Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Châu Âu
[MINH HUỆ 20-1-2019] Tôi trở thành thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo Châu Âu, rồi tham gia ban điều phối viên của đoàn nhạc. Tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm và quá trình thay đổi bản thân khi được tham gia và chân chính thực tu để trở thành một phần của hạng mục Đại Pháp này.
Trải qua khó khăn
Ban đầu, tôi rất tự hào được tham gia vào hạng mục thần thánh cứu độ chúng sinh này. Tôi rất tích cực tham gia các buổi họp, đặt các câu hỏi, và làm nhiều việc khác nhau để cải thiện hiệu quả của hạng mục.
Thời gian trôi qua, tôi nhận thấy các điều phối viên khác dường như có phần chậm chạp và không tích cực. Có vẻ như họ chỉ là làm các việc mà không thực sự có nguyện vọng mạnh mẽ cứu độ chúng sinh. Thể ngộ của tôi là chúng tôi cần có nhiều hoạt động hơn, tham gia nhiều buổi diễn hành hơn. Song, các điều phối viên khác lại không nghĩ như vậy. Những đề xuất của tôi thường bị loại bỏ, và tôi tự hỏi liệu họ có muốn cứu độ chúng sinh không? Tại sao mọi thứ tiến triển chậm như vậy? Tôi ôm giữ những niệm đầu tiêu cực mà không chịu phủ định chúng, khiến chúng ngày càng mạnh mẽ và rõ ràng hơn.
Tôi thường nhận thấy khuyết điểm của các điều phối viên khác. Chẳng hạn, một điều phối viên ham làm các việc nhưng lại không làm từng việc một cách cẩn thận, kết quả là anh thường phải sửa lại những gì đã thông báo với các thành viên. Một điều phối viên khác thường hướng ngoại khi giải quyết vấn đề, có điều phối viên không quyết đoán trong việc ra quyết định. Những suy nghĩ tiêu cực này nổi lên và phát triển ngày càng nhiều hơn.
Và khi chúng tôi chuẩn bị cho chuyến lưu diễn Châu Âu, tôi rất bận rộn và ở trạng thái dễ nổi giận. Điều đó khiến cho các mâu thuẫn trở nên tồi tệ hơn. Cho đến một ngày, tôi cảm thấy quá mệt trong tâm và nghĩ rằng mình sẽ rút khỏi ban điều phối. Vì không ai trong số các thành viên khác có thể đảm nhiệm phần việc của tôi trong hạng mục, nên tôi quyết định sẽ vẫn ở lại cùng đoàn nhạc, nhưng chỉ chơi nhạc và tham gia diễu hành chứ không làm công tác điều phối nữa.
Theo cách này, tôi sẽ tránh được mâu thuẫn và chịu ít áp lực hơn. Tôi vẫn tham gia hạng mục để hoàn thành thệ nguyện của mình, điều đó chẳng phải tốt sao? Vậy là trong một buổi họp, tôi thông báo quyết định của mình với lý do rằng tôi cần thêm thời gian cho tu luyện cá nhân, và các việc sẽ không còn ý nghĩa nếu không đủ thời gian học Pháp luyện công.
Chấp trước vào thời gian và tâm tranh đấu
Vài ngày sau, tôi có một giấc mơ, trong đó cựu thế lực đang vui mừng nhảy múa xung quanh Sư phụ. Sư phụ ở giữa, vẻ mặt Ngài không chút buồn bã hay nổi giận mà tuyệt đối từ bi. Trông thấy cảnh đó, tôi bật khóc, đó quả là lỗi của tôi khiến tạo ra cảnh tượng này. Tuy nhiên, không kể những điều tôi nghĩ và làm là đúng hay sai, Sư phụ vẫn luôn bảo hộ tôi, chịu đựng khó nạn cho tôi để tôi có thể tu luyện lên trên và cứu độ chúng sinh.
Tỉnh dậy với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, tôi nhận ra rằng mình cần phải hướng nội chứ không chỉ đơn giản là rút khỏi ban điều phối. Ngoài ra, tôi cũng nhận ra đó là con đường mà Sư phụ an bài cho mình, nó không phụ thuộc vào những điều tôi nghĩ hay muốn làm. Là một học viên, điều duy nhất tôi cần phải làm là bước đi thật tốt trên con đường đã được Sư phụ an bài.
Khi hướng nội, tôi tìm thấy tâm tranh đấu là gốc rễ của mọi vấn đề. Tâm tranh đấu cùng với chấp trước vào thời gian. Tôi muốn làm thật nhanh, vội vàng vì lo chúng sinh không được cứu đủ. Hai chấp trước này gây ra mọi vấn đề và cựu thế lực đã khuyếch đại chúng.
Lỗi của tôi chính là đã không phủ nhận chúng khi chúng hiển lộ, mà tôi lại làm theo chúng, bởi vì tôi tưởng rằng tôi làm đúng. Tôi đã quá coi trọng số lượng buổi diễn hành mà chúng tôi tham gia thay vì phối hợp hài hoà với các thành viên trong ban điều phối.
Những suy nghĩ đó đã xuất hiện trong tâm trí tôi một cách từ từ, khiến tôi không kịp thời nhận ra chúng. Chúng làm cho tôi cảm thấy chúng là đúng, và tôi cũng đúng khi tôi theo chúng. Như điều Sư phụ giảng:
“Vị này nghĩ: ‘Mình là Phật rồi, có thể mình đang mặc là y phục của Phật’. Như vậy vị này nhìn thấy y phục mình đang mặc chính là y phục của Phật. ‘Ái chà, mình đúng là Phật rồi,’ lấy làm cao hứng ghê lắm. ‘Mình có thể không phải là một tiểu Phật đâu,’ nhìn một cái, bản thân lại là một Đại Phật. ‘Có khi mình cao hơn cả Lý Hồng Chí!’ Coi thử, ‘Ái chà, mình thật sự cao hơn Lý Hồng Chí’.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Những chấp trước ẩn sâu
Dần dần, tôi nhận ra rằng hai chấp trước này có gốc rễ từ một tầng sâu hơn, đó chính là chấp trước vào danh, lợi, và tình. Tôi muốn trở nên quan trọng hơn những người khác, muốn đề xuất của mình được cả nhóm chấp nhận, muốn quyết định mọi thứ và được những người khác công nhận.
Nhưng tu luyện của chúng ta là tu Chân – Thiện – Nhẫn, vốn yêu cầu tôi phải buông bỏ các chấp trước căn bản như danh, lợi, tình trên con đường tu luyện. Ngay khi tôi nhận ra điều này thì mỗi khi một suy nghĩ xuất hiện, tôi lại tự nhủ rằng đó có phải là danh không, liệu tôi có vội vàng không. Và cũng từ đó, tôi thường hành xử chiểu theo Pháp.
Hơn nữa, tôi đã học được cách chấp nhận những thiếu sót của người khác, ghi nhận những ưu điểm của họ, và đồng cảm khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, tôi cũng chính lại suy nghĩ của bản thân rằng tu luyện không phải là để khiến cho mình không nhìn thấy chấp trước của người khác, mà tu luyện là để khoan dung và tạo dựng một chỉnh thể cùng nhau đề cao. Điều này nói ra thì đơn giản, nhưng phải mất một thời gian dài tôi mới có thể tu xuất ra từ tâm của mình.
Những thăm trầm trong chuyến lưu diễn
Hai năm trước, chúng tôi tổ chức chuyến lưu diễn lớn đầu tiên qua nhiều thành phố. Quá trình đó cho chúng tôi nhiều trải nghiệm và đề cao. Năm nay, chúng tôi tổ chức chuyến lưu diễn lần thứ hai kéo dài 9 ngày và qua những thủ đô và các thành phố có nhiều du khách Trung Quốc. Chuyến lưu diễn bắt đầu sau Pháp hội Châu Âu ở Tiệp Khắc, qua Viên, rồi đến Munich vào thời gian Lễ hội Bia tháng Mười, sau đó đến Zurich, và cuối cùng là Luzern.
Khâu chuẩn bị mất gần một năm, mọi thứ đều phải xem xét như lộ trình, xe bus, các buổi diễn hành, liên lạc với học viên địa phương, chỗ nghỉ ngơi, đồ ăn, và nhiều thứ khác nữa .v.v. Vào thời gian đó, tôi làm việc gần 10 tiếng mỗi ngày cho công việc người thường, thêm vào đó là học Pháp, luyện công, luyện kèn, và khi về nhà thì tiếp tục làm thêm 3h mỗi ngày để chuẩn bị cho chuyến lưu diễn. Việc sắp xếp chỗ nghỉ và kiểm tra thanh toán mất rất nhiều thời gian của tôi. Chúng tôi đưa ra thời hạn đăng ký để biết được có bao nhiêu thành viên sẽ tham gia chuyến lưu diễn, để tiện đặt chỗ nghỉ và xuất ăn với các học viên địa phương. Tuy nhiên, sau hạn đăng ký vẫn có thành viên đăng ký thêm khiến chúng tôi phải điều chỉnh lại.
Một thành viên đăng ký tham gia, nhưng lại không biểu diễn, hay các học viên quyết định tham gia rồi lại thay đổi. Mỗi lần thay đổi như thế yêu cầu nhiều thứ phải sắp xếp lại, chẳng hạn như chia phòng, thanh toán, hay thông báo lại với các học viên địa phương về số lượng xuất ăn.
Trong quá trình chuẩn bị cho chuyến lưu diễn lần đầu tiên, tôi thường phải chấp nhận những thay đổi đó một cách miễn cưỡng. Tôi nghĩ đơn giản rằng chuyến lưu diễn đã được đặt ra để cứu độ chúng sinh, và mọi thành viên có bổn phận phải tham gia. Tôi quan niệm rằng Sư phụ đã an bài số lượng thành viên trong chuyến lưu diễn, nếu một thành viên thay đổi thì đó không phải là hành xử theo Pháp.
Sau đó, tôi đã thay đổi suy nghĩ ban đầu của mình. Sau chuyến lưu diễn, chúng tôi tổ chức một buổi chia sẻ, và tôi được biết một người không phải thành viên ban đầu đăng ký nhưng rồi lại huỷ, tuy không tham gia diễu hành nhưng cô đã giúp một số người thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều đó cho tôi thấy Sư phụ an bài mọi thứ, tôi phải chấp nhận thay đổi và không phàn nàn trước ý kiến của người khác.
Khi chuẩn bị cho chuyến lưu diễn lần thứ hai này, tôi không có một suy nghĩ tiêu cực nào đối với các thay đổi, chỉ đơn giản là chấp nhận chúng vì tôi hiểu rằng đó là thể hiện của Pháp lý “buông bỏ bản thân và nghĩ cho người khác”. Đó cũng là một phần trong tu luyện tâm từ bi của tôi.
Trong khi lưu diễn, nhiều điều xảy ra và ban điều phối cần giải quyết. Tôi trông thấy một điều phối viên phải đếm tiền nhận được từ các học viên vào đêm muộn nên đã phải bỏ luyện công vào sáng hôm sau, hay một điều phối viên khác chỉ đi ngủ sau khi giải quyết xong các việc.
Bản kế hoạch thường thay đổi vào phút cuối. Một thành viên biến mất ngay trước khi xe bus khởi hành đến điểm diễn hành, do vậy, chúng tôi phải đi tìm và đã không đến đúng giờ. Ở Thuỵ Sĩ có nhiều can nhiễu xảy ra. Chúng tôi đến nơi muộn sau một chuyến bus dài từ Munich và không có đủ tiền mặt để thanh toán nơi nghỉ, hay người lái xe bus đã gây tai nạn và cảnh sát đến, sau đó người lái xe đậu xe ở nơi cấm trên phố khiến học viên địa phương phải tìm được anh để anh đỗ lại xe. Tất cả những vấn đề này cần được giải quyết và chúng tôi thường đi ngủ muộn. Từ góc độ tu luyện mà nói, đó đều là khảo nghiệm để xem tôi phản ứng như thế nào dựa trên Pháp.
Những tình huống đó cho tôi thấy tôi không nên phàn nàn về những người khác. Tôi chỉ tập trung vào cách giải quyết vấn đề mà chúng tôi đang đối mặt với mà không còn nghĩ rằng tại sao chúng tôi lại gặp vấn đề này, ai gây ra chuyện, hay ai phải chịu trách nhiệm giải quyết… Tôi có mặt ở đó để giải quyết vấn đề, giúp đỡ người khác, hoặc đơn giản chỉ là hỗ trợ họ bằng phát chính niệm.
Sau này, tôi nhận thấy những suy nghĩ tiêu cực đã được loại bỏ. Điều đó được làm từng chút từng chút một đến nỗi tôi không cảm thấy chúng. Tôi chỉ cảm thấy rằng khi ở trong một tình huống nào đó thì những suy nghĩ này không tự phát ra nữa, và lúc đó tôi mới biết chúng đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, đôi khi những suy nghĩ tiêu cực vẫn nổi lên, nhưng tôi có thể phủ nhận chúng.
Món quà
Vào ngày thứ hai tại Munich, chúng tôi đi đến Quảng trường Marienplatz để trình diễn tại đó. Khi đến nơi, một thành viên cho biết nhạc cụ của cô bị quên trên xe bus, nhưng lúc đó xe bus đã đến bãi đỗ xe ở cách xa chỗ chúng tôi. Tôi tự hỏi liệu tôi có nên nhờ học viên địa phương đến chỗ đỗ xe ở khá xa không, và còn nhiều vấn đề khác nữa. Trong lúc chơi nhạc tôi đã mất tập trung vì tìm cách giải quyết chúng. Tôi tự nhủ tại sao chúng lại xảy ra. Liệu chúng tôi có sơ hở nào không? Tâm chấp trước nào của tôi cần phải buông bỏ?
Chúng tôi chơi vài bài nhạc, rồi một học viên phát biểu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tàn khốc ở Trung Quốc. Sau đó, chúng tôi lại chơi tiếp, rồi đến một học viên khác phát biểu. Việc này lặp lại vài lần. Tôi nhận thấy khi chúng tôi chơi nhạc có nhiều người dừng lại nghe, nhưng đến bài phát biểu họ lại rời đi.
Có lần, khi bài phát biểu bắt đầu, tôi thấy một học viên người Hoa tiến đến hai du khách Trung Quốc đã ở đó xem tiết mục của chúng tôi. Học viên đưa tài liệu thông tin về Đại Pháp ra nhưng hai người Hoa xoay người chuẩn bị quay đi. Tôi bèn xuất một niệm: “Xin đừng đi, chúng tôi đến vì các bạn.” Thật ngạc nhiên, hai du khách Trung Quốc đó đột nhiên dừng lại và nhận tài liệu. Chứng kiến cảnh tượng đó, tôi trào nước mắt.
Mọi vấn đề mà tôi bận tâm trước đó hoàn toàn biến mất, và tôi như đang ở trong một thời không mà thời gian hoàn toàn dừng lại, trong một thời không tràn ngập từ bi. Điều đó giống như đạt tới trạng thái định mà không gì có thể can nhiễu đến tôi. Đúng như câu thơ trong bài Cảm khái của Sư phụ:
“Chân niệm hoá khai mãn thiên tình”
Sư phụ luôn ở bên tôi
Trong những năm tu luyện, tôi nhận ra rằng Sư phụ luôn ở bên tôi, để chỉ ra những chấp trước, bảo hộ tôi, điểm hoá cho tôi đi đúng con đường tu luyện.
Vậy mà tại sao tôi vẫn cứ trượt khi khảo nghiệm xuất hiện? Có thể là do tôi không hiểu điểm hoá của Ngài, hay tôi đã không tin rằng đó là điểm hoá dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp, mà lại cho rằng đó là việc ngẫu nhiên. Cũng có thể tôi đã hiểu nhầm điểm hoá do những chấp trước của mình, hoặc là tôi trượt chỉ đơn giản vì tôi đã không muốn buông bỏ chấp trước để tu lên cao hơn.
(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Đức năm 2019)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/20/380601.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/24/174748.html
Đăng ngày 27-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.