Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Liêu Ninh
[MINH HUỆ 10-02-2020] Trước dịp Tết Nguyên đán năm nay, những người anh em họ hàng đi làm ăn xa trong gia đình tôi đều trở về. Không lâu sau nghe được thông tin về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, mọi người trong nhà đều vui mừng vì năm nay không ai đến Vũ Hán cả. Tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy lo lắng, bất an đối với bệnh dịch này.
Lúc đó, một người trong nhà đột nhiên kể lại câu chuyện năm đó bà tôi đã tránh được ôn dịch như thế nào. Nghe xong câu chuyện, trong tâm mọi người dường như đã nhẹ nhõm đi vài phần.
Nhắc đến bà tôi, mọi người trong nhà đều rất kính trọng. Những người tiếp xúc với bà đều bảo bà là người lương thiện, khoan dung, tốt bụng, cả đời chưa bao giờ nói xấu ai, luôn thiện ý giúp đỡ mọi ngươi. Bây giờ, tôi sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện tránh ôn dịch của bà tôi.
Đó là câu chuyện xảy ra vào những năm 40, 50 của thế kỷ 20. Hai thôn Hác gia và Dương Gia thuộc trấn Bán La Môn, huyện Hắc Sơn, tỉnh Liêu Ninh nằm sát cạnh nhau. Thôn Dương Gia năm đó có một người đàn ông đi làm ăn xa trở về nhà ăn Tết, về nhà không lâu bắt đầu tiêu chảy, hai ba hôm sau liền chết vì bệnh.
Sau khi lo xong hậu sự cho người đàn ông, trong thôn liên tiếp có người bị tiêu chảy, mỗi ngày đều có ba đến năm người chết. Khi đó, không một ai biết đó là bệnh gì, có người nói là bệnh truyền nhiễm, gọi là bệnh kiết lỵ, tôi gọi chung là ôn dịch.
Lúc này, mọi người đều vô cùng sợ hãi, đặc biệt là người trong thôn Hác Gia bên cạnh. Để tránh bệnh dịch lây lan sang thôn, mọi người đã dùng những cây gậy ngăn giữa hai thôn để cách ly, người dân của hai thôn cũng không đi lại tiếp xúc với nhau.
Bà tôi là người thôn Hác Gia. Trong thôn có một người đàn ông họ Trương vô cùng yêu thương vợ mình, vì lo sợ vợ bị nhiễm bệnh, ông không cho vợ tiếp xúc với bên ngoài, hàng ngày nhốt mình ở trong nhà, nhưng vợ ông vẫn không tránh khỏi ôn dịch, đến một ngày trong nhà không còn một ai. Cứ như vậy, ôn dịch không biết bằng cách nào đã lan rộng khắp thôn Hác Gia.
Không lâu sau, mẹ chồng của bà tôi cũng bị nhiễm bệnh, ăn bao nhiêu tiêu chảy bấy nhiêu. Tiếp đó, chị dâu bà cũng bị nhiễm.Vì sợ lây nhiễm bệnh, mọi người trong nhà không dám đi thăm hỏi và cũng không cho bà tôi đi.
Bà tôi nghĩ rằng không thể thấy chết mà không cứu, không có tình nghĩa, thế là hàng ngày bà đều đến chăm sóc mẹ chồng và chị dâu, ăn uống dọn dẹp đều một tay bà lo. Cuối cùng mẹ chồng của bà qua đời, chị dâu thì khỏi bệnh. Mặc dù bà hàng ngày phục vụ hai người bệnh như vậy nhưng bà lại không hề bị nhiễm.
Mọi người trong làng bàn tán sôi nổi, ai cũng nói rằng bà tôi hiếu thuận với mẹ chồng, thiện đãi chị dâu, tâm địa lương thiện, tích được đại đức, nên được ông trời phù hộ, thần dịch không dám tìm đến.
Bà tôi tuy không biết chữ, nhưng cả đời luôn chiểu theo những đức tính truyền thống tốt đẹp của Trung Hoa mà hành xử. Năm bà 35 tuổi, ông tôi qua đời, để lại cho bà ba đứa con: con gái lớn 11 tuổi (mẹ tôi), con trai 7 tuổi và con gái nhỏ 3 tuổi. Cuộc sống lúc đó của bà tôi rất khó khăn, nhưng bà đã nuôi nấng dạy dỗ cả ba đứa con khôn lớn thành người, bà ở vậy cả đời, không đi tiếp bước nữa. Người dân trong làng nói, bà không những nhân phẩm tốt, giữ trọn đạo người vợ, mà còn không bao giờ xem thường người khác, không bao giờ nói xấu ai.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ xưa đến nay vẫn luôn là vấn đề nan giải. Bà tôi đối xử với mẹ chồng, và con dâu đều vô cùng tốt. Cho dù có xảy ra mâu thuẫn nào, bà tôi đều thiện ý hoà giải. Ví dụ, con dâu của bà rất hay nổi nóng, mọi người xung quanh đều nói cô không đúng, nhưng bà tôi lại nói: “Con người của Tiểu Trân thật ra rất tốt.” Lòng tốt của bà đã cảm hoá con dâu, cô cũng thật lòng quan tâm, đối xử tốt với bà. Cả gia đình sống với nhau rất hoà thuận.
Năm 1999, tôi 38 tuổi và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, hiểu được rằng ý nghĩa của cuộc đời là phản bổn quy chân, dựa trên tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” không ngừng đề cao đạo đức bản thân. Bà tôi năm đó cũng ngoài 80 tuổi. Khi tôi về thăm bà, bà tôi vừa nghe đến “Pháp Luân Đại Pháp” và “Chân-Thiện-Nhẫn” thì vô cùng vui mừng, và rất ủng hộ, bà cho rằng đây có thể là Pháp bảo, so với “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” còn cao hơn. Tôi bình thường ở xa quê, trong nhà không ai hướng dẫn bà luyện công, cũng không ai đọc Pháp cho bà, bà mỗi ngày đều niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”
Năm 96 tuổi, bà tôi không bệnh tật gì ra đi thanh thản. Mọi người trong nhà đều biết về những chuyện của bà tôi, cũng đều rất đồng tình với “Chân-Thiện-Nhẫn”.
Pháp Luân Đại Pháp, Chân-Thiện-Nhẫn là Đại Pháp Phật gia, với mục đích đề cao cảnh giới đạo đức và tinh thần của con người, cải biến con người từ vi quan, giúp người tu luyện quay trở về con đường chính trực thuần khiết. Sư phụ của Đại Pháp giảng: “Nhất chính áp bách tà” (Chuyển Pháp Luân). Một khi tâm địa chân chính thì tà ma không dám xâm hại. Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, khiến tôi từ một con người tự tư, làm việc gì cũng chỉ nghĩ đến lợi riêng đã biết nghĩ cho người khác, mọi người trong nhà ai cũng biết.
Tập đoàn Giang Trạch Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bức hại Pháp Luân Công 20 năm nay, vì để bức hại Pháp Luân Công, đã dàn dựng “vụ tự thiêu Thiên An Môn” và hàng loạt các tin tức nhằm hãm hại Pháp Luân Công và những người tu luyện Đại Pháp, kích động lòng thù hận Pháp Luân Công của người dân. Sự lựa chọn đạo đức lớn nhất của người dân Trung Quốc ngày hôm nay, chính là sự lựa chọn giữa sự thật và lời nói dối, giữa “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Công và giả-ác-đấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. 15 người họ hàng của tôi đa phần đều đi làm ăn xa, họ đều lựa chọn “tam thoái” (thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Người nhà tôi ngồi nói chuyện với nhau: “Chả trách năm nay vì một số nguyên nhân mà không đến Vũ Hán, mấy năm nay làm ăn cũng rất thuận lợi, đều là vì chúng ta đã lựa chọn đúng rồi, thuận theo thiên ý, ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo!”
Hy vọng mọi người đều có thể minh bạch chân tướng Đại Pháp, bình an vượt qua đại kiếp nạn mà dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây ra.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/10/姥姥避瘟疫的法宝-400954.html
Đăng ngày 12-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.