Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-12-2019] Có một cặp vợ chồng nọ mà cả hai đều là học viên làm buôn bán đã nhiều năm. Mỗi ngày hai vợ chồng đều lái xe đến các phiên chợ để bán hàng. Có lần người vợ vui vẻ bảo tôi rằng: “Sư phụ đang giúp chúng tôi. Chúng tôi luôn bán được nhiều hơn những người khác.” Cô nói rằng không một đối thủ nào của họ có thể bán được nhiều như họ. Ngay cả khi người khác chỉ kiếm được chút xíu lợi nhuận thì họ vẫn kiếm được tiền.
Tôi thực sự không biết phải nói gì với họ. Trong nhiều năm qua, hai vợ chồng này đã đóng góp rất nhiều trong việc chứng thực Đại Pháp trong vùng của chúng tôi. Nhưng tôi không thể quên điều cô đã nói và thường nghĩ về nó. Vì thế tôi muốn được chia sẻ thể ngộ của mình. Tôi không có ý phán xét hay đổ lỗi cho cặp vợ chồng này. Tôi hy vọng rằng những lời này của tôi có thể khiến những học viên có cùng nhận thức như cặp vợ chồng này suy xét về những gì họ đang làm. Nếu lời của tôi nói ra có bất cứ điều gì không đúng, xin các đồng tu hãy từ bi chỉ ra cho tôi.
Trong những thời khắc cuối cùng này của thời kỳ chính Pháp, tiêu chuẩn mà các học viên chúng ta phải đạt được ngày càng cao hơn. Chỉ khi mọi suy nghĩ của học viên chúng ta phù hợp với Pháp, thì cựu thế lực mới không thể lợi dụng sơ hở của chúng ta và chúng ta mới có thể bước những bước cuối cùng của hành trình này một cách tốt đẹp.
Cặp vợ chồng này thường lái xe đến các phiên chợ cả trong và ngoài thị trấn. Họ dậy sớm và về nhà trễ. Trên đường đi họ cũng phân phát một số tài liệu thông tin về Đại Pháp. Tuy nhiên, họ có rất ít thời gian để học Pháp, luyện công hay phát chính niệm, đó là những điều cơ bản mà các học viên nên làm. Họ dường như chẳng nhớ gì về nó khi công việc kinh doanh của họ thuận lợi và họ càng trở nên bận hơn. Khi họ về đến nhà thì đã muộn. Trong khi đếm số tiền họ kiếm được trong ngày hôm đó, họ nghĩ về ngày hôm sau và kế hoạch kinh doanh tiếp theo. Tâm tự hào rằng “Luôn bán được nhiều hơn người khác” chẳng phải là chấp trước đang bị cựu thế lực lợi dụng sao? Càng chấp trước thì càng bán được nhiều hơn. Càng kiếm được nhiều tiền thì bạn lại càng vui. Sư phụ giảng:
“Khống chế đại não của một người thường thật là việc quá dễ dàng. Nó có thể khống chế rất nhiều người đến tìm vị này để coi bệnh, rất nhiều [người] đến. Được lắm, bên này vị ấy đang trị bệnh, bên kia con động vật chỉ thị phóng viên báo chí đăng bài tuyên truyền. Nó khống chế người thường làm những việc như thế; nhưng người đến coi bệnh mà trả ít tiền quá thì không được, [nó] sẽ làm chư vị đau đầu; thế nào chư vị cũng phải đưa nhiều tiền.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)
Nếu một học viên tiếp tục như vậy, anh ấy có thể quên phát chính niệm toàn cầu bốn lần trong ngày. Anh ấy thậm chí có thể bỏ luyện công và không có thời gian để học Pháp.
Vì những lý do được liệt kê bên trên, dường như khi một học viên mặc cả với người thường thì tâm tính của anh ấy đã ngang với người thường. Chắc hẳn đây không phải là điều Sư phụ muốn. Quá khứ người xuất gia giảng “Làm sư ngày nào gõ mõ ngày ấy.” Là học viên, nếu chúng ta thậm chí không thể “kiên trì gõ mõ” thì sao chúng ta có thể xứng đáng với sự cứu độ từ bi của Sư phụ?
Tôi nhớ mình từng đọc một chia sẻ của một học viên. Cô ấy điều hành một siêu thị nhỏ. Để kiếm sống, cô ấy phải làm việc cả ngày ở siêu thị của mình. Nhìn thấy các học viên khác ra ngoài cứu người, cô bắt đầu lo lắng. Sau đó cô ngộ ra rằng: Các học viên ở đây để cứu người. Tôi không thể để việc điều hành siêu thị ngăn tôi ra ngoài cứu người. Cô ấy quyết định đóng cửa siêu thị vào ban ngày và đi ra ngoài để giảng rõ sự thật cho mọi người. Cô ấy về nhà vào buổi tối và mở cửa siêu thị của mình vài giờ. Ngạc nhiên thay, siêu thị của cô kiếm được nhiều tiền hơn khi cô mở cửa cả ngày. Các học viên đều hiểu được lý do tại sao điều này lại xảy ra.
Sư phụ nhắc chúng ta:
“Chư vị có thể mang theo những thứ chưa buông bỏ trong tâm ấy tiến vào thiên quốc chăng?” (Chân tu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Chúng ta cần tiền để sống, nhưng chúng ta không đến đây để kiếm tiền. Sư phụ đã an bài điều tốt nhất cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần làm điều Sư phụ yêu cầu.
Tôi nhớ Sư phụ đã khuyên các học viên hết sức cẩn thận vào cuối bài giảng của Ngài cho các học viên người Úc như thế nào. Sư phụ đang chờ nghe tin tốt từ mỗi học viên. Khi xem xét lại tu luyện của chính mình, tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình đã không làm tốt!
Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, có điểm nào chưa đúng với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/15/396671.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/18/181145.html
Đăng ngày 19-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.