Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đại Lục
[MINH HUỆ 21-02-2019] Từ nhỏ tôi đã là người luôn yêu cầu nghiêm khắc, đòi hỏi tính lô-gic mạnh mẽ, và nói chuyện khá sắc sảo. Nói đến nghiêm khắc, những người lớn trong nhà thường kể, khi tôi mới vài tuổi, buổi tối đi ngủ, chỉ cần một góc chăn không được ngay ngắn, tôi liền la khóc om sòm không chịu ngủ. Từ nhỏ khi suy nghĩ vấn đề, nguyên nhân và kết quả phải đúng, nếu không tôi sẽ cảm thấy khó chịu.
Thêm nữa, trong số anh chị em họ phía nhà nội, tôi là lớn nhất, ngay từ nhỏ, tôi vẫn luôn lên mặt nói “đạo lý lớn” với họ. Trong kỳ nghỉ hè, tôi thường ngồi trên một cái ghế dựa nhỏ, các em họ ngồi trên ghế đẩu, vây thành vòng tròn nghe tôi nói. Từ tiểu học đến trung học cơ sở, cho đến khi tất cả chúng tôi lớn lên đều là như thế. Vì vậy, từ khi còn rất nhỏ, tôi đã dưỡng thành thói quen luôn thích nói và giáo dục người khác, tôi cảm thấy mình nói rất có lý lẽ, hơn nữa khi tôi dùng lý lẽ và lô-gic làm các việc, hiệu quả cũng rất tốt. Đối với những em họ không biết vâng lời và hay thay đổi cách nghĩ, tôi sẽ nói cho họ một trận, tôi cho rằng làm như vậy là tốt với họ.
Đến năm 1995, tôi 23 tuổi đã may mắn được tu luyện Đại Pháp. Trải qua cuộc bức hại của tà ác, từng bước cùng các đồng tu phối hợp chỉnh thể, phản bức hại, vạch trần tà ác, trong quá trình giảng chân tướng cứu người, tôi là một trong những đồng tu tham gia điều phối, tôi thường phải trao đổi với các đồng tu, đồng thời phải lên kế hoạch cụ thể xem việc nào cần thực hiện từng bước từng bước ra sao. Bởi tôi đã tốt nghiệp đại học, nên lời nói có tính lô-gic rất mạnh mẽ, học Pháp cũng tương đối nhiều. Do đó, về cơ bản không ai có thể nói được tôi. Mọi người nghe những lời tôi nói cũng thấy có đạo lý, nhưng cũng luôn cảm thấy có một số điều không hợp lắm. Tuy nhiên, một số nhận thức, chủ kiến, ý tưởng và biện pháp của tôi xác thực là đã khởi rất nhiều tác dụng, thậm chí có nhiều đồng tu nói rằng sau khi họ giao lưu với tôi thì có được đề cao. Những lúc này, tôi cảm thấy bản thân không có tâm gì hết, tôi cũng thường nhắc nhở bản thân không được có bất kỳ tâm hiển thị gì, năng lực đều là do Sư phụ cấp cho. Nhưng tôi vẫn cho rằng cách làm và nhận thức của mình là đúng, thậm chí là tuyệt đối chính xác, trừ phi tôi tự phát hiện ra có chỗ nào đó không ổn.
Phối hợp chỉnh thể địa phương chúng tôi khá thầm lặng, hoàn cảnh lúc đó rất tà ác, nhờ nỗ lực chung của mọi người, mấy năm nay hoàn cảnh giảng chân tướng bắt đầu tương đối tốt. Tỷ lệ số lượng đồng tu địa phương chúng tôi khá lớn. Chỗ chúng tôi có một đồng tu điều phối tuổi tác xấp xỉ tôi, biểu hiện bề ngoài nhìn có vẻ giống tôi. Bắt đầu từ năm 2004, điều phối viên địa phương chúng tôi mỗi ba tháng lại tiến hành giao lưu một lần. Vì thế, mỗi khi chúng tôi chia sẻ, thường xuất hiện những ý kiến khác nhau, đôi khi còn nảy sinh tranh luận hoặc cãi vã ở những mức độ khác nhau. Dù vậy giữa chúng tôi không hề có ân oán hay mâu thuẫn cá nhân.
Mùa đông năm ngoái, trong một cuộc trao đổi phạm vi nhỏ có tính nhắm thẳng, mọi người bày tỏ ý kiến của mình. Tôi và vị đồng tu này lại có những nhận thức trái ngược nhau. Trước nay, vị đồng tu này luôn có thói quen nói to tiếng, lên giọng, từ âm điệu [mà nói] thì tôi không bằng anh ấy. Nhưng ngày hôm đó, giọng điệu của tôi đặc biệt cao, thái độ cũng rất tệ, kết quả buổi chia sẻ đó chẳng có chút hiệu quả nào. Và tôi đã để lại một ấn tượng rất xấu đối với hơn 10 vị đồng tu khác có mặt ở đây.
Vài ngày sau, một đồng tu đến tìm tôi chia sẻ một giấc mơ liên quan đến tôi. Đồng tu cho rằng tôi đang ở tình huống rất nguy hiểm, dường như cựu thế lực sẽ kéo tôi đi bất cứ lúc nào. Còn có một vài đồng tu thường xuyên liên lạc với tôi cũng đến gặp tôi, nói rằng tôi không hướng nội tìm, mang nặng văn hóa đảng, tâm tranh đấu quá mạnh mẽ; nói rằng căn bản do tôi không tu sửa, cứ luôn chi phối các đồng tu, v.v.
Trong một thời gian, điều này khiến tôi có chút mơ hồ, tôi nghĩ rằng trước giờ mình luôn nghiêm khắc yêu cầu bản thân, mọi việc đều đối chiếu Đại Pháp, làm sao mà chỉ mới tranh luận vài câu đã trở thành như thế này. Vì mâu thuẫn đã nảy sinh và nó liên quan đến tôi, nhất định là chỗ nào đó có vấn đề. Tôi bắt đầu trầm tĩnh suy nghĩ, ngẫm lại biểu hiện của mình trong những năm vừa qua.
Tối hôm sau, tôi đến gặp một người dì cũng là đồng tu (hôm ấy, trong buổi giao lưu phạm vi nhỏ dì cũng có mặt). Đồng tu bình thường cũng yêu cầu bản thân rất nghiêm khắc, và chúng tôi vẫn có thể chia sẻ nhận thức cùng nhau. Trong cuộc trò chuyện, đồng tu này đã nói một câu: “Cháu có phát hiện ra không, mỗi khi nói chuyện, thời gian cháu nói rất dài, các đồng tu khác đã không nói được gì.” Câu này khiến tôi cảm động. Tôi bắt đầu bình tĩnh suy xét về biểu hiện tu luyện của mình trong những năm này. Bởi tôi cảm thấy mình học Pháp tốt, thêm nữa trước giờ khi giao lưu, rất nhiều đồng tu cho rằng họ được thụ ích nhờ chia sẻ của tôi. Trong hoàn cảnh tà ác bức hại, những việc cần làm nhìn chung đã đạt được kết quả tốt hơn. Cho nên, tôi hình thành tính thích nói người khác, thích chỉ ra khuyết điểm của người khác, và nghĩ rằng nói to tiếng là để cho đối phương tăng thêm ấn tượng, nhanh chóng bỏ đi chấp trước. Tôi luôn có một ý nghĩ rằng nhận thức và biện pháp của mình là đúng, làm nổi bật bản thân mình lên. Trong quá trình phối hợp chỉnh thể những năm gần đây, tôi cảm thấy biện pháp của mình xác thực khởi được tác dụng, vì vậy, vô tình hay cố ý đã chỉ đạo và chi phối người khác theo dòng suy nghĩ, tư duy cũng như cách làm của mình. Lúc này tôi bắt đầu tăng cường học Pháp, cảm thấy bản thân có những vấn đề sau:
Thứ nhất, từ quan điểm vĩ mô, muốn tác động đến chỉnh thể của chúng tôi, muốn làm theo ý nguyện của bản thân hay đạt được hiệu quả bản thân mong muốn, cho rằng nhận thức của mình đúng đắn, cho rằng đây chính là trợ Sư chính Pháp;
Thứ hai, không phải tất cả mọi việc đều nghiêm khắc yêu cầu bản thân, đối với việc xảy ra với người khác không có liên quan đến mình thì không nghiêm khắc yêu cầu bản thân từng phút từng giây, còn những chuyện của người khác mà có liên quan thì thường thường sẽ yêu cầu nghiêm khắc. Kỳ thực, ẩn chứa bên trong là nhân tố của tâm cầu danh rất mạnh, chấp vào thể diện mạnh mẽ;
Thứ ba, khi thấy những thiếu sót của người khác, cho rằng có chút đỉnh chấp trước đó thôi mà qua bao nhiêu năm họ không bỏ đi được, chỉ tiếc rèn sắt không thành thép (yêu cầu nghiêm khắc đối với người khác, mong họ được tốt hơn), muốn nóng vội đốt cháy giai đoạn, để đạt được kết quả mong muốn của đối phương, đây là sự nôn nóng truy cầu thay đổi người khác cho bằng được, nhưng trước tiên lại không nghĩ xem bản thân mình đã sai ở đâu;
Trong những lần tranh luận và cãi vã to tiếng, tôi vẫn còn muốn áp đảo đối phương, cho rằng nhận thức của bản thân mình là đúng, đặt nặng tính đúng sai của sự việc, và không chú ý đến cảm nhận của đối phương, càng không suy nghĩ nhiều đến đối phương cũng là người tu luyện. Đã là tu luyện thì cần phải thông qua nhận thức Đại Pháp mà đề cao bản thân mới là con đường họ nên đi.
Hướng nội tìm, tôi lại phát hiện rằng đằng sau sự việc thích nói về người khác và nói to tiếng có bao hàm nhân tố văn hóa đảng, tâm tranh đấu, tâm cầu danh, chấp trước bản thân, chi phối người khác, không từ bi, không hòa nhã, không có cân nhắc cảm xúc của người khác, càng chỉ biết có biểu đạt của bản thân. Tu Chân-Thiện-Nhẫn là từ bi, là đề cao cảnh giới. Khi tôi nhận ra những điều này, trong tâm tôi lập tức nhẹ đi rất nhiều, cảm thấy có một khối gì đó trong tâm trí dần dần đã biến mất. Có một loại cảm giác rộng lớn mênh mông, từ đó trở đi tôi trở nên ôn hòa, không để những sự việc và những người xung quanh dễ dàng khiến tâm tôi bị lay động, tôi dần dần hiểu được cảm giác không tranh với đời là thế nào. Trên biểu hiện là tôi càng ngày càng hòa nhã. Cứ thế trong khoảng thời gian tiếp theo, tôi viết ra năm từ nắm vững trong tay: ít nói, hạ giọng, nhẫn. Mỗi ngày tôi lấy bút viết ra một lần, mọi lúc đều nhắc nhở bản thân mình.
Là đồng tu, chúng ta đều là đệ tử của Sư phụ, mọi người đều bình đẳng, nên bình hòa với nhau, cho dù có mâu thuẫn cũng là bình thường. Sau đó nên hướng nội kịp thời, đừng để kéo dài quá lâu. Chúng ta nên chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, đối chiếu với Pháp lý ngộ được từ trong Đại Pháp, kết hợp với việc tự tu tốt những vấn đề thường hay gặp phải, để phối hợp trong chỉnh thể cứu nhiều người hơn, hoàn thành sứ mệnh, và làm tròn thệ ước ban đầu của chúng ta, không thể để Sư phụ thất vọng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/21/爱说别人与高声说话的背后-383019.html
Đăng ngày 27-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.