[MINH HUỆ 12-7-2007]
Tuân theo Lễ, kiềm chế dục vọng
Ăn uống là một thứ ham muốn của con người, là không thể thiếu được, nếu truy cầu nó quá đáng thì chính là tham ăn. Việc nam nữ là một thứ dục vọng của con người, là không thể thiếu, nếu chọn dùng thủ đoạn không hợp lý để thỏa mãn, thì chính là gian dâm. Tiền của, ai cũng muốn có, là không thể thiếu, nhưng dùng thủ đoạn phi pháp để có được, vậy thì cũng thành ra đạo tặc.
Con người nếu chỉ phóng túng cho dục vọng của mình, sẽ gây nên tranh chấp, đồng thời không tránh khỏi kiện tụng. Những vị Thánh vương thời cổ đại đã từng suy nghĩ đến những vấn đề ấy, cho nên chế định thành lễ nghi, để tiết chế ham muốn ăn uống và quan hệ nam nữ; chế định ra đạo nghĩa, để hạn chế sự ham thích của con người đối với tiền của.
Người quân tử đối với 3 thứ: ẩm thực, nam nữ, tiền của ấy, mặc dù biết đó là những điều thiết yếu phải có, nhưng không dám biểu hiện ra ngoài, huống chi là để nảy sinh vọng tưởng đây! Kẻ tiểu nhân so với người quân tử thì trái ngược hoàn toàn.
Nhìn mà không thấy, không nghĩ đến và dứt bỏ ham muốn
Thánh nhân nói: “Không nhìn những thứ có thể khơi gợi dục vọng, trong lòng sẽ không cảm thấy mê loạn“. Đây là bí quyết để loại bỏ bớt rất nhiều phiền não. Thông thường, người ta thấy thức ăn ngon sẽ chảy nước miếng, thấy sắc đẹp sẽ ngắm nhìn say sưa, thấy tiền tài sẽ nổi lòng tham, nếu không phải là người có định lực thì đều khó tránh khỏi. Chỉ có hoàn toàn đoạn tuyệt những căn nguyên của tham dục, đối với chúng thì nhìn mà không thấy, sẽ không sinh ra vọng tưởng nữa, không có vọng tưởng sẽ không phạm sai lầm trong chuyện này.
Dịch giả chú dẫn: Cuộc đời người ta vì dục vọng vô cùng mà phẫn nộ, tranh đấu, thậm chí đến mức mất mạng, không hề biết rằng thân mình đang chìm trong bể khổ mênh mông. Ở đây xin giới thiệu bài thơ “Đạo trung” của Tiên sinh Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, để cho chúng ta hiểu được tâm cảnh của những người tu luyện: thân thể ở tại thế gian, nhưng tâm hồn siêu xuất ngoài thế gian, ung dung tự tại và cao thượng tinh khiết.
Đạo trung
Tâm bất tại yên
Dữ thế vô tranh
Thị nhi bất kiến
Bất mê bất hoặc
Thính nhi bất văn
Nan loạn kỳ tâm
Thực nhi bất vị
Khẩu đoạn chấp trứ
Tố nhi bất cầu
Thường cư đạo trung
Tĩnh nhi bất tư
Huyền diệu khả kiến
Tạm dịch
Ở trong Đạo
Tâm không ở đây
Không tranh với đời
Nhìn mà không thấy
Sáng suốt không mê hoặc
Nghe mà không nghe thấy
Tâm khó rối loạn
Ăn không theo vị
Miệng hết chấp trước
Làm mà không cầu
Thường ở trong Đạo
Tĩnh không suy tư
Có thể thấy được điều huyền diệu.
(Hồng Ngâm I)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/12/158258.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/19/88719.html
Đăng ngày 28-1-2010; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản