Bài viết của Hà Bình, phóng viên báo Minh Huệ, và một học viên Pháp Luân Công tại Thụy Sỹ

[MINH HUỆ 21-7-2018] Kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động chiến dịch bạo lực để đàn áp môn tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã được xác nhận mất đi sinh mạng vì cuộc bức hại.

Cứ vào khoảng thời gian này hàng năm, các học viên trên khắp thế giới lại tổ chức mít tinh, diễu hành, và thắp nến để tưởng nhớ những học viên đã mất đi sinh mạng ở Trung Quốc.

Nâng cao nhận thức ở Thụy Điển

Vào ngày 20 tháng 7 năm 2018, các học viên ở Thụy Điển đã biểu diễn các bài công pháp Pháp Luân Công và tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức khác trước Đại sứ quán Trung Quốc, các điểm du lịch nổi tiếng, và ở trung tâm thành phố Stockholm.

913d534bbfd04cfe1aa2546dbf3c051a.jpg

Biểu diễn công pháp trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Thụy Điển vào ngày 20 tháng 7 năm 2018

Các học viên tại đại sứ quán đã dùng loa để phát đi thông điệp của họ vào tòa nhà. Sự kiện đã thu hút sự chú ý của tờ báo Dagens Nyheter, tờ báo lớn nhất ở Thụy Điển, họ đã cử hai phóng viên đến để đưa tin về sự kiện này.

6aedc9d7dcaa9308975820500b1169ba.jpg

Hai phóng viên của tờ Dagens Nyheter đưa tin về sự kiện tại Đại sứ quán Trung Quốc

Các phóng viên đã phỏng vấn cô Vương, người tổ chức sự kiện, và cô Lưu, một kỹ sư cao cấp đã rời Trung Quốc đến Thụy Điển để tránh bị bức hại. Cô Lưu nói với các phóng viên rằng cô và chồng cô liên tục bị bắt cóc và bị đưa đến các phiên tẩy não và bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức trong hai năm.

3f56caa276086c67e6e883fb325b3af3.jpg

e0c1ba52c29aba747b1ca72b247355e7.jpg

036d0d13289c335f8bc06bb252935cb0.jpg

Các học viên nâng cao nhận thức về cuộc bức hại trên Quảng trường Coin bên cạnh Cung điện Hoàng gia ở Stockholm

Vào một giờ chiều, tiếng nhạc thanh bình của Pháp Luân Công vang lên trên Quảng trường Coin cạnh Cung điện Stockholm và Quảng trường Wallenberg đối diện Nhà hát Opera Hoàng gia. Các học viên Pháp Luân Công đã tái hiện cảnh chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng từ các học viên ở Trung Quốc và trưng bày áp phích về cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công hơn 19 năm qua.

Khi một bác sỹ người Thụy Điển biết đến nạn thu hoạch nội tạng, bà đã bất bình nói: “Đây là giết người. Chúng ta phải chấm dứt nó! Tôi ủng hộ các bạn.“

Các quan chức đắc cử ở Thụy Sỹ bày tỏ sự ủng hộ của họ trong cuộc mít tinh

Ở Thụy Sỹ, vào ngày 20 tháng 7 năm 2018, các học viên đã tổ chức một cuộc mít tinh trước văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc bên bờ Hồ Geneva, Thụy Sỹ.

0658107ac9e3bd2d6e23f8b4e8d5fe8e.jpg

Luyện công tập thể trướcvăn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc bên bờ Hồ Geneva, Thụy Sỹ

Một số quan chức đắc cử đã đích thân phát biểu tại cuộc mít tinh hoặc gửi thư để bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với nỗ lực phản đối cuộc bức hại của các học viên Pháp Luân Công.

Ông Dominique de Buman, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thụy Sỹ, đã viết một bức thư với chủ đề “liên tục và không ngừng phơi bày cuộc bức hại tín ngưỡng kinh hoàng”, trong đó ông viết: “Tự do tín ngưỡng là thuộc tính cố hữu của con người. Với tiền đề tôn trọng người khác và đời sống xã hội, mỗi người trong chúng ta đều có thể xây dựng đức tin cho mình.

Cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công nhằm hiện thực hóa tự do tín ngưỡng của họ chính là vấn đề này. Điều này phải được ủng hộ bởi mọi cấp chính quyền của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, khắp thế giới cần lên án mạnh mẽ nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ các tù nhân, trong đó, nhiều nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công.

Việc giết hại hàng loạt được tổ chức một cách có hệ thống vì mục đích lợi nhuận đê tiện này phải bị lập tức và triệt để chấm dứt.”

Bà Lisa Mazzone, một ủy viên của Hội đồng Quốc gia, đã phát biểu tại cuộc mít tinh và đơn cử hai trường hợp bức hại học viên Pháp Luân Công, là bà Trần Tuệ Hà và công dân Canada là bà Tôn Thiến. Bà cho biết trường hợp của họ “có thể cho chúng ta thấy cuộc bức hại tàn bạo mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng trong hai thập kỷ qua. Mục đích [của cuộc bức hại] là buộc các học viên từ bỏ tín ngưỡng của họ.“

Bà nói tiếp: “Chúng ta phải nhận thức được rằng họ chỉ là hai trong số hàng chục ngàn nạn nhân đã bị bạo hành và bức hại. Còn nhiều kiểu bức hại khác nữa như: cưỡng bức xét nghiệm y tế và tâm thần, giam giữ tùy tiện, thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề luật sư, và cấm hồi hương, tấn công tình dục, tra tấn, cưỡng bức thu hoạch nội tạng, v.v.”

1ac3acbc3590fd6b422b6d1fa25c48b3.jpg

Bà Lisa Mazzone,một ủy viên của Hội đồng Quốc gia Thụy Sỹ

Cuối cùng, bà nói: “Những kháng nghị và chúng tôi đưa ra hôm nay sẽ tiếp tục thúc đẩy những điều khoản nhân quyền của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ phải tuân thủ trong quan hệ thương mại với Trung Quốc và giải quyết vấn đề đàn áp các nhóm thiểu số ở Trung Quốc, đặc biệt là cuộc thảm sát kinh hoàng đối với các học viên Pháp Luân Công.”

Ông Henry Rappaz, cựu ủy viên Đại Hội đồng ở Geneva, nói trong bài phát biểu: “Là cựu ủy viên của Đại Hội đồng ở Geneva và là một người hành động theo lương tâm, tôi sẽ tiếp tục phơi bày và kiên trì lên án mạnh mẽ tất cả những hành động vô nhân đạo khủng khiếp này và tất cả những hành động tàn ác của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

“Tôi muốn nói chuyện với các nạn nhân, gia đình và bạn bè của họ và ủng hộ họ. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, Pháp Luân Công sẽ được trả lại thanh danh. Chân – Thiện – Nhẫn cũng là những giá trị tích cực mang tính phổ quát của thế giới chúng ta.”

6c2ea1f7f0b1ca8874113b08f954c9fd.jpg

Ông Henry Rappaz, cựu ủy viên của Đại Hội đồng ở Geneva

Các quan chức khác đã phát biểu tại cuộc mít tinh gồm có ông Pierre Eckert và ông Marc Falquet, ủy viên Đại Hội đồng ở Geneva.

77896dd479728a29d97abc9ac0b2be08.jpg

Ông Pierre Eckert, ủy viên Đại Hội đồng ở Geneva

27ca2ee7ecc489baa70031c1f764e12d.jpg

Ông Marc Falquet, ủy viên của Đại Hội đồng ở Geneva

e840f52c6548ecfebf34243c966e95fa.jpg

Các học viên giải thích về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc cho người qua đường

Bài viết liên quan bằng tiếng Hán:

https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/21/371357.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/21/371356.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/22/171205.html

Dịch ngày 26-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share