Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York

[MINH HUỆ 13-11-2018]

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi đắc Pháp vào năm 2003 và bắt đầu làm việc cho thời báo Epoch Times ở New York năm 2012. Năm 2017, tôi chuyển sang làm công việc viết bài và biên dịch tin tức trực tuyến.

Làm việc trong hạng mục truyền thông là một giai đoạn chuyển hướng vô cùng trọng yếu đối với tu luyện của tôi. Tại đây, tôi đã hiểu rõ tu luyện là như thế nào, tại sao chúng ta tu luyện, và lòng biết ơn vô hạn của đệ tử Đại Pháp vì được Sư phụ cấp cho cơ hội tu luyện.

Từ chỉ biết làm tổn thương người khác đến biết suy nghĩ cho người khác

Tôi là con gái duy nhất trong gia đình, đồng thời cũng là trưởng nữ của gia tộc. Từ nhỏ, tôi đã được nuông chiều và có tính khí nóng nảy, ngang ngược. Vì vậy, khi nói chuyện với người khác, tôi thường làm tổn thương họ.

Nếu không nhờ có tu luyện, tôi đã không thể nhận thức được bản tính ích kỷ của mình. Tôi còn nhớ, hồi tốt nghiệp đại học năm 1998, tôi đã liếc nhìn cuốn nhật ký của người bạn cùng phòng ký túc xá. Trên đó ghi chằng chịt những lời nói mà tôi đã làm tổn thương cô ấy. Tôi vô cùng chấn động, bởi vì tôi không ý thức được rằng những lời nói thuận miệng của mình lại khiến cô bị tổn thương như vậy. Hơn nữa, chúng đã khắc ghi trong tâm trí của cô ấy một thời gian dài.

Về sau, tôi muốn tìm một cơ hội để xin lỗi người bạn cùng phòng này, nhưng mãi cho đến năm 2012 khi tôi ra nước ngoài, tôi mới gọi điện cho cô ấy.

Khi nhận được điện thoại của tôi, cô thực sự rất vui. Khi tôi thành tâm nói lời xin lỗi, dường như cô đã hoàn toàn quên việc này. Tôi biết rằng Sư phụ đã giúp tôi trừ bỏ tầng vật chất kia sau khi thấy nội tâm tôi cải biến.

Trước kia, khi chưa tu luyện, tôi luôn so sánh bản thân với người khác và cảm thấy mình rất tốt. Bây giờ, tôi biết rằng tôi cần tu luyện chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, thậm chí cần đặt tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân, và đối xử tốt với tất cả mọi người.

Chẳng hạn, một lần, tôi phỏng vấn một phóng viên người gốc Đài Loan đã định cư ở Hoa Kỳ cách đây nhiều năm, nhưng cô cảm thấy không vui khi tôi viết bài về cô. Tuy nhiên, tôi không thấy cảm phiền về điều đó và vẫn coi cô như một người bạn, vẫn tôn trọng cô và giữ liên lạc với cô. Mối lần cô có chuyện tìm tôi, tôi đều hết sức giúp đỡ cô giải quyết vấn đề. Vì vậy, cô ấy đã tín nhiệm tôi.

Hiện tại, cô đã trở thành một độc giả trung thành của thời báo Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên), và năm nào cũng đi xem Shen Yun (Thần Vận). Thậm chí cô còn gọi điện cho bạn bè thân quyến ở Đài Loan và gợi ý họ xem chương trình truyền hình New Tang Dynasty (Tân Đường Nhân).

Sức mạnh của lòng từ bi

Cách đây không lâu, chúng tôi đã đưa tin về một người Trung Quốc bị kết tội ăn cắp bí mật thương mại. Vì vậy, một người bạn của người bị kết tội đó đã gọi điện cho chúng tôi, hy vọng rằng chúng tôi sẽ gỡ bỏ lại bài báo.

Với tư cách truyền thông, chúng tôi hoàn toàn có thể không để ý tới lời đề nghị này, nhưng vì để cứu người, chúng tôi vẫn đáp lại và nói với người đó rằng chúng tôi sẽ xem xét xem có biện pháp nào tốt hơn để giải quyết vấn đề này không.

Vị độc giả này cảm thấy rằng vì cô ấy là người Trung Quốc, mà chúng tôi cũng là một kênh truyền thông tiếng Trung, nên mọi người có thể đồng cảm với nhau. Cô nói rằng bây giờ, chính phủ Hoa Kỳ đang gây rắc rối cho người Hoa, cho nên bạn của cô cũng chỉ là một nạn nhân.

Tôi không bàn luận về bản án của bạn cô, nhưng rõ ràng người gọi điện thoại tới này không hiểu rõ bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vì vậy, tôi quyết định dùng kinh nghiệm của bản thân để giúp cô hiểu biết thêm và nói với cô: “Cho dù người khác có ý kiến không tốt đối với người Trung Quốc, nhưng lời nói và hành vi của chúng ta sẽ nói lên sự thật.”

Cô ấy hiểu ra ngay lập tức và không nói thêm lời nào. Tôi giải thích thêm rằng tình trạng không mong muốn hiện nay là do ĐCSTQ gây ra, và đã dẫn đến rạn nứt trong mối quan hệ giữa người nước ngoài và người Trung Quốc.

Cô tỏ ý đồng tình với tôi và nói rằng cô và các bạn của cô đều ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng đã xem Thần Vận và các buổi diễu hành của các học viên Pháp Luân Công.

Thông qua sự việc này, tôi phát hiện rằng khi tôi đứng ở góc độ của của cô mà cân nhắc vấn đề, chứ không dùng quan niệm của người thường để đối đãi sự việc, tôi đã có thể cảm nhận được sức mạnh của lòng từ bi: vô cùng tường hòa, tĩnh tại, và mạnh mẽ.

Chúng ta là một hãng truyền thông Hoa ngữ tại Hoa Kỳ, và độc giả chủ yếu là người Hoa tại hải ngoại. Với sự thâm nhập của ĐCSTQ ở hải ngoại, nhiều người Trung Quốc có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng của nó. Vì vậy, chúng ta cần tương tác với họ, hiểu vấn đề từ góc độ của họ, khiến họ hiểu rằng chúng ta luôn ở bên họ, và vì họ mà suy nghĩ và cân nhắc vấn đề. Như vậy, khi giảng chân tướng, chúng ta có thể kéo họ ra khỏi ảnh hưởng của những tuyên truyền của Trung Cộng.

Sư phụ giảng trong Tinh Tấn Yếu Chỉ II:

“Hãy dùng lý trí để chứng thực Pháp, dùng trí huệ để giảng rõ chân tướng, dùng từ bi để hồng Pháp và cứu độ thế nhân; đó chính là đang kiến lập uy đức của các Giác Giả.”

Tôi hiểu rằng năng lực cứu độ chúng sinh của chúng ta đều đến từ Đại Pháp. Càng tu luyện tốt và càng ít chấp trước, chúng ta càng có trí huệ và lý trí để làm mọi việc. Khi ấy, chúng ta mới có thể có được uy đức.

Không làm mọi việc một cách nửa vời

Gần đây, chúng tôi bị thiếu nhân lực nên tôi đã lâm vào trạng thái làm việc quá sức. Vì vẫn chưa bỏ được chấp trước mạnh mẽ vào làm việc, đồng thời học Pháp không nhập tâm, cho nên tôi đã không tự xem mình như một người tu luyện và đã không hướng nội. Tâm tính của tôi rớt xuống, cơ thể tôi biểu hiện ra trạng thái mệt mỏi, tính khí trở nên nóng nảy, cả ngày gắt gỏng, và tâm oán hận cũng trở nên mạnh mẽ.

Tôi biết trạng thái này là không đúng, nhưng tôi không có đủ sức mạnh để chính lại. Chuẩn xác hơn mà nói, tôi không có tâm nguyện mạnh mẽ để trừ bỏ chấp trước, mà cứ để cho những thứ không tốt này khống chế bản thân.

Sau đó, một sự việc xảy ra đã giúp tôi cảnh tỉnh. Tôi đã lấy bằng lái xe được hai năm, nhưng tôi vẫn sợ không dám lái xe. Bây giờ, tôi buộc phải lái xe để đưa đón con đi học. Mỗi lần tập lái xe, tôi lại bị chồng chỉ ra những lỗi sai liên tiếp mà mình mắc phải. Đôi khi, chồng tôi nói nhiều, ngữ khí cũng không tốt khiến tôi không muốn nghe. Vì vậy, tôi luôn kiếm cớ và không nỗ lực sửa đổi.

Việc này tiếp diễn khoảng một tháng, cho đến một ngày, tôi nhận ra rằng nếu như bên cạnh không có người hướng dẫn, tôi sẽ không thể lái xe được, trong tương lai tôi cũng không tài nào lái được.

Điều này khiến tôi nghĩ đến tu luyện. Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân:

“Tôi có thể lập tức đưa chư vị đạt đến “tam hoa tụ đỉnh”; nhưng chư vị vừa ra khỏi cửa thì công lại rớt xuống. Nó không phải [của] chư vị, không phải do chư vị tu được, không đặt lên được; bởi vì tiêu chuẩn tâm tính của chư vị chưa đến đó, nên ai thêm vào cũng không thêm được; nó hoàn toàn dựa vào tự mình mà tu, tu luyện cái tâm của mình.”

Tôi nghĩ, nếu tâm tính của mình không đề cao lên thì công cũng không lên nổi. Tôi cần kiên trì dựa vào chính mình mà làm mới được. Tôi không thể nói rằng khi đến lúc, tâm tính và tầng thứ của mình sẽ tự động đi lên. Tâm lý làm việc nửa vời này sẽ không hiệu quả. “Khi đến lúc, việc gì mình cũng sẽ làm được” chỉ là một cái cớ để biện minh cho sự lười biếng và không muốn làm gì đó – đây chỉ một cái cớ để tự lừa mình dối người.

Sau khi ngộ ra điều này, tôi bắt đầu nghiêm túc xem xét tư tưởng của mình. Tôi nhìn sâu vào chính mình và đã phát hiện ra nhiều chấp trước.

Khi đào sâu hơn nữa, tôi phát hiện một ý niệm vô cùng bất hảo còn tồn tại trong đầu. Ở phương diện tu luyện, tôi luôn tự coi mình là bậc “trung sỹ” chứ không phải là bậc “thượng sỹ” mà Sư phụ nhắc đến trong cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi đã sử dụng cái cớ này để không phải làm việc vất vả và tận lực.

Sư phụ giảng trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội Australia:

“Chỉ khi bản thân muốn tu luyện, có nguyện vọng đạt viên mãn, đồng thời có hành vi tu luyện thì lúc đó mới gọi là tu luyện.”

Tôi đã chia sẻ điều này với các đồng tu. Họ nói rằng cái suy nghĩ tự coi mình là “trung sỹ” này không phải là tư tưởng của bản thân, nó là cựu thế lực cưỡng ép thêm vào để khiến tôi buông lơi và không cho tôi đề cao. Đây là một loại nghiệp tư tưởng. Chúng ta là từ trên thiên thượng mang theo tâm “tu luyện tất thành” theo Sư phụ hạ thế, “trung sỹ” kia thì có thể đi được đến đâu?

Lý do tôi không lý trí mà tiếp nhận tư tưởng này là vì tôi đã không tín Sư tín Pháp. Mặc dù đã đắc Pháp nhưng tôi không biết trân quý – tôi không có đủ chính niệm, cho nên cũng không thể chính hành.

Những người tu Đạo trong quá khứ có thể làm được “triêu văn Đạo, tịch khả tử”. Nhưng trạng thái tư tưởng của tôi giống như thở dài trong thất vọng, tuy nhiên, tôi lại không làm gì để giải quyết vấn đề này. Thay vào đó, tôi viện cớ rằng “mình không phải là một khối nguyên liệu tốt.”

Tôi nghĩ, những điều dù tốt hay xấu mà tôi đã làm đều đã trở thành quá khứ. Thời gian không đợi một ai, hiện tại khi đã tỉnh ngộ, tôi cần làm mọi thứ tốt hơn. Tôi cần buông bỏ chấp trước và tu luyện vững chắc, nhất là vứt bỏ những tư tưởng không tốt, quy chính lại bản thân theo Pháp.

Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009]:

“Vì con người trong hoàn cảnh xã hội là có một phạm vi của tự mình, tâm tình của bản thân mình sẽ ảnh hưởng đến việc của mình.”

“Chư vị có thể chính niệm đầy đủ, thì chư vị có thể là cao lớn trong phạm vi của mình; và trong phạm vi của mình, chư vị đè ép những thứ bất hảo xuống.”

Viết báo không thể ly khai tu luyện bản thân

Là học viên đắc Pháp sau năm 1999, tu luyện cá nhân và làm việc thứ ba là đi liền với nhau.

Khi viết bài bị kẹt ý và không viết tiếp được, tôi biết mình cần đề cao tâm tính và hướng nội. Nhất là khi nhắc đến những bài viết giảng chân tướng liên quan đến việc Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, vấn đề này càng trở nên rõ ràng.

Một cảm thụ nữa là mỗi lần tôi viện cớ và trì hoãn việc viết bài, công việc sẽ nhanh chóng quay trở lại, buộc tôi phải tiếp tục. Công việc này chính là con đường tu luyện mà Sư phụ an bài cho tôi, vì vậy tôi không thể đẩy ra được. Khảo nghiệm nào nên gặp, chấp trước nào nên buông bỏ đều đã có an bài, tôi không thể tránh né được.

Chẳng hạn, một lần tôi được phân công viết một bài báo vạch trần các trung tâm tẩy não. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với chủ đề này, cho nên tôi cảm thấy rất khó viết. Hơn nữa, còn có rất nhiều tin tức khác mà tôi muốn theo dõi, vì vậy tôi đã trì hoãn việc này hết lần này đến lần khác.

Sau đó, khi đến thời hạn nộp bản thảo, do áp lực lớn, tôi đã oán trách cấp trên của mình vì đã không quản lý công việc rõ ràng, khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy không thoải mái.

Đêm hôm đó, sau khi tôi phát chính niệm không lâu, một cây đại thụ bên cạnh nhà tôi đã bị đổ, gây sập đường dây điện và mất điện. Khi ấy, tôi mới tỉnh ngộ “mình đã sai rồi”.

Tôi đã được giao phó một công việc quan trọng– giảng chân tướng thông qua viết tin tức, nhưng nó đã bị nhân tâm của tôi ngăn trở. Tôi mới rời khỏi Trung Quốc không lâu, nhưng lại thật mơ hồ về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở đó. Tôi cảm thấy mình đã quên mất nền tảng của bản thân, quên mục đích ban đầu của công việc truyền thông, và quên lên tiếng cho những đồng tu ở Trung Quốc Đại Lục, những người không thể tự lên tiếng cho chính mình.

Nhìn lại những trải nghiệm mà tôi có trong những năm qua, tôi nhận thấy rằng điểm trọng yếu khi viết bài là cần giữ cho tâm thanh tịnh và chính niệm. Năng lượng đằng sau từng từ ngữ là có liên quan đến trạng thái tu luyện của chúng ta. Mỗi một bài báo được đăng đều có Thần gia trì. Đây là điều mà bài báo của người thường không thể đạt tới.

Tôi từng phát hiện một số bài báo của đồng tu không viết đúng quy phạm hoặc có rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, khi lùi lại một bước, tôi cảm thấy những vấn đề đó dường như không lớn đến như vậy.

Kỳ thực, không phải vấn đề trong các bài báo trở nên ít đi, mà vì chúng ta là người tu luyện, nên cảm nhận của chúng ta đối với chúng là có khác biệt. Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân: “Chư vị về nhà cũng lấy bút viết mấy chữ, chữ dù đẹp hay xấu, [đều] có công!”

Là một kênh truyền thông giảng chân tướng, chúng ta đang thực hiện một sứ mệnh trọng đại, vì vậy, đối với độ chuyên nghiệp phải có yêu cầu cao hơn.

Bây giờ nghĩ lại, tôi cảm thấy thật tiếc cho bản thân vì đã không kiên trì học tập, bởi lẽ tôi còn cách yêu cầu chuyên nghiệp của Sư phụ rất xa. Tôi hy vọng khi viết ra điều này, tôi có thể nhắc nhở bản thân từ giờ trở đi cần thay đổi và làm việc tốt hơn.

Tôi nghĩ, nếu chúng ta có thể viết bài chuyên nghiệp hơn, hơn nữa lại có sự gia trì của Sư phụ, những gì chúng ta viết ra sẽ thật sự không tầm thường.

Cuối cùng, tôi xin được chia sẻ về một giấc mơ của bản thân. Tôi thường mơ thấy mình đi giảng chân tướng cho chúng sinh, giảng về sự kỳ diệu của Đại Pháp, nhưng mà không phải dùng miệng nói mà là dùng bút lông vẽ từng nét một.

Sau khi viết xong, tôi chuẩn bị mua vé tàu để về nhà nhưng lại phát hiện rằng chứng minh thư của mình đã bị mất nên không thể mua vé được. Khi tàu chuẩn bị chuyển bánh, đột nhiên một đồng tu mà tôi biết đã chạy đến và đưa chứng minh thư cho tôi. Cô nói: “Những người được chị giảng chân tướng đã đi khắp nơi, họ nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và đã tìm thấy tấm chứng minh thư này.”

Tôi hiểu, đây chính là Sư phụ điểm hóa cho tôi. Ngài muốn nhắc nhở tôi hãy kiên trì dùng phương thức viết bài để giảng chân tướng cho chúng sinh.

Tầng thứ hữu hạn, có chỗ nào không phù hợp xin các đồng tu từ bi chỉ ra!

(Trình bày tại Pháp hội Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyên năm 2018)


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/13/377035.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/14/173253.html

Đăng ngày 21-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share