Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Canada

[MINH HUỆ 25-07-2022]

Kính chào Sư phụ!

Xin chào các đồng tu!

Tôi muốn nhân dịp Pháp hội Canada lần này, chia sẻ với các đồng tu về một số thể hội tu luyện trong quá trình tôi chủ trì nhóm học Pháp lớn ở khu vực Vancouver.

1. Chính niệm vừa xuất ra, chủ động đảm nhận trách nhiệm

Trước khi làm người chủ trì nhóm học Pháp, tôi có rất nhiều phàn nàn đối với môi trường học Pháp và chia sẻ của nhóm, ví như: Thời gian học Pháp không đúng giờ, hiện tượng đến muộn về sớm rất phổ biến; thường không nắm bắt tốt tỷ lệ giữa chia sẻ lý tính và tính sự vụ; không khí chia sẻ uể oải, v.v., hơn nữa tôi cũng nghe những lời phàn nàn tương tự từ một số đồng tu. Nhưng đối với những vấn đề tồn tại này trong chỉnh thể, một cá nhân tôi có thể cải biến gì đây? Tâm thái không biết làm thế nào cứ dai dẳng theo tôi rất lâu, lúc đó tâm thái của tôi là, khi nào muốn tham gia thì đến một chút, nghe chia sẻ cảm thấy không có thu hoạch gì thì rời đi. Tôi thấy mình giống như lữ khách vậy, khi không thuộc về đoàn thể đó, rời khỏi môi trường đó, thì có thể không nhìn thấy và tâm không phiền nữa.

Trạng thái tu luyện này của tôi đã thay đổi vào cuối năm 2015. Lúc đó là thời kỳ quan trọng cho việc quảng bá Shen Yun hàng năm, và tình hình bán vé rất nghiêm túc. Nhưng mặc dù đối diện với thời khắc quan trọng này, tình trạng chia sẻ của nhóm cũng không có gì thay đổi lớn. Dù có nhiều người tham gia hơn bình thường, nhưng vẫn là trạng thái tẻ nhạt và không có người phát biểu.

Một hôm, cuối cùng tôi cũng ý thức được, đối với môi trường chia sẻ của nhóm lớn, từ tầng diện nào đó mà nói, cũng là phản ánh trạng thái tu luyện của chỉnh thể chúng tôi. Nếu rất nhiều người mang tâm thái tiêu cực đối với việc chia sẻ trong học Pháp tập thể, liệu có thể ảnh hưởng đến quảng bá Shen Yen không?

Lần này, cuối cùng tôi đã nhẫn vô khả nhẫn đối với trạng thái tu luyện của bản thân. Dùng “nhẫn vô khả nhẫn” để hình dung, và chỉ ra trạng thái tiêu cực này của tôi trong thời gian dài. Biết rõ đây là một môi trường quan trọng, vì sao luôn cảm thấy không thể thay đổi? Biết rõ đằng sau có can nhiễu của cựu thế lực, vì sao không thể dùng chính niệm để đột phá?

Vì vậy tôi chủ động tìm người phụ trách Phật Học hội để nói về cách nhìn đối với tình hình chia sẻ của nhóm học Pháp lớn. Tuy nhiên người phụ trách cảm nhận được ý nguyện đó của tôi, nên hỏi tôi liệu có muốn là người chủ trì nhóm chia sẻ không? Khi đó tôi không có kiểu khách khí từ chối như người thường, tôi nói: “Được, tôi sẽ thử”.

Sau khi nhận trách nhiệm, tôi biết không có thời gian để tôi từ từ thích nghi với vai trò mới này, bởi vì cơ hội chia sẻ hàng tuần về việc quảng bá Shen Yun không thể bị lãng phí. Lúc đó trong lòng tôi có chút băn khoăn, hướng nội tìm và thấy rằng mình không chắc có thể chủ trì tốt buổi chia sẻ của mọi người hay không. Trước đây nghe chia sẻ, muốn phát biểu thì nói mấy câu, không muốn nghe thì tìm lý do cho bản thân rồi rời đi. Bây giờ làm người chủ trì, chủ trì tốt hay xấu, trạng thái tu luyện tốt hay xấu, toàn bộ đều bộc lộ dưới con mắt của các đồng tu. Hơn nữa, người chủ trì phải nghĩ biện pháp để có nhiều đồng tu hơn tham gia chia sẻ. Đây là tâm gì nhỉ? Ồ, là bảo hộ tự ngã, sợ người khác nói, không dám đối diện với khó khăn.

Tôi nghĩ vậy mình tận lực làm, nếu mình chủ trì không tốt thì đổi người. Tôi muốn cải thiện một chút môi trường chia sẻ của chúng tôi, các tâm chấp trước này không thể ngăn cản mong muốn này của tôi! Tôi nói với bản thân: Tâm gì cũng buông xuống, nghiêm túc chuẩn bị!

Tôi bắt đầu chuẩn bị cho buổi chia sẻ đầu tiên với các đồng tu mà tôi chủ trì. Đề tài chia sẻ lúc đó rất rõ ràng, ấy là xoay quanh việc bán vé Shen Yun. Tôi liên lạc với người điều phối ở các thành phố, nói họ giới thiệu một số đồng tu đến chia sẻ. Đồng thời tôi cũng gia cường học Pháp và phát chính niệm, điều chỉnh trạng thái tu luyện của bản thân.

Vài ngày sau, sau khi học Pháp nhóm lớn, tôi lấy vai trò người chủ trì để bày tỏ quan điểm trước các đồng tu, ngoài việc biểu đạt tâm nguyện muốn các đồng tu cùng cải thiện môi trường chia sẻ ra, cũng nói rõ một số phép tắc yêu cầu đối với mọi người, ví như: Học Pháp chủ yếu học “Chuyển Pháp Luân”, mang theo sách, cố gắng hết sức không dùng sách điện tử; đến thời gian thì học Pháp và không đợi người; không tùy tiện dẫn người mới tới nhóm học Pháp lớn, nên chào hỏi (giới thiệu trước) với người điều phối và người chủ trì của thành phố đó; đối với việc đậu xe ngoài trời, chú ý những điều như khi về sớm, v.v., tất cả đều được giải thích rõ cho mọi người.

Sau đó, các đồng tu mà người điều phối thành phố liên lạc đã chia sẻ thể hội của họ. Toàn bộ không khí chia sẻ diễn ra sôi nổi, rất suôn sẻ. Sau khi kết thúc chia sẻ, mọi người đều vui mừng vì sự thay đổi này, rất nhiều đồng tu đã dành cho tôi nhiều lời động viên chân thành.

Sư phụ giảng:

“Tôi vừa giảng về nguồn nguyên lai của tư tưởng con người, trong Chính Pháp tôi thấy một tình huống: Trong không gian mà Chính Pháp chưa đến, có những lúc đệ tử Đại Pháp có cách nghĩ khá là chính, ấy là có chính Thần hoặc nhân tố chính đang khởi tác dụng, gia trì chính niệm của họ.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Chủ trì lần thứ nhất rất thuận lợi, tôi biết nguyên nhân do tôi có chính niệm, Sư phụ gia trì cho tôi, để lần đầu tiên chủ trì hoàn thành được thuận lợi.

2. Dùng Pháp lý phá trừ trở ngại

Trong hai tuần chia sẻ tiếp theo, tôi cũng tham chiếu theo cách lần thứ nhất, tìm đồng tu để chuẩn bị trước. Một hôm tôi bỗng ý thức chẳng lẽ mình cứ tiếp tục làm như vậy sao? Có thể tìm đồng tu được vài lần thì hết rồi, sau đó phải làm sao? Có thể một số đồng tu muốn chia sẻ sẽ cảm nhận rằng đã có sắp xếp trước, có lẽ vì không muốn làm phiền đến sự sắp xếp của tôi nên họ cũng không chia sẻ, một môi trường như vậy không thể được coi là một môi trường mà mọi người có thể mở lòng và tự do chia sẻ. Hướng nội tìm, tôi thấy bề mặt tôi làm điều này vì để buổi chia sẻ được thuận lợi hơn, để mọi người có thu hoạch, nhưng đằng sau ẩn chứa tâm lo sợ, tôi sợ đối diện với không khí im ắng, sợ không khí im ắng khiến tôi cảm thấy khó xử, sợ việc khó xử này khiến tôi mất mặt, thực chất vẫn là tâm hư vinh.

Đối mặt với những trở ngại xuất hiện trong quá trình chủ trì, nên phá trừ như thế nào dựa trên Pháp lý đây? Vấn đề tồn tại trong môi trường tu luyện đều không hình thành trong một sớm một chiều, tôi cũng không cần phải kỳ vọng thông qua vài lần chia sẻ là có thể thay đổi triệt để. Điều này cần càng nhiều đồng tu thay đổi tâm thái mới có thể thực sự cải thiện. Hiện nay, có thể có một chút xíu cải thiện cũng là tiến bộ rồi. Đối diện với tâm thái chỉ muốn nghe người khác chia sẻ, bản thân không muốn tham dự, đối chiếu bản thân, ấy là có tư tâm chỉ muốn thu hoạch, không muốn phó xuất.

Sư phụ giảng:

“Cho dù chư vị làm gì, đều không còn nghĩ rằng bản thân mình đang làm gì đó cho Đại Pháp, nên làm như thế nào cho Đại Pháp, mình làm thế nào để có thể làm được tốt cho Pháp này, [mà] đều đã đặt bản thân ở trong Đại Pháp, chư vị đã giống như một lạp tử trong Đại Pháp, cho dù làm gì thì bản thân cứ nên thực thi như thế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Great Lakes ở Bắc Mỹ [2000], Đạo Hàng)

Tôi ý thức rằng, đối với vấn đề môi trường chia sẻ trong nhóm học Pháp lớn, tôi không có coi bản thân là một lạp tử trong Đại Pháp. Vì vậy, trong buổi chia sẻ nhóm tiếp theo, tôi không tìm đồng tu để chuẩn bị trước nữa. Tuy nhiên, mọi người đã quen với cách chủ động của tôi mấy lần trước, vì vậy không ai chuẩn bị để chia sẻ. Khi tôi đề xuất đề tài chia sẻ thì xuất hiện sự im ắng tẻ nhạt. Tôi biết đây là những gì mình nhất định phải đối diện và đột phá, cho nên nội tâm rất bình tĩnh. Không có ai chia sẻ nên tôi tự nói về nhận thức của bản thân. Đồng thời cũng trích dẫn giảng Pháp của Sư phụ để gợi ý cho mọi người chủ động chia sẻ.

Dần dần, một số đồng tu bắt đầu tự nói về thể hội bản thân, điều này dẫn động các đồng tu khác chia sẻ. Vì không có sắp xếp sẵn, nên phát biểu của mỗi người đều xuất phát từ cảm thụ. Mặc dù hôm đó có chút im ắng nhất thời, nhưng kết quả chia sẻ nhìn chung là rất tốt. Sau vài lần chia sẻ nhóm lớn, đều có rất nhiều đồng tu chủ động phát biểu và chia sẻ thể hội, rất nhiều đồng tu nhìn thấy trạng thái chỉnh thể đang đề cao. Shen Yun sẽ bắt đầu biểu diễn sau vài tuần. Năm đó, kết quả quảng bá Shen Yun ở địa phương tôi tiến bộ hơn trước rất nhiều.

3. Tu trong Pháp, lý giải tốt trách nhiệm của người chủ trì

Trong mấy năm qua, đối với môi trường chia sẻ nhóm tu luyện, tôi có một chút lý giải về trách nhiệm của người chủ trì.

Đầu tiên phải lý giải được trách nhiệm của người chủ trì, phải trân quý tất cả những phó xuất của đồng tu.

Sư phụ giảng:

“Bảo cho mọi người biết, xem băng hình, học Pháp tập thể, luyện công tập thể và Pháp hội chúng ta mở ra hôm nay thế này, đó là hình thức tu luyện Đại Pháp duy nhất mà tôi lưu lại cho chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

Rất nhiều đồng tu dùng những phương thức khác nhau để viên dung những gì Sư phụ yêu cầu: Một số đồng tu đã cung cấp địa điểm học Pháp và chia sẻ thuận tiện cho mọi người; một số đồng tu phải khắc phục rất nhiều khó khăn mới có thể đến tham gia học Pháp tập thể; một số đồng tu chủ động chia sẻ thể hội tu luyện; một số đồng tu âm thầm chịu trách nhiệm duy trì chuẩn bị bố trí hội trường, dọn dẹp, âm thanh, ánh sáng và các thiết bị khác, v.v.. Đây là những phương thức khác nhau mà các đồng tu sử dụng để viên dung môi trường tu luyện tập thể của chúng tôi. Chủ trì chỉ là một khâu trong đó, các đồng tu đều có thể hội khác nhau mỗi tuần, việc mà người chủ trì cần làm là dẫn dắt mọi người chia sẻ, để mọi người có thể có được thu hoạch nào đó.

Thứ hai là, cần suy xét nội dung chia sẻ và duy hộ môi trường chia sẻ từ trên tầng diện chỉnh thể. Trước khi chia sẻ, tôi thường liên lạc với người phụ trách Phật Học hội, người điều phối thành phố, người phụ trách các hạng mục, để xem hiện có nội dung nào cần chia sẻ không. Trong việc lựa chọn chủ đề chia sẻ, cần phân biệt rõ chủ đề chính và phụ. Ví dụ, kể từ khi Shen Yun bắt đầu ra mắt hàng năm, tất cả những chia sẻ ở khu vực chúng tôi đều xoay quanh việc làm thế nào để quảng bá tốt Shen Yun. Nếu lệch chủ đề, tôi sẽ kịp thời kéo trở lại. Một ví dụ đối với việc duy hộ môi trường chia sẻ là, sau khi kết thúc dịch bệnh, có nên đồng thời duy trì hình thức chia sẻ trực tuyến hay không, sau khi liên lạc với người phụ trách Phật Học hội, chúng tôi quyết định không dùng hình thức chia sẻ trực tuyến nữa, tất cả trở về phương thức học Pháp tập thể trực diện. Việc cải thiện môi trường không hề dễ dàng, nếu không chú ý, không trân quý, môi trường tu luyện chỉnh thể tốt có thể phân tán lúc nào không hay.

Ngoài ra, cũng cần liên tục tổng kết, đề cao kỹ năng chủ trì. Tôi khá chú trọng việc dẫn dắt mọi người chia sẻ dựa trên Pháp lý. Thông qua một chuyện cụ thể, chúng tôi ngộ thế nào dựa trên Pháp. Trong quá trình chủ trì, khi xuất hiện tình huống khác nhau, nên ứng đối thế nào. Đồng thời là người chủ trì, tôi cũng sẽ lắng nghe cẩn thận chia sẻ của các đồng tu, đôi khi với một câu của đồng tu hay thậm chí là một từ, cũng khơi gợi rất sâu trong tôi, đôi khi tôi cũng chia sẻ với mọi người. Thỉnh thoảng thể hội cũng sẽ chỉnh lý thành văn tự và gửi lên trang web chia sẻ của đệ tử Đại Pháp.

Đồng thời cần có một tâm thái bao dung và khiêm nhường. Tôi thường nhắc nhở bản thân phải khiêm nhường và đừng có tâm hiển thị. Mỗi khi nghe đồng tu khen ngợi, tôi đều lập tức cảnh giác, nhắc nhở bản thân: Sư phụ yêu cầu đệ tử Đại Pháp làm tốt ba việc, ngươi có làm tốt chưa? Ngươi còn kém xa yêu cầu của Sư phụ! Có gì hiển thị chứ? Như vậy tâm hiển thị còn chưa xuất hiện, đã bị tôi nắm chắc và tiêu diệt. Liên quan đến bao dung, có giai đoạn, tôi rất không vui đối với đồng tu học Pháp xong liền rời đi, cảm thấy họ không ủng hộ chia sẻ trong nhóm lớn. Sau đó tôi nghĩ, tình huống mỗi cá nhân đều khác nhau, có thể đồng tu có chuyện khác phải đi giải quyết, cũng có thể chia sẻ của nhóm không đủ thu hút họ, chẳng phải bản thân mình cũng từng có những tâm thái này hay sao, khi nghĩ như vậy, tôi đều có thể lý giải được. Có tâm bao dung rồi, tôi có thể càng bình hòa, lý tính giải quyết những tình huống khác nhau.

Điều quan trọng nhất là, mỗi người tu luyện phải theo kịp. Nếu học Pháp không tốt, sẽ không dễ nắm bắt được nội dung chia sẻ trong quá trình chủ trì, học Pháp tốt là bảo chứng căn bản nhất để làm tốt vai trò người chủ trì. Bình thường khi học Pháp, tôi không cầu số lượng, nhưng nhất định phải nhập tâm, nếu không tập trung thì tôi sẽ học lại một lần nữa.

4. Cải thiện môi trường học Pháp, có thể đề cao trạng thái tu luyện chỉnh thể

Từ cuối năm 2015 đến nay, bất kể là chia sẻ trực diện hay chia sẻ trực tuyến trong thời gian dịch bệnh, đề tài chia sẻ của nhóm lớn chúng tôi là từ lý giải kinh văn mới của Sư phụ, hay chia sẻ chuyên đề Shen Yun, cho đến bầu cử nước Mỹ, dịch bệnh toàn cầu, thiên tượng biến hóa, hay là việc phối hợp hạng mục giảng chân tướng, đồng tu đã tu bỏ các tâm chấp trước như thế nào, v.v.. Bao gồm tất cả các phương diện. Các đồng tu cũng cảm nhận được sự thiết thực, khi chúng tôi đều coi trọng môi trường này, trạng thái tu luyện chỉnh thể của chúng tôi đều được đề cao.

Mỗi lúc chia sẻ sau khi học Pháp tập thể, chúng tôi cũng có thể coi đó là một dạng Pháp hội nhỏ không chính thức, chứ không coi nó như một hình thức suông. Các đồng tu chia sẻ tại các tầng diện khác nhau, từng chút một, tích lũy theo ngày tháng, dần dần cải thiện môi trường tu luyện của chúng tôi, dẫn đến việc chỉnh thể chúng tôi thăng hoa.

Tôi cảm thấy vinh dự sâu sắc khi có thể may mắn trở thành người chủ trì chia sẻ của nhóm học Pháp lớn. Cũng cảm ân sự từ bi bảo hộ của Sư phụ, cảm ơn sự bao dung và ủng hộ của các đồng tu, để tôi có thể trưởng thành và ma luyện trong quá trình này.

Mong nhiều đồng tu hơn nữa có thể coi việc cải thiện môi trường chia sẻ và học Pháp nhóm trở thành bổn phận của bản thân, khiến chúng ta có thể không ngừng thăng hoa trong tu luyện chỉnh thể, hoàn thành tốt hơn hồng nguyện tiền sử trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh!

Trên đây là thể ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào không đúng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn đồng tu!

[Bài chia sẻ trong Hội Giao lưu Chia sẻ Tâm đắc Thể hội Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp hội) Canada năm 2022]

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/7/25/在法中修-做好大組學法主持人-446714.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/1/202562.html

Đăng ngày 09-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share