Bài viết của Hoàng Vũ Sinh, Trịnh Ngữ Yên và Phương Tuệ Đài, phóng viên báo Minh Huệ
Từ Hồ, Đài Loan: Chào đón du khách Trung Quốc và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại (giảng chân tướng tại các danh lam thắng cảnh ở Đài Loan, Phần 1)
[MINH HUỆ 2-2-2019] Năm 2008, Đài Loan chính thức mở cửa cho du khách Trung Quốc đến tham quan du lịch. Những địa danh mà du khách Trung Quốc đến tham quan nhiều nhất là Từ Hồ, Tây Môn Đinh, Khẩn Đinh, Đầm Nhật Nguyệt, Tòa nhà 101 Đài Bắc, Dã Liễu, Chợ đêm Sỹ Lâm, Chợ đêm Lục Hợp, Thái Lỗ Các, A Lý Sơn, Bảo tàng Cố Cung và những địa danh khác.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại những danh lam thắng cảnh này. Họ trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công và phát tặng tài liệu thông tin về môn tu luyện.
Du khách Trung Quốc đọc thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công trên các tấm bảng
Các học viên tình nguyện tham gia vào nỗ lực nâng cao nhận thức về Pháp Luân Đại Pháp. Trong chuỗi tin bài này, chúng tôi sẽ chia sẻ những câu chuyện cảm động về những tình nguyện viên này; những câu chuyện này được thu thập trong quá trình giảng chân tướng của chúng tôi.
Hồi phục sức khỏe sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Bà Vương Mai Trăn, một học viên tham gia hoạt động nâng cao nhận thức tại Từ Hồ, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 15 năm. Bà kể lại rằng, trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sức khỏe của bà rất kém. Bà đã phải trải qua ba cuộc phẫu thuật trong vòng ba năm, vì bị u tử cung, u xơ buồng trứng và dính ruột, khi đó bà mới ở tuổi 40. Bà trở nên chán nản. Các con bà khi đó vẫn còn nhỏ và không có ai giúp chăm sóc.
Em trai và em dâu bà đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đã giới thiệu môn tu luyện này cho bà. Mặc dù bị những cơn đau hành hạ nhưng bà đã tham gia khóa học chín ngày miễn phí.
Bà nhớ lần đầu tiên xem video các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý, bà xúc động đến suýt thì rơi lệ. Sau khi tu luyện Đại Pháp, bà trở nên thoải mái và thoát khỏi những ưu phiền. Bà đã hoàn toàn hồi phục sau hơn một năm tu luyện. Bà đã không phải trở lại bệnh viện để điều trị nữa. Bà vô cùng biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, vì những lợi ích lớn lao mà bà nhận được từ môn tu luyện.
Bà Vương rất bận rộn nhưng vì biết các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị bức hại nên bà đã tình nguyện đến Từ Hồ hai hoặc ba ngày một tuần để phát tặng tài liệu Đại Pháp và khuyên mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Bà Vương chào hỏi và trò chuyện với các du khách một cách ân cần. Thông thường, ngay khi bà nói một vài lời, các du khách liền cảm nhận được thiện tâm của bà và đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Sau khi du khách tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ, bà cảm thấy rất vui.
Một học viên giải thích thông tin trên các tấm áp phích cho du khách
Thương gia cảm động – khuyên du khách lắng nghe các học viên
Lữ Văn Niên là một kỹ sư điện trong Khu Công nghiệp Hà Khẩu. Tại Lễ hội Đèn lồng Tân Chúc năm 2013, anh đã thấy chiếc thuyền lộng lẫy của Pháp Luân Đại Pháp, được trang trí như thuyền buồm và đã quyết định học Pháp Luân Đại Pháp từ đó.
Tháng 11 năm đó, một số học viên Đào Viên đã chia sẻ kinh nghiệm về việc nâng cao nhận thức tại Từ Hồ. Từ đó, anh đã tham gia vào nỗ lực nâng cao nhận thức tại khu vực đó vào các buổi chiều thứ Bảy hàng tuần.
Anh chia sẻ, nhiều người đã suy ngẫm về Pháp Luân Công và dần nhận thức được cuộc bức hại của ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công vô tội.
Có những người bán đào tại các gian hàng; ban đầu, họ nghĩ các học viên đã cản trở việc buôn bán của họ nhưng sau đó họ lại cảm động trước những lời giải thích nhẹ nhàng và hợp lý của các học viên cũng như phần trình diễn các bài công pháp của học viên. Đôi khi, họ còn khuyên các du khách Trung Quốc tới nghe các học viên giải thích vì điều đó hữu ích với họ.
Bất động tâm trước những lời lăng mạ của du khách Trung Quốc
Ông Hoàng Mậu Chí cho biết, có nhiều du khách Trung Quốc tham quan Từ Hồ. Một số học viên phát tặng tài liệu, một số học viên trình diễn các bài công pháp và một số người khuyên du khách thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Ông chia sẻ: “Chúng tôi thường gặp những du khách Trung Quốc chửi rủa chúng tôi. Tôi không nói lại bởi vì chúng tôi là người tu luyện và họ là những người bị tuyên truyền của ĐCSTQ lừa dối.”
Một số du khách không dám tiến gần đến các tấm áp phích vì có những người trong đoàn cũng ở đó, nhưng họ vẫn đọc. Tuy nhiên, một số du khách đã trò chuyện với các học viên và tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Ông xúc động nói: “Một số du khách thật đáng thương. Họ lắng nghe chúng tôi giải thích nhưng lại không dám thoái xuất khỏi ĐCSTQ ngay lúc đó vì có người đang quan sát họ. Nhưng khi sau khi đã tham quan, họ quay lại gặp các học viên, họ mới thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó.”
Hướng dẫn viên khuyến khích nhóm du khách của mình tìm hiểu Pháp Luân Công
Bà Hoàng Thụy Nga, một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu, trước khi biết đến Pháp Luân Công, đã tập luyện ở nhiều môn khí công. Bà đã đến những nơi xa xôi để tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Bà đã từng đến ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng cao nhất ở Núi Himalya nhưng cũng không tìm thấy gì về ý nghĩa của cuộc sống.
Bà đã bị một người giả danh đệ tử Mật Tông lừa, khiến bà nợ rất nhiều tiền. Mỗi tháng, bà phải trả nợ bằng một phần ba tiền lương tháng của mình.
Một hôm, bà đến một nhà hàng của một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ngay sau đó, bà cùng gia đình ba người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Tháng 10 năm 2008, gia đình bà đã đến A Lý Sơn tham quan và biết các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang nâng cao nhận thức tại khu danh lam thắng cảnh đó. Kể từ đó, bà thường tham gia nỗ lực nâng cao nhận thức tại A Lý Sơn vào kỳ nghỉ của mình. Bà đã thảo luận với các học viên trong khu vực mình về khả năng lập một điểm thông tin Đại Pháp. Họ đã quyết định nâng cao nhận thức tại một điểm thắng cảnh gần đó và đã nâng cao nhận thức ở Từ Hồ từ ngày 25 tháng 10 năm 2013.
Bà Hoàng thấy khá dễ dàng để tiếp cận du khách bởi bà đã rất quen với việc nâng cao nhận thức về môn tu luyện và cuộc bức hại. Có lần, bà thấy một thanh niên đang uống trà và đến nói chuyện với anh. Bà đã thảo luận với anh về giá trị của trà từ giá cả đến chất lượng.
Anh nói, anh là hướng dẫn viên du lịch và đã đến Từ Hồ nhiều lần. Anh đã biết Pháp Luân Đại Pháp và đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Bà Hoàng đã đề nghị anh khuyến khích các thành viên trong đoàn du khách của anh tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp.
Cậu hướng dẫn viên trẻ tuổi hỏi bà Hoàng: “Tại sao Trời không giải thể ĐCSTQ?” Bà Hoàng giải thích rằng ĐCSTQ không đại diện cho Trung Quốc. Anh hiểu ngay ra và nói: “Từ nay trở đi, tôi sẽ để đoàn du khách của tôi nghe bà chia sẻ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp.”
Khi có hướng dẫn viên du lịch khác đang đợi đoàn du khách của mình ở gần lối vào, bà Hoàng đến trò chuyện với anh. Anh nói rằng anh đã tới Từ Hồ 70 lần. Người hướng dẫn viên này đã dặn đoàn du khách của mình trước khi họ xuống xe buýt rằng: “Khi xuống xe, mọi người hãy nghe người phụ nữ này nói về Pháp Luân Đại Pháp.”
Nhiều du khách đã đứng xung quanh bà Hoàng và lắng nghe bà giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại nhắm vào môn tu luyện này. Bà cũng nói về vụ tự thiêu giả mạo tại Quảng trường Thiên An Môn. Bà khuyên du khách tìm hiểu thêm trong thời gian tham quan tại Đài Loan.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/2/381642.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/10/175785.html
Đăng ngày 12-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.