Bài viết của An Bình
[MINH HUỆ 07-2-2020] Trong lịch sử mỗi khi sắp xảy ra đại sự, sẽ có rất nhiều nhà tiên tri, tiên giác và các bậc cao nhân, thông qua quan sát thiên tượng, mà có thể dự đoán trước tương lai, đồng thời dùng những ngôn ngữ đặc thù một cách kỳ diệu ghi lại việc này. Ví như Gia Cát Lượng viết “Mã Tiền Khóa”, Thiệu Ung viết “Mai Hoa Thi”, Lưu Bá Ôn viết “Thiêu Bính Ca”…
Khi mọi người đối chiếu những sự kiện đã xảy ra với những dự ngôn nổi tiếng này, sẽ phát hiện ra rằng đều có sự trùng hợp rất cao. Hơn nữa những dự ngôn này ngày càng khiến thế nhân quan tâm.
Lưu Bá Ôn còn có tên là Lưu Cơ, tể tướng khai quốc triều nhà Minh. Ông là người khoáng đạt, chính trực, liêm khiết, công bằng, không chỉ là minh tướng một thời, mà còn là một bậc cao nhân đắc đạo. Ông đã lưu lại rất nhiều dự ngôn cho hậu thế, gồm cả “Thiêu Bính Ca” nổi tiếng.
“Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn bia ký” nứt ra từ một trận động đất, vài năm trước mới được lưu truyền trong dân gian. Điều này có nghĩa là nội dung được khắc trên bia đá có liên quan tới hiện tại. “Lưu Bá Ôn bia ký” không chỉ lưu lại dự ngôn về một trận ôn dịch sắp xảy ra mà còn điểm hóa cho con người thế gian nên phá giải nó như thế nào.
Ôn dịch xảy ra vào năm Hợi, năm Tý
Trong “Lưu Bá Ôn bia ký” không chỉ chỉ ra rằng vào năm Hợi, năm Tý sẽ xảy ra đại nạn, hơn nữa còn là một trận ôn dịch xảy ra vào mùa Đông. Trên bia viết rằng:
“Như vấn ôn dịch hà thời hiện, đán khán cửu đông thập nguyệt gian.” “Cửu sầu thi thể vô nhân kiểm, thập sầu nan quá trư thử niên.”
“Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười.” “Cửu sầu thi thể không người liệm, Thập sầu khó qua năm Heo Chuột.”
Nghĩa là: Đại ôn dịch sẽ bùng phát vào tháng 9, tháng 10 (Âm lịch) “năm Heo Chuột” (năm 2019 và 2020), khiến người chết nhiều đến mức “thi thể không người liệm”, khó có thể tai qua nạn khỏi.
Cổ nhân tôn kính và thuận theo Thiên ý, nên nói rằng: “Suy thiên đạo dĩ minh nhân sự”, suy từ Thiên đạo có thể thấu tỏ việc nơi thế gian. Nghĩa là thông qua việc khám phá, diễn giải những quy luật biến đổi trong sự vận động của vũ trụ, tự nhiên, từ đó khiến con người minh bạch quy luật phát triển của xã hội và biến đổi sinh tồn của cá nhân, minh bạch đạo lý làm người, đạt được sự “hòa hợp với đức của Trời và Đất”, khiến hành vi của bản thân tuyệt đối không được lệch khỏi chính đạo. Mục đích của dự ngôn không phải là cố tình tạo ra những giả tượng huyễn hoặc, mà là cảnh báo thế nhân, phân rõ thiện ác.
Trên bia có viết rằng: “Hành thiện chi nhân đắc nhất kiến, Tác ác chi nhân bất đắc quan, Thế thượng hữu nhân hành đại thiện, Tao liễu thử kiếp bất thượng toán.”
“Người làm việc thiện thì được thấy, Kẻ làm việc ác không được xem. Trên đời có người hành Đại Thiện, Lây bởi kiếp này thật không đáng.”
Trong đại nạn như vậy, nhưng lại có người đại thiện đi truyền tặng phúc âm. Họ không nề hà gian khổ, không sợ hiểm nguy, nói với con người phải trọng đức hành thiện. Chỉ cần thành tâm thành ý, thì Thiên Thượng sẽ hóa giải kiếp nạn. Nếu có người nói cho bạn cách phòng tránh tai họa trong ôn dịch, nhất định không nên tùy tiện từ chối, mà bỏ lỡ cơ hội được cứu độ.
Trong thời khắc lịch sử quan trọng này, một người vì quan niệm của Thuyết vô thần mà không tin Thần, không tín Phật, sẽ mất đi cơ hội được cứu độ. Đó quả thực là điều vô cùng đáng tiếc, “thật không đáng.”
Về phạm vi dịch bệnh, bia đá viết như sau:
“Tam sầu Hồ Quảng gặp đại nạn, Tứ sầu các tỉnh khởi lang khói.”
Dịch bệnh sẽ bắt đầu xảy ra tại “Hồ Quảng”, sau đó lan ra khắp các tỉnh trong toàn quốc. Trong dịch bệnh “thiên hạ loạn khắp nơi” vì ứng phó với ôn dịch, mà không khí căng thẳng bao trùm, như “khói dữ” nổi lên tứ bề.
Tránh họa có chân ngôn, có người hành đại thiện
Chân ngôn trong bệnh dịch giúp tránh họa là gì?
“Lưu Bá Ôn bia ký” một lần nữa nhắc nhở con người thế gian: “Thiên đạo vô thân, duy đức thị phò”, ý rằng đạo trời không thiên vị, đối xử với chúng sinh đều như nhau, nhưng hành thiện tích đức phù hợp với thiên đạo, nên ông Trời thường giúp đỡ người thiện lương.
Chỉ khi biết kính sợ Trời đất, giữ gìn phẩm hạnh, sự lương thiện, mới là con đường chân chính thoát khỏi tai họa. Chữ “Thiện” xuất hiện vài lần trên bia đá: “Người hành thiện mới được thấy”, “Trên đời có người hành đại thiện”, “Trừ khi lương thiện mới có thể bảo toàn tính mệnh.”
Trong câu kết trên bia đá, Lưu Bá Ôn dùng cách triết tự, như một câu đố, nói với con người về ba chữ trân quý nhất:
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu, Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu, Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an.”
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu“: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).
“Ba chấm cộng một câu” nghĩa là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn – mũi dao” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn – nhẫn nại” (忍). “Bát Vương nhị thập khẩu“ chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “niệm” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.
Vậy nên “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).
Văn tự Trung Quốc ẩn chứa trí huệ vô cùng vô tận, lưu lại cho đời sau những manh mối tìm kiếm huyền cơ của Thiên đạo. Nếu thế nhân có duyên hiểu được “chân ngôn” viết ra trên bia đá, thì “Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an.”
Dịch bệnh tuy hung hãn, tự cứu có linh đan
Cuối năm 2019 đã xảy ra dịch hạch, tới đầu tháng 1 năm 2020, dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Từ ngày 23 tháng 1 thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc bắt đầu phong tỏa thành phố, tỉnh Quảng Đông, Triết Giang, Hà Bắc cũng thực thi “hưởng ứng cấp một”. Dịch bệnh lan tràn hiện nay đã không thể tìm ra giải pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Đối diện với dịch bệnh hung hãn, ắt sẽ có cách hay tự cứu mình. Khi các học viên Pháp Luân Công nói với bạn, hãy thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, nhất định phải khắc ghi trong tâm. Chín chữ chân ngôn này mang theo năng lượng thuần chính của vũ trụ, có thể giúp con người tăng cường tín tâm, tăng thêm năng lượng chân chính.
Trong khi tâm bạn động chân niệm, mọi thứ sẽ thay đổi!
Pháp Luân Đại Pháp là một công pháp tu luyện Phật gia thượng thừa, người học lấy Chân, Thiện, Nhẫn làm nguyên tắc yêu cầu bản thân. Nhờ vào công hiệu thần kỳ về khả năng trừ bệnh khỏe người, thăng hoa đạo đức, nay đã truyền khắp hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, chỉ duy nhất tại Trung Quốc lại bị đàn áp tàn khốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bôi nhọ Pháp Luân Công, dàn dựng màn “Tự thiêu Thiên An Môn”. Những người tham gia tự thiêu căn bản không phải là học viên Pháp Luân Công, mà được ĐCSTQ sắp đặt, đạo diễn tỉ mỉ. “Cuộc bao vây Trung Nam Hải” lại càng là những lời vu khống. Xin chớ bị những lời dối trá của ĐCSTQ lừa gạt. Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp, có thể nhìn thấu những lời dối trá. Đại Pháp sẽ bảo hộ tất cả những người Trung Quốc đáng quý minh bạch chân tướng!
Trung Quốc có câu cổ ngữ rằng: Tâm thành tắc linh. Trong ôn dịch xin hãy khắc ghi: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, đồng thời hãy nói điều này với bạn bè, người thân của mình và bất kỳ ai bạn gặp hay lướt qua. Có câu rằng “Cứu một mạng người hơn xây tòa tháp bảy tầng”, trong nguy nan hãy truyền rộng phúc âm tới khắp muôn nơi, để tất cả những người hữu duyên đều được cứu độ!
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/2/7/《劉伯溫碑記》點明避開瘟疫的真言-400851.html
Đăng ngày 13-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.