Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-08-2019] Tôi rất minh bạch trong tâm rằng, là một đệ tử Đại Pháp chân chính phải luôn biết hướng nội. Tuy nhiên trên thực tế, điều này không phải lúc nào cũng đơn giản. Căn nguyên của việc khó hướng nội chính là can nhiễu từ những quan niệm hậu thiên của chúng ta. Nếu bạn không đo lường bản thân theo các tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, những quan niệm này sẽ dễ dàng thao túng bạn.

Buông bỏ chấp trước căn bản

Khi bị giam trong ngục tù, tôi cũng cố gắng hướng nội để tìm ra những chấp trước của mình. Các quan niệm hậu thiên của tôi khiến tôi tin rằng tôi đang làm rất tốt việc hướng nội.

Sư phụ giảng:

“Vậy chấp trước căn bản ấy là gì? Tại thế gian người ta hình thành rất nhiều quan niệm, đến mức bị quan niệm chi phối, truy cầu những điều [mình] theo đuổi. Nhưng người ta đến thế [gian] là do nhân duyên đã quyết định đường đời con người và những được-mất trong đời con người; lẽ nào quan niệm của con người lại có thể quyết định từng quá trình trong đời người được? Do vậy cái gọi là ‘những theo đuổi và nguyện vọng tốt đẹp’ ấy cũng đã trở thành những truy cầu chấp trước thật đau khổ mà vĩnh viễn không đạt được”. (Tiến đến viên mãn, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi nhận ra rằng những quan niệm hậu thiên của tôi rất ngoan cố và đang cản trở tôi phá bỏ lớp vỏ bề mặt con người của mình.

Một số học viên chúng tôi khi ở trong ngục có tín tâm kiên định vào Đại Pháp, và mặc cho nhà tù có làm thế nào, thì họ vẫn không thể chuyển hoá chúng tôi. Họ lo sợ rằng chúng tôi sẽ làm ảnh hưởng tới những học viên bị ép buộc phải từ bỏ Đại Pháp, vì thế chúng tôi bị chuyển tới một phòng giam chật hẹp. Trong điều kiện này, chúng tôi đã có cơ hội chia sẻ những ý kiến của bản thân và đề cao chỉnh thể.

Tại phòng giam, chúng tôi được phép ngủ 10 tiếng mỗi ngày. Vì thế chúng tôi đã sử dụng thời gian này để nhẩm Pháp và hướng nội. Chúng tôi cố gắng tìm cách đột phá các chấp trước căn bản của mình: những quan niệm hậu thiên đang thao túng chúng tôi từng thời từng khắc.

Tôi từng thường xuyên tuyệt vọng trong nỗ lực tìm kiếm cách giải quyết vấn đề này. Tôi không thể tìm ra chấp trước của mình. Bởi vậy tôi đã đặt ra một nguyên tắc cho bản thân: mỗi ngày vào buổi tối, tôi phải nhắc lại toàn bộ những gì tôi đã nói và làm trong ngày hôm đó. Tôi tự hỏi bản thân: những gì tôi nói có phù hợp với Đại Pháp không? Tôi đã hành xử có chính niệm chưa? Tôi có hướng nội khi đối mặt với mâu thuẫn không? Tôi có dám đứng lên để phơi bày chân tướng cuộc bức hại khi đối mặt với những lính canh hung dữ không?

Tôi lặp lại quá trình hướng nội này ngày qua ngày. Hai tháng sau, tôi nhận thấy mình đột nhiên có thể nhập tĩnh thâm sâu khi thiền định. Giống như những gì Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Sẽ xuất hiện là lúc ngồi ở đó, cảm giác bản thân mình mỹ diệu hệt như đang ngồi trong vỏ trứng gà, cảm giác thoải mái phi thường, biết rằng mình đang luyện công tại đó, cảm giác toàn thân bất động. Đó là điều công pháp này của chúng ta nhất định sẽ xuất hiện. Còn một trạng thái nữa: ngồi tới ngồi lui phát hiện chân [biến] mất, không biết rõ chân đã đi đâu mất, thân thể cũng [biến] mất, cánh tay cũng [biến] mất, bàn tay cũng [biến] mất, chỉ còn mỗi cái đầu não. Luyện tiếp nữa thì thấy đầu não cũng [biến] mất, chỉ còn [mỗi] tư duy của bản thân, một chút ý niệm biết rằng bản thân đang luyện công nơi ấy. Nếu chúng ta đạt đến mức độ ấy là đủ rồi. Vì sao? Người ta luyện công trong trạng thái ấy thì thân thể đạt đến trạng thái diễn hoá đầy đủ nhất, trạng thái tốt đẹp nhất, do đó chúng tôi yêu cầu chư vị nhập tĩnh vào trạng thái ấy”. (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Kể từ đó, tôi cảm thấy rất dễ chịu và hạnh phúc, như thể vô số trọng lượng đè xuống lưng tôi đã biến mất. Và tâm trí tôi rộng mở thoáng đãng. Tôi cảm thấy vô cùng thoải mái. Trong quá khứ, tôi sẽ suy nghĩ rất cẩn thận trước khi làm bất cứ thứ gì. Nhưng kết quả thường không như mong đợi. Hiện tại, mỗi khi vấn đề nảy sinh, tôi đều có ý tưởng giải quyết vấn đề, và kết quả thường khá tốt. Điều này thật bất ngờ.

Phản ứng của tôi đối với một chu trình tẩy não mới

Khoảng một năm trước khi tôi được thả ra, người chịu trách nhiệm giam giữ các học viên Pháp Luân Công đã bắt đầu một quá trình bức hại mới dưới sự chỉ đạo của Phòng 610. Hai nhóm “tấn công” (dùng để tiến hành tẩy não và bức hại các học viên kiên định) được thành lập. Một nhóm được dẫn dắt bởi người đứng đầu Giáo hội Phật giáo, và một nhóm khác do viện trưởng của một học viện có bằng cấp cao trong lĩnh vực vật lý phụ trách. Họ đã thu thập cái gọi là kinh nghiệm tẩy não thành công trên khắp Trung Quốc và tìm mọi cách để sử dụng những thủ đoạn lưu manh này hòng làm dao động tín tâm của những học viên kiên định.

Những tổ chức này tiến hành tẩy não chúng tôi cả ngày lẫn đêm. Họ liên tục thẩm vấn các học viên bằng những câu hỏi lố bịch. Hầu hết các học viên đều phớt lờ tiếng la hét và các câu hỏi của họ. Tôi nghĩ rằng tôi nên chống lại sự bức hại của họ bằng chính niệm của bản thân.

Mặc dù tôi không biết nhiều về kinh điển Phật giáo cũng như khoa học, nhưng tôi không sợ hãi. Mỗi lần họ lăng mạ Đại Pháp, tôi đều đáp trả không chút do dự. Những lý lẽ của tôi nhắm vào điểm chính của họ, phơi bày lời dối trá của họ, và vạch trần kế đoạn chương thủ nghĩa của họ.

Thủ đoạn sử dụng khoa học để công kích Sư phụ

Chẳng hạn, họ nói rằng Sư phụ Lý sử dụng thuật ngữ “năm ánh sáng”, một đơn vị đo khoảng cách thiên văn, làm đơn vị tính thời gian. Thuật ngữ năm ánh sáng là một thuật ngữ phổ biến trong sách giáo khoa trung học để đo chiều dài. Đột nhiên, tôi cảm thấy rất nhiều kiến thức thiên văn học và vật lý xuất hiện trong tâm trí tôi, vì thế tôi có thể dễ dàng đối phó với câu hỏi của họ.

Tôi nói rằng: “Năm ánh sáng, được định nghĩa trong sách giáo khoa là một đơn vị đo khoảng cách thiên văn, có giá trị trong phạm vi của Trái đất. Ở đây tốc độ ánh sáng là gần như không đổi”. Họ cảm thấy lo lắng khi nghe tôi nói nhiều hơn. Tôi tiếp tục: “Tuy nhiên, thuật ngữ ‘năm ánh sáng’ mà Sư phụ của Đại Pháp nhắc đến được sử dụng ở một ngữ cảnh rộng lớn hơn nhiều. Chẳng hạn, các lỗ đen và ngôi sao neutron trong hệ Ngân Hà có lực hấp dẫn lớn tới mức có thể bẻ cong ánh sáng, gây ra những thay đổi về tốc độ và hướng”.

Tôi có thể nói rằng họ đồng tình với những gì tôi nói. Tôi còn nói thêm: “Vì thế quan điểm về “tốc độ của ánh sáng là không đổi” không còn có giá trị nữa. Trong hoàn cảnh này, sử dụng năm ánh sáng làm đơn vị đo khoảng cách là không đúng. Trong khoa học vũ trụ, một năm ánh sáng được sử dụng để đo cả chiều dài và thời gian. Vì thế Sư phụ Lý dùng thuật ngữ “năm ánh sáng” để chỉ một khoảng thời gian trong bối cảnh giữa các vì sao là chính xác”.

Một quan điểm sai lầm về Phật giáo

Chủ tịch hiệp hội Phật giáo cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng không có đại Phật, tiểu Phật, Phật nam hay Phật nữ. Trước đó tôi chưa từng đọc bất cứ kinh sách Phật giáo nào, nhưng tôi lập tức chỉ ra rằng Phật Thích Ca Mâu Ni chưa bao giờ giảng như vậy.

Tôi giải thích rằng Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ giảng Pháp công khai đến tầng La Hán. Sau đó Ông có nhắc đến Pháp ở cao tầng, nhưng chỉ nội trong phạm vi hệ Ngân Hà. Thích Ca Mâu Ni đạt đến tầng thứ Như Lai, nhưng Ông ấy chưa nhìn thấy được chân lý cuối cùng của vũ trụ. Vì thế Ông ấy không thể giảng về tình huống của tầng thứ cao hơn Như Lai. Chữ Vạn (卍) là tiêu chí của tầng các Phật. Dựa vào quả vị của Thích Ca Mâu Ni, Ông ấy mới chỉ có một biểu tượng chữ Vạn 卍. Làm sao Ông ấy có thể biết về tầng thứ cao hơn Như Lai? Chỉ có Sư phụ Lý mới biết được chân lý về vũ trụ và tình huống của các Phật, Đạo, Thần ở tầng thứ cao. Từ cơ điểm của một người thường mà nói, thì không thể nào hiểu được toàn bộ về Phật Pháp.

Tôi trình bày những suy nghĩ của mình không chút do dự. Mặc dù tôi chưa từng nghiên cứu kinh điển Phật giáo, nhưng tôi đã thể ngộ được bằng chính con đường tu luyện Đại Pháp của mình. Chủ tịch hiệp hội Phật giáo sau đó đã trở nên im bặt. Sau mười tháng bị tẩy não dữ dội, chúng tôi đã không bị quỵ ngã dưới bất cứ mánh khoé lừa gạt lố bịch nào của họ. Vì thế họ đã không đạt được mục đích, là làm dao động tín tâm của chúng tôi.

Viện trưởng học viện một lần đã giận dữ vì mất quan điểm đến mức ông ấy đã giơ nắm đấm lên và cố gắng đấm tôi. Tôi nhìn ông ấy với đầy chính niệm, và nắm đấm của ông từ từ hạ xuống. Chủ tịch hiệp hội Phật giáo dường như đã hiểu về tình huống này. Ông ấy nói với tôi rằng: “Tôi thề: Tôi sẽ không bao giờ làm công việc ‘chuyển hoá’ các học viên Pháp Luân Công nữa”.

Sư phụ giảng:

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

“Do vậy chư vị gặp phải ma nạn thì đó chính là cơ hội để chư vị đề cao; nếu chư vị có thể hướng bên trong mà tìm, thì đó chính là chư vị đang vượt qua cửa khó, cơ hội tiến nhập sang trạng thái mới”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Giờ tôi đã có thể ngộ sâu sắc hơn về nội hàm trong lời Sư phụ giảng!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/25/391845.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/8/180229.html

Đăng ngày 22-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share