Bài viết của một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 08-06-2019] Mấy tháng gần đây, trong tư tưởng của tôi phản ánh ra suy nghĩ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc bức hại; mặc dù tôi biết điều này là ích kỷ, không đúng. Tôi biết đây không phải suy nghĩ thực sự của mình nhưng cũng không đào sâu vào chấp trước này, để cái tâm này không ngừng phóng đại trong trường không gian của mình.

Mỗi ngày tôi đều tính toán trong đầu mình: Nếu như thoái xuất được 500 triệu người thì sẽ kết thúc Chính Pháp, vậy thì ít nhất sẽ còn 10 năm nữa.

Nghĩ lại lời Sư phụ giảng:

“An bài từ đầu của Sư phụ chính là năm nay kết thúc bức hại” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Trong tâm tôi nghĩ: “Tại sao năm nay không kết thúc Chính Pháp? Nhanh nhanh kết thúc thôi”. Khi chia sẻ điều này với một đồng tu, đồng tu nói với tôi rằng: “Bạn chẳng phải giống như người oán Phật mà Sư phụ giảng trong sách ‘Chuyển Pháp Luân’ hay sao?”

Đột nhiên, tôi bị sốc. Đúng vậy! Sao tôi có thể oán trách Sư phụ của mình chứ? Trong lòng tôi không ngừng áy náy. Vì vậy, tôi bắt đầu không ngừng tự hỏi bản thân: Vì sao tôi có chấp trước mạnh mẽ vào việc kết thúc bức hại như vậy? Câu trả lời là tôi đã không được sống một cuộc đời như mình hằng mong muốn. Ví như tôi chưa bao giờ nhận được danh tiếng hay sự công nhận mà tôi nghĩ rằng mình đáng được nhận, cũng như tôi không muốn phải chịu khổ khi làm ba việc, đặc biệt là trong việc giảng chân tướng. Về cơ bản, tôi muốn sống một cuộc sống thoải mái và an nhàn của người thường.

Hơn nữa, mấy tháng gần đây việc giảng chân tướng của tôi không thuận lợi. Tôi cảm thấy nản lòng, con người hiện tại rất khó cứu. Nói tóm lại, tôi chính là muốn an nhàn, không muốn chịu khổ, và muốn nhanh kết thúc hết thảy mọi việc.

Nhưng có một giọng nói chắc chắn nói với tôi: Tôi phải đề cao, tôi phải sẵn sàng vượt qua! Tôi tiếp tục đọc Kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2019” của Sư phụ. Tôi càng đọc thì càng có cảm giác sáng tỏ thông suốt. Đây là lần thứ 4 tôi đọc lại bài giảng Pháp này. Những lần đọc trước đó, tôi vẫn chưa bỏ được tâm chấp trước của mình, trong khi đọc chỉ muốn tìm thông tin bao giờ kết thúc Chính Pháp.

Còn lần này, tôi có một niệm vững chắc mong muốn đề cao nên Sư phụ đã giúp tôi giải khai khúc mắc. Bỗng nhiên tôi ngộ được rằng: Tu luyện giống như leo bậc thang, nếu như chúng ta tín Sư tín Pháp, kiên định chính niệm, thì chúng ta có thể vượt lên được; nhưng khi chúng ta phóng túng bản thân, dùng nhân tâm để đối đãi thì ma nạn kia sẽ giống như quả núi, chặn con đường chúng ta tiến về phía trước, theo thời gian lâu sẽ khiến chúng ta mất tín tâm và đi chệch đường. Những ma nạn kia giống như những bậc thang dưới chân chúng ta, tu luyện giống như một quá trình không ngừng từng bước bước qua ma nạn mà leo lên. Khi nhận ra mối quan hệ giữa tu luyện và ma nạn, tâm tôi trở nên tĩnh tại đối với việc mong muốn kết thúc bức hại. Đọc lại “Chuyển Pháp Luân”, tôi phát hiện ra Sư phụ đã nhiều lần đề cập đến tác dụng của ma nạn đối với tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn”

“Không có những ma nạn ấy hỏi chư vị tu ra sao?“

“Nhưng thật sự hắn đã tạo ra một cơ hội cho chư vị đề cao tâm tính của mình”. (Chuyển Pháp Luân)

Vốn dĩ mỗi ma nạn đều là một cơ hội giúp chúng ta đề cao tâm tính, mỗi ma nạn đều là một bước đệm để chúng ta tiến lên.

Hôm đó học Pháp xong, tôi đi ra ngoài giảng chân tướng như thường lệ. Tôi đã giảng chân tướng liên tiếp cho sáu người, cả sáu người đều vui vẻ chấp nhận chân tướng và cảm ơn tôi. Đây là điều hiếm thấy trong quá trình tôi giảng chân tướng trong năm nay. Nghĩ lại thời gian trước việc giảng chân tướng không thuận lợi, chính là do tôi ôm giữ tâm muốn kết thúc bức hại quá mạnh mẽ. Như vậy, làm sao tôi có thể sinh ra tâm từ bi để cứu người? Đó chỉ là để hoàn thành nhiệm vụ mà thôi, làm sao có thể có kết quả tốt được? Trên đường trở về nhà sau khi nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công, trong tâm tôi dâng trào cảm xúc: Tôi chỉ sinh ra một niệm muốn đề cao, Sư phụ đã giúp tôi làm nhiều điều như vậy: Sư phụ không chỉ đả khai khúc mắc bấy lâu nay trong tâm tôi, giúp tôi đề cao tâm tính và còn gia trì đệ tử thuận lợi cứu người, nghĩ đến đây nước mắt tôi tuôn rơi.

Trong bài “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019”, tôi nhận thấy những câu hỏi mà chúng ta hỏi Sư phụ, tôi nghĩ rằng chúng ta nên tự hỏi bản thân rằng mình có phải là người tu luyện chân chính không? Có phải chúng ta đang ở tầng thứ của các Đại Giác Giả hay vẫn còn giải đãi trong tu luyện?

Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân, có chỗ nào không phù hợp xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/8/388441.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/2/178295.html

Đăng ngày 29-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share