Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 24-09-2019] Chính Pháp sẽ đến ngày kết thúc, và khi điều đó xảy ra, thành quả tu luyện của chúng ta sẽ được công bố. Sư phụ đã nhiều lần mô tả cảnh tượng tráng lệ lúc đệ tử Đại Pháp viên mãn.
Nhưng chính thời khắc quan trọng và huy hoàng này lại rất dễ trở thành chấp trước lớn nhất của người tu luyện. Khi mới bắt đầu tu luyện, có lẽ chúng ta đã hình dung và truy cầu viên mãn bằng quan niệm người thường. Nhưng những học viên đã trải qua cuộc bức hại 20 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nên bình tâm và lý trí suy xét một chút.
Vẫn còn có một số học viên tìm từ “viên mãn” hoặc những từ tương tự trong các bài kinh văn và Hồng Ngâm của Sư phụ trong nhiều tháng. Một số người tìm kiếm câu trả lời từ những tiên tri cổ và chờ đợi viên mãn từ năm 2012. Những người khác đặt hy vọng vào người thường sẽ giúp giải thể ĐCSTQ và minh oan cho Pháp Luân Đại Pháp. Họ truy cầu mộng tưởng bằng quan niệm người thường và không thể bình tâm được. Những học viên này đã quên lời dạy của Sư phụ.
Sư phụ giảng:
“Tu đến chấp trước không còn dù một lậu thì mới có thể viên mãn chứ!” (Tu luyện không phải là chính trị, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Viên mãn có thể nói cũng giống như kỳ thi vào đại học. Ngày công bố kết quả thi cũng là ngày tu luyện kết thúc. Tuy nhiên, kết quả tu luyện không phải được hình thành vào ngày đặc biệt đó, mà thông qua nỗ lực loại bỏ chấp trước và liên tục đề cao trong nhiều ngày. Trượt khảo nghiệm hoặc không loại bỏ được chấp trước người thường sẽ khiến học viên không thể tiếp tục tu luyện và đề cao, do đó không có thêm cơ hội để đạt viên mãn.
Mọi người đều có con đường tu luyện riêng để hướng đến viên mãn của bản thân. Những gì một người trải qua trên con đường này đều là Sư phụ nhắm vào tâm tính của chúng ta mà an bài. Chúng ta nhất định phải chú ý đến tâm của chúng ta hơn hết. Bất cứ khi nào quan niệm người thường nổi lên, chúng ta nên nhận biết và loại bỏ nó ngay lập tức.
Kỳ thật, chỉ vì viên mãn mà tu luyện cũng là vị tư. Tu luyện chính là quá trình buông bỏ tự tư, lợi ích cá nhân và chấp trước viên mãn, để cuối cùng người tu luyện có thể đạt tiêu chuẩn “vô tư vô ngã.” Ý nghĩa của viên mãn là quá trình buông bỏ sự tự tư trong cuộc sống hàng ngày và đạt tiêu chuẩn của mỗi tầng thứ.
Sư phụ giảng:
“Như Lai giảng Không thực ra là ý rằng không có nhân tâm, vô lậu là chân lý tuyệt đối của cái không.” (Thế nào là Không, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khi một người đạt đến cảnh giới vô lậu, tâm trí của người đó trống rỗng và không còn bất kỳ chấp trước nào. Đương nhiên, sẽ không có khái niệm viên mãn hay kết thúc trong tâm, vì điều đó chỉ làm lãng phí tinh lực.
Vì Sư phụ là người duy nhất nắm chắc tiến trình tu luyện, nên cựu thế lực và các học viên có công năng không thể biết được điều đó. Chỉ có ba việc mà chúng ta nên làm. Chừng nào tu luyện chưa kết thúc, chúng ta nên làm những gì cần làm từng bước một. Ngay cả vào ngày cuối cùng tu luyện, chúng ta cũng không nên quá kích động.
Sư phụ giảng rằng tâm hoan hỉ hay sợ hãi cũng có thể khiến một học viên bị rớt. Chúng ta chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi quyết định của Sư phụ. Viên mãn hay không, tu đến tầng thứ nào, đều là kết quả của việc chúng ta đã tinh tấn hay không tinh tấn. Sẽ không lại có thêm cơ hội để tu luyện. Vì vậy, trước khi Chính Pháp kết thúc, chúng ta nên trân quý khoảng thời gian quý giá này, đừng lãng phí thời gian vào những mộng tưởng mang đầy chấp trước.
Trong bài kinh văn “Đối thoại với thời gian” của Sư phụ, chúng ta biết rằng thời gian là một vị thần. Chúng ta nên hiểu thời gian như thế nào? Xét về các giai đoạn của thời gian, chúng ta thường phân nó thành quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta nên ở giai đoạn nào? Nên là hiện tại. Việc nghĩ đến những điều đã qua hoặc chưa đến là chấp trước.
Xét về các đơn vị thời gian khác nhau như giờ, phút hoặc giây, chúng ta nên đồng bộ với giây. Những gì chúng ta làm được thực hiện từng giây. Khi một học viên gặp vấn đề với quá khứ hoặc lo lắng về tương lai, học viên đó đang lãng phí thời gian và không làm những gì học viên đó nên làm.
Sư phụ giảng:
“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Trong thời gian dài, nhiều học viên đã không đạt tiêu chuẩn này. Sư phụ đã nhiều lần trì hoãn kết thúc Chính Pháp để đợi những chúng sinh có thể vẫn được cứu và những học viên có thể bắt kịp. Sư phụ muốn cứu nhiều người hơn.
Chẳng phải chúng ta đang làm ngược lại với an bài của Sư phụ hay tạo chướng ngại khi chấp trước vào thời điểm bức hại kết thúc sao? Hãy bình tâm, làm tốt và theo sát tiến trình Chính Pháp của Sư phụ, giải thể ĐCSTQ và triển hiện ra huy hoàng của Đại Pháp.
Trên đây là chút thể ngộ của tôi, có điểm nào không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/24/393674.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/19/181155.html
Đăng ngày 11-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.