Bài viết của học viên Chánh Tín
Tiếp theo Phần 4
[MINH HUỆ 11-7-2018] Ở Trung Quốc ngày nay, với tiêu chuẩn đạo đức đang ngày càng trượt dốc, các giáo viên không chỉ mất đi phẩm hạnh đạo đức tối thiểu mà họ còn sách nhiễu và nhận tiền bạc từ học sinh.
Tuy nhiên, có một số giáo viên đã bước vào tu luyện Pháp Luân Công và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để hành xử trong cuộc sống hàng ngày của họ. Bài viết này chia sẻ về bốn trường hợp giáo viên như vậy, và cách họ đã kiên định đức tin của mình trong cuộc bức hại kéo dài ròng rã suốt 19 năm qua của chính quyền Cộng sản Trung Quốc.
Cô giáo ở Hàng Châu trở nên khỏe mạnh và chăm lo hơn cho học sinh
Cô Phó Huệ Á là giáo viên ở Hàng Châu, tỉnh Triết Giang.
Từ khi còn nhỏ, cô Phó đã bị đau tim. Khi lớn lên, cô lại bị bệnh thận, viêm khớp cùng các vấn đề về tai mũi họng. Cô và gia đình phải vất vả chữa trị; chồng cô vừa phải làm việc, vừa phải chăm sóc cho cô.
Tháng 4 năm 1999, cô Phó bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công; kể từ đó mọi bệnh tật của cô đã biến mất và cô đã gặt hái được nhiều thành tựu trong công việc. Suốt hơn 20 năm qua, cô không cần dùng đến thẻ bảo hiểm y tế và nhờ đó đã tiết kiệm cho nhà nước một khoảng chi phí y tế đáng kể.
Chồng của cô cũng không còn phải bận tâm chăm sóc cho cô. Bây giờ cô cũng có nhiều thời gian hơn để cống hiến cho công việc và đạt được những thành tựu quan trọng.
Cô Phó luôn tuân thủ nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và đối xử với học trò như thể con ruột. Cô không những dạy học sinh chương trình văn hóa ở nhà trường mà còn hướng dẫn các em về những giá trị đạo đức và quan tâm đến các em trong cuộc sống thường ngày. Cô thậm chí còn hỗ trợ về kinh tế cho những học sinh nghèo.
Cô cống hiến tài năng cho nhà trường. Đạo đức và kĩ năng của cô được nhà trường, học sinh công nhận và nhiều lần đã được vinh danh là “nhà giáo ưu tú”.
Một cặp vợ chồng nhà giáo ở tỉnh Sơn Đông
Ông Vu Hải Dũng và vợ là Vương Tuyết Mai cùng giảng dạy tại trường trung học Sơn Đông, tỉnh Hải Dương.
Ông Vu đắc Pháp vào mùa thu năm 1997. Sau một tháng tu luyện, tâm và thân của ông đã được cải biến. Ông đã bỏ thói quen bài bạc và làm việc có trách nhiệm hơn. Kĩ năng giảng dạy của ông cải thiện nhiều.
Ông Vu bị viêm gan B, đau nửa đầu và có vấn đề thính giác. Trong vòng nửa tháng, mọi bệnh tật của ông đều đã khỏi hẳn và chưa bao giờ tái phát.
Bà Vương đã đọc sách Chuyển Pháp Luân vào mùa xuân năm 1998 và thân tâm đều được thụ ích. Bà trở nên khỏe mạnh và dàn xếp tốt mối quan hệ với mẹ chồng.
Trong công việc, bà đối xử với đồng nghiệp chân thành và dạy dỗ học trò một cách nhẫn nại. Bà giúp học sinh nhận ra giá trị chân thực của bản thân và thúc đẩy động lực học tập của chúng. Bà cũng hỗ trợ tài chính cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Học sinh của bà cũng công nhận những thay đổi tích cực của bà sau khi tu luyện. Bà cũng nhận ra bản thân mình đã đổi khác. Bà thấy mình tràn đầy năng lượng và học sinh trở nên hợp tác với bà hơn. Những lớp học mà bà phụ trách luôn nằm trong nhóm đứng đầu. Cả ban giám hiệu nhà trường cũng ghi nhận những thành tích của bà.
Cô giáo tỉnh Trường Xuân tìm lại hy vọng từ một gia đình tan vỡ
Bà Trang Nghiêm là giáo viên về hưu ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.
Chồng bà Trang bị tai nạn lao động từ những năm 1980, xương của ông bị gãy nhiều chỗ và phải tiến hành phẫu thuật mở hộp sọ. Ông còn bị cao huyết áp, bệnh tim và có tiền sử đột quỵ.
Tuy nhiên, ông lại không được hỗ trợ bảo hiểm và nhận bồi thường từ đơn vị công tác hay nhà nước. Vì chịu nhiều áp lực như thế nên ông trút mọi chán nản, bực dọc lên người vợ. Bản thân bà Trang cũng mang nhiều bệnh tật. Cuộc sống gia đình bà tràn đầy đau khổ.
Tháng 3 năm 1996, mẹ chồng bà Trang giới thiệu Pháp Luân Công cho bà, và không lâu sau khi bước vào tu luyện, sức khỏe của bà đã được cải thiện và thái độ sống của bà cũng thay đổi. Từ đó, bà chăm sóc chồng một cách vui vẻ, và mối quan hệ của họ lại trở nên hòa ái. Ở trường, bà nhiều lần được vinh danh là “giáo viên tiêu biểu” và được đồng nghiệp tín nhiệm.
Cặp vợ chồng giáo viên ở Thái Thương, tỉnh Giang Tô trở nên mạnh khỏe
Ông Thạch dạy ở trường Cao đẳng Kiện Hùng ở Thái Thương, tỉnh Giang Tô.
Trước năm 1997, ông Thạch và vợ, bà Tần Diễm Thu mắc nhiều căn bệnh. Dù đã tốn rất nhiều tiền cho điều trị y tế nhưng bệnh tình không hề được cải thiện. Bác sĩ nói bà Tần cần phải tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên ca mổ rất phức tạp và tỉ lệ thành công chỉ có một nửa.
Bà Tần không còn hi vọng gì nên đã từ bỏ việc điều trị. Vì sức khỏe ngày càng xấu đi nên bà không còn đi dạy. Ông Thạch cũng mắc nhiều bệnh. Họ có mẹ già 80 tuổi và con trai 11 tuổi cần chăm sóc. Gia đình ông rơi vào vô vọng.
Vào tháng 10 năm 1997, vợ chồng bà Tần bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Chỉ một tuần sau khi bước vào tu luyện, bà Tần đã hoàn toàn khỏi bệnh, và ông Thạch cũng trở nên khỏe mạnh sau 1 tháng tu luyện. Họ đã trải nghiệm nhiều điều tuyệt diệu của Pháp Luân Công. Vợ chồng họ trở nên khỏe mạnh và cuộc sống gia đình cũng trở lại vui vẻ hạnh phúc.
Lời kết
Trên đây chỉ là vài điển hình về những giáo viên đã tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện được hồng truyền ra công chúng từ năm 1992. Trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cuộc đàn áp vào năm 1999, trong bảy năm đã có đến hơn 100 triệu người tập luyện.
Cũng như các học viên khác, những giáo viên này bị bức hại nghiêm trọng vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Bà Phó bị bắt giữ phi pháp nhiều lần và bị kết án sáu năm tù.
Bà Vương bị bắt bốn lần và đưa vào trại lao động cưỡng bức hai năm. Đứa con vừa đầy tháng của bà cũng bị bắt theo mẹ.
Ông Vu bị đưa vào trung tâm tẩy não và trại giam nhiều lần, sau đó bị đưa đến trại cải tạo lao động ba năm.
Bà Trang cũng bị bắt, tra tấn và bị đưa vào trại cải tạo lao động.
Ông Thạch bị bắt bảy lần và đưa vào trại cải tạo lao động trong ba năm và bị kết án 12 năm tù. Vợ ông, bà Tần bị bắt sáu lần và bị đưa đến bệnh viên tâm thần sáu tháng. Bà cũng bị đưa vào trại cải tạo lao động 15 tháng và bị kết án bốn năm tù giam.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/11/370823p.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/4/171383.html
Đăng ngày 20-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.