hỏi tôi: “Em có biết câu chuyện về Phật Milarepa không? Chị mới đọc lại cách đây vài ngày, sau một thời gian dài tu luyện, cảm nhận cũng thật khác”.

Tôi nhớ rằng Sư phụ đã đề cập đến Phật Milarepa và các học viên khác đã nói về những câu chuyện của Phật Milarepa trước đây. Lần này người học viên đặc biệt nói về lợi ích của việc đọc những câu chuyện của Phật Milarepa. Tôi cảm thấy đã đến lúc tôi phải đọc chúng.

Sư phụ của Milarepa bắt ông ta sửa chữa một ngôi nhà, sau đó phá bỏ nó. Ông ấy đã phải sửa chữa và phá dỡ nó nhiều lần. Trong suốt quá trình này, sư phụ của Milarepa liên tục đánh đập và mắng mỏ ông. Milarepa không những không cảm thấy bất bình mà còn vẫn ăn năn hối lỗi.

Điều này thực sự khiến tôi xúc động. Thái độ của giáo sư đối với tôi và việc hủy bỏ dự án nghiên cứu cũng giống như trường hợp của Milarepa. Milarepa có thể hướng nội thay vì có những ý nghĩ xấu. Còn tôi vừa tức giận vừa buồn bực muốn đạp đổ cửa phòng của ông. Tôi thực sự không nên phản ứng như vậy. Tôi không nên có những suy nghĩ xấu đó và đổ lỗi cho giáo sư của tôi.

Mọi việc diễn ra trong tu luyện đều do Sư phụ từ bi an bài. Nếu một dự án bị hủy bỏ, sẽ có một dự án mới. Không cần phải thất vọng. Tôi cũng nhớ lại một cuộc trò chuyện với một đồng nghiệp trước đây, người này nói với tôi rằng mọi giáo sư đều phải chịu áp lực tài chính khi dẫn dắt một nhóm nghiên cứu. Vì vậy, tôi quyết định rằng tôi phải tạo ra kết quả nghiên cứu cho giáo sư.

Tuần tiếp theo, giáo sư của tôi đưa cho tôi một dự án mới mà ông ấy nghĩ rằng có cơ hội thành công cao và yêu cầu tôi làm thử. Sau hai tuần, tôi đã có kết quả tốt. Tại cuộc họp nhóm, giáo sư nói với tôi: “Em vừa mới bắt đầu thí nghiệm hóa học này và kết quả đã rất khả quan. Em nên biết rằng không phải ai cũng có được kết quả như thế này [tôi không động tâm]. Em nên vui mừng vì điều đó.” Tôi gật đầu bày tỏ lòng biết ơn. Tôi tự nhủ: “Cuối cùng thì mình cũng đã vượt qua quan này. Cảm ơn sự an bài và điểm hóa của Sư phụ và cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn đồng tu”.

Tham gia triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn

Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn là một nỗ lực giảng chân tướng do các học viên trẻ địa phương phụ trách. Một số học viên chịu trách nhiệm quảng bá nó trên phương tiện truyền thông xã hội. Tôi trợ giúp họ bằng cách phát tờ rơi. Một hôm, tôi đã đứng rất lâu nhưng không ai lấy một tờ nào. Tôi nghĩ: “Sao không ai lấy chúng nhỉ?”

Sư phụ giảng:

“Trước đây tôi đã giảng, tôi nói rằng trên thực tế hết thảy những gì phát sinh tại xã hội người thường, hiện nay, đều là do tâm các đệ tử Đại Pháp tạo thành” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002”, Giảng Pháp tại các nơi II)

Tôi nghĩ: “Thái độ và biểu hiện của mình dường như không ân cần mà là lạnh nhạt, có phải vì vậy mà mọi người thờ ơ?” Vậy nên, tôi đã điều chỉnh thái độ và biểu hiện của mình, mỉm cười với tất cả những người đi qua. Quả nhiên, có người bắt đầu tới lấy tờ rơi. Chẳng mấy chốc, nhiều người liên tiếp đến, và tôi thấy hơi choáng ngợp. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc: “Mình đã đúng! Mình đang làm thật tốt. Sư phụ đang khích lệ mình!” Nhưng niềm vui đó không kéo dài lâu và mọi người không còn lấy tờ rơi nữa. Tôi nghĩ: “Chẳng lẽ mình đã làm sai điều gì nữa à?”

Tôi nhận ra rằng tâm hoan hỷ đang dấy khởi và tôi nên phát tờ rơi với tâm thái bình tĩnh và tường hòa. Tôi không nên động tâm, cho dù mọi người có lấy tờ rơi hay không. Sau đó, mọi người lấy chúng một cách đều đặn.

Nhiều người đã biết đến chân tướng trong cuộc triển lãm nghệ thuật năm 2019, và một số người đến từ Trung Quốc đã thoái ĐCSTQ. Mọi người đau buồn trước nỗi đau của các đệ tử Đại Pháp và được khích lệ bởi sự kiên trì của các học viên. Khi một người nhìn thấy sự bức hại các đệ tử Đại Pháp trong các tác phẩm nghệ thuật, anh ấy nói với tôi: “Cuộc bức hại này là sai trái. Thế giới bây giờ rất hỗn loạn – chúng ta cần thiện tâm và công lý.“

Với tư cách là người hướng dẫn cho buổi triển lãm, tôi có thể thấy biểu cảm của mọi người thay đổi từ thờ ơ sang quan tâm khi họ xem các tác phẩm nghệ thuật, bắt đầu với “Sự xuất hiện của Pháp Luân Thánh Vương” và “Vận Càn Khôn”. Chỉ trong 10 phút ngắn ngủi, tâm trạng họ có thể thay đổi rất nhiều. Thật là một may mắn và vinh dự cho tôi khi được tham gia triển lãm!

Nhiều người đến xem triển lãm dường như rất có duyên với Đại Pháp. Ví dụ, khi một phụ nữ đang nghe tôi giải thích về bức tranh “Chấn động”, cô ấy chỉ tay về phía bên phải của nữ học viên đang lơ lửng trong bức tranh và nói: “Tôi nhìn thấy ánh sáng!”. Có hai cha con lắng nghe lời giải thích của tôi, cậu con trai nói tiếng Anh đã truyền đạt lời của tôi một cách rõ ràng và sinh động cho cha cậu ấy thậm chí còn nhiệt tình hơn cả tôi. Tôi cũng được một đồng tu cho biết rằng họ đã gặp một người muốn mua một bức tranh và muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Do sự bùng phát dịch COVID và hạn chế về việc tụ tập đông người, không có Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn ở địa phương vào năm 2020 và 2021. Triển lãm sẽ được tổ chức vào năm 2022 và nhiều người hơn sẽ biết sự thật.

Loại bỏ chấp trước về mất và được

Vào một ngày tháng 5 năm 2021, tôi có va chạm với một chiếc xe khác khi tôi đang đi ra khỏi bãi đậu xe. Tôi đã liên hệ với công ty bảo hiểm của mình và một cửa hàng sửa xe. Tôi đến cửa hàng sửa xe và phát hiện ra rằng công ty bảo hiểm sẽ trả phần lớn chi phí sửa chữa và còn cung cấp một chiếc xe cho thuê khác trong khi chiếc xe này đang được sửa vì tôi sẽ cần dùng nó trong thời gian chờ đợi.

Trong khi giải quyết các thủ tục giấy tờ, chủ tiệm sửa xe nói với tôi: “Chúng tôi sẽ nói chuyện với công ty bảo hiểm về việc thuê xe, vì vậy anh không cần phải lo lắng. Hãy dùng xe của tôi.” Tôi nói: “Nếu tôi lấy xe của anh, vậy anh thì sao?” Anh ấy nói: “Tôi có một chiếc xe khác. Hãy lái xe của tôi và anh không cần phải thuê chiếc khác. Nếu anh thuê chiếc khác, thì cũng không thể thuê được một chiếc xe xịn như thế này. Thật tuyệt khi lái một chiếc xe đẹp như vậy phải không?”

Tôi thực sự không hiểu ý anh ấy ngay lúc đó. Tôi chỉ nghĩ rằng anh ấy khá tốt bụng nên đã đồng ý. Tôi đã lái xe của anh ấy khi tham gia buổi diễu hành bằng xe hơi. Tôi phát hiện thấy có một con nhện nhỏ trên kính chắn gió, vì vậy tôi đưa tay ra và cố gắng bắt lấy nó. Tôi bị phân tâm và tông vào xe của học viên trước mặt tôi. Tôi rất buồn và sau khi thảo luận với học viên đó, tôi quyết định trả tiền sửa xe.

Khi về đến nhà, càng nghĩ về điều đó, tôi lại càng có cảm giác tồi tệ. Quả là họa vô đơn chí. Tôi nhớ lại rằng tai nạn đã xảy ra vì tôi đã cố bắt một con nhện. Không phải từ “con nhện” (trong tiếng Trung) đồng âm với từ “chấp trước” sao? Chấp trước của tôi là gì? Sau khi suy nghĩ về điều đó, tôi nhớ đến điều Sư phụ giảng: “Cái Lý của thế gian con người không thành Đạo được” (“Gửi Hội giao lưu Đài Loan [2018]”)

Khi nhớ lại cuộc nói chuyện với chủ tiệm sửa xe, tôi ngay lập tức hiểu ra ý định của anh ta: Tôi không thuê xe mà lái xe của anh ta, thì anh ta có thể xin và nhận được tiền cho thuê xe thay vì công ty bảo hiểm phải làm điều đó. Anh ta đang lợi dụng sơ hở để kiếm thêm tiền. Đây là cái lý của người thường với đạo đức bại hoại. Tôi không thể chấp nhận điều này. Tôi nhận ra rằng mình đã mắc một sai lầm lớn. Tôi lái xe quay lại tiệm sửa xe và xin lỗi chủ xe. Tôi nói, “Anh à, tôi thực sự xin lỗi. Tôi đã tông xe”.

Khi thấy tôi đã làm xe anh ấy bị hỏng, anh ấy vừa buồn vừa bực. Tôi nói với anh ấy: “Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và phải sống theo Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng ta đã nói với công ty bảo hiểm rằng sẽ thuê một chiếc xe hơi, nhưng chúng ta đã không làm như thế. Điều này là không đúng, phải không?”

Anh ấy hiểu và giúp tôi làm thủ tục thuê xe. Tôi đi làm bằng chiếc xe thuê, tinh thần và thể chất đều thấy thoải mái. Trong khi đi dọc hành lang, đột nhiên một cụm từ xuất hiện trong đầu tôi: “Không quan trọng là được hay mất”. Trái tim tôi chấn động: “Đúng vậy! Chủ cửa hàng sửa xe khổ sở vì mất và được, và tôi cũng khổ vì mất và được. Con người phải tính toán thiệt hơn và chịu khổ thật không đáng! Nếu con người không bị chấp trước vào mất và được, cuộc đời này sẽ tươi đẹp biết bao! Đây cũng là một tầng ý nghĩa của tùy kỳ tự nhiên, phải vậy không?” Khi nghĩ về điều này, tôi cảm thấy cơ thể mình sung mãn và tâm trí tôi trở nên ấm áp, điều đó thật tuyệt vời.

Vào buổi tối nọ, tôi và vợ đang đi dạo và mắt tôi hơi khô, vì vậy tôi đề nghị với cô ấy: “Anh có nên nhắm mắt lại và em có thể dẫn anh về nhà không?”. Cô ấy đồng ý. Lúc đầu, tôi hơi lo lắng sẽ đụng phải cây cối và người khác. Tôi liên tục nói với cô ấy, “Hãy nhớ quan sát con đường phía trước cho anh.” Cô ấy nói: “Anh cứ yên tâm.”

Với nhiều lần đảm bảo của cô ấy, tôi bắt đầu tin tưởng và tập trung vào bước đi của mình. Dần dần, tôi thấy rằng mặc dù trên thực tế cây cối và người đi bộ có tồn tại, nhưng chúng không ảnh hưởng gì đến tôi cả. Theo những gì tôi cảm nhận, con đường tôi đang đi vô cùng rộng rãi và bằng phẳng. Khi chúng tôi về đến nhà, vợ tôi bảo tôi hãy mở mắt ra.

Tôi liên hệ điều này với việc tu luyện. Con đường tu luyện cũng có vô số nguy hiểm và khó khăn, vì chúng ta tu luyện trong mê. Cách duy nhất để làm cho con đường này trở nên rộng hơn là phải tin vào Sư phụ và Đại Pháp. Mong rằng chúng ta hãy lý trí hơn và kiên định tín Sư tín Pháp trong việc tu luyện sau này của mình.

Đến đây tôi xin kết thúc bài chia sẻ của mình. Nếu có bất cứ điều gì không phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ được trình bày tại Hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2022)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán : https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/24/446672.html

Bản tiếng Anh : https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/31/202545.html

Đăng ngày 17-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share