Bài viết của cộng tác viên Minh Huệ tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-05-2018] Bốn cư dân từ các tỉnh lân cận đã bị xét xử vì “sử dụng tôn giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” một lý do thường được chế độ Cộng sản Trung Quốc sử dụng để cố mưu hại và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, còn được biết đến là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện tinh thần và thiền định dựa trên nguyên lý Chân -Thiện – Nhẫn.
Ông Phó Văn Đức 68 tuổi, bà Tống Nam Du 67 tuổi, và ông Liêu Kiến Phủ là cư dân của thành phố Chi Hoa, tỉnh Tứ Xuyên. Ông Châu Phúc Minh là cư dân của huyện Hoa Bình, tỉnh Vân Nam. Ngày 12 tháng 5 năm 2016, họ cùng nhau phân phát tài liệu về Pháp Luân Công tại huyện Hoa Bình, tỉnh Vân Nam. Họ bị báo cảnh sát và bị bắt giữ năm tháng sau đó.
Bà Tống và ông Phó bị bắt vào ngày 11 tháng 10 năm 2016. Ông Liêu bị bắt vào ngày hôm sau. Cả ba người được bảo lãnh tại ngoại sau vài tuần, bà Tống và ông Liêu về nhà hôm 25 tháng 10 năm 2016, còn ông Phó về nhà vào ngày 07 tháng 11 năm 2016. Chưa rõ ông Châu bị bắt khi nào, và có tin rằng ông đã được thả vào ngày 09 tháng 9 năm 2016.
Bốn học viên Pháp Luân Công đã xuất hiện tại tòa án huyện Hoa Bình, tỉnh Vân Nam vào ngày 22 tháng 3 năm 2018. Họ bị thẩm vấn riêng lẻ từng người vào buổi sáng. Bà Tống, ông Phó và ông Liêu đã tự biện hộ cho mình vào buổi chiều.
Ủy ban Chính Pháp địa phương (PLAC), một cơ quan nằm ngoài pháp luật được giao nhiệm vụ xóa sổ Pháp Luân Công và được trao quyền hạn vượt khỏi khuôn khổ của luật pháp, đã đe dọa các luật sư của bốn học viên này trước phiên xét xử. Luật sư của ông Phó đã ngưng việc bào chữa. Hai luật sư mới của ông đã kháng lại áp lực của PLAC và đưa ra tuyên bố thân chủ của họ vô tội. Các luật sư còn lại đã thừa nhận có tội theo chỉ đạo của PLAC.
PLAC đe dọa luật sư; Thẩm phán lạm dụng quyền lực
Trước phiên xét xử, Ủy ban Chính Pháp thành phố Lệ Giang đã đe dọa bốn luật sư địa phương ngăn cản họ biện hộ vô tội cho thân chủ của mình. Dưới áp lực khủng khiếp, luật sư của ông Phó đã ngưng bào chữa, buộc ông Phó phải thuê hai luật sư khác thay thế.
Các luật sư địa phương sau đó đã được mời làm việc một cách riêng rẽ bởi Cục Tư pháp thành phố Lệ Giang vì cùng một lý do. Vào đêm trước phiên tòa, nhân viên Cục Tư pháp thành phố đã đòi gặp những luật sư mới của ông Phó, vốn đã từ chối yêu cầu của họ.
Tòa án đã thông báo nhiều quy tắc bất hợp pháp vào ngày 21 tháng 3, trước ngày xử án một ngày. Mỗi bị cáo không thể có hơn hai người thân trực tiếp tham dự phiên tòa. Người thân và luật sư không được mang theo điện thoại di động, máy tính hoặc thậm chí là bút vào phòng xử án. Tất cả sẽ được soát xét kỹ càng.
Thẩm phán chủ tọa của phiên tòa Hòa Thụy Vỹ và hai thẩm phán khác, Hòa Phong Sinh và Triệu Trạch Vinh thành lập bồi thẩm đoàn cho phiên tòa. Họ đọc tuyên bố cam kết rằng bồi thẩm đoàn sẽ tiến hành xét xử một cách vô tư và bảo đảm quyền tự bào chữa hợp pháp của các bị cáo và thực hiện phán xét công bằng.
Tuy nhiên, cam kết đã không được thực thi trong suốt phiên xét xử. Các bị cáo bị ngắt lời bởi thẩm phán Hòa Phong Sinh khi chỉ mới đọc được một phần nhỏ trong phần bào chữa của họ. Khi bị cáo phản đối, thẩm phán nói,“ Tôi là người quyết định chứ không phải là mấy người.”
Luật sư của các học viên cũng liên tục bị ngắt lời khi bảo vệ cho thân chủ của họ.
Luật sư của ông Phó phản đối những lời buộc tội vô căn cứ
Viện kiểm sát Yulong cáo buộc ông Phó Văn Đức 2 lần dán tờ rơi Pháp Luân Công tại Vân Nam. Họ cũng tuyên bố rằng một số sách và tài liệu Pháp Luân Công được tìm thấy tại nhà và trong xe ô tô của ông Phó.
Luật sư của ông Phó đã lập luận rằng thân chủ của họ không phạm tội vì những lý do sau:
1. Bằng chứng thu thập không hợp lệ: Phòng cảnh sát Hoa Bình cáo buộc ông Phó dán tờ rơi Pháp Luân Công ở tỉnh Vân Nam vào tháng 5 năm 2016, nhưng họ đã khám xét nhà ông Phó tại tỉnh Tứ Xuyên vào tháng 10. Sự lục soát này đã vi phạm các quy tắc được quy định trong Luật tố tụng hình sự. Hơn nữa, các viên chức lục soát nhà ông mà không có lệnh khám xét. Do đó, trong trường hợp này, bất kỳ vật nào được thu thập không thể được sử dụng làm bằng chứng. Mặc dù công tố viên tuyên bố rằng việc khám xét nhà mà không có lệnh khám xét là hợp pháp trong trường hợp khẩn cấp, nhưng nó không áp dụng cho trường hợp này bởi vì việc khám nhà diễn ra sau 5 tháng kể từ ngày có đơn truy tố.
2. Các công tố viên không trích dẫn được cơ sở pháp lý và không trình được bằng chứng buộc tội: Không có điều luật nào liệt kê Pháp Luân Công vào diện “tà giáo.” Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, bằng ý kiến cá nhân đã dán nhãn này cho Pháp Luân Công và nó không có tính pháp lý. Cáo buộc do đó không có cơ sở pháp lý.
Tự do tín ngưỡng là luật pháp quốc tế và là giá trị toàn cầu. Hiến pháp Trung Quốc quy định công dân được tự do tín ngưỡng. Niềm tin của ông Phó đối với Pháp Luân Công là lựa chọn của ông ấy và không nên bị can thiệp bởi bất kỳ tổ chức nào, kể cả các tổ chức của Chính phủ.
Bất kỳ công dân nào quảng bá tín ngưỡng của họ bằng cách sử dụng sách và các tài liệu khác đều được bảo vệ theo quyền tự do ngôn luận được quy định bởi Hiến Pháp. Cục xuất bản và Phát hành Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm phát hành các sách Pháp Luân Công vào ngày 01 tháng 3 năm 2011. Do đó, ông Phó có quyền hợp pháp được thu thập và in ấn các tài liệu Pháp Luân Công.
3. Công tố viên và tòa án đã vượt quá thẩm quyền pháp lý của họ. Công tố viên không phải là cảnh sát về tư tưởng, và tòa án không phải là nơi để điều tra về tôn giáo. Không có tổ chức luật pháp nào ủy thác cho công tố viên và tòa án chức năng xem xét hoặc phán xét vấn đề về đức tin.
Lời bào chữa của ông Phó Văn Đức
Năm nay tôi 70 tuổi. Tôi là nhân viên cảnh sát tại chi nhánh phía Đông thuộc Sở cảnh sát thành phố Phàn Chi Hoa, đã về hưu vào năm 2002. Tôi xin chia sẻ với quý vị những thần tích và sự vĩ đại của Đại Pháp qua những câu chuyện về bản thân tôi.
Sau khi về hưu, tôi mắc nhiều bệnh, bao gồm viêm khớp, viêm phế quản, viên ruột, gout, đau thắt lưng và cao huyết áp. Tôi bị bệnh tật giày vò trong nhiều năm đến nỗi tôi có ý định tự tử.
Tôi đã từng vật vạ suốt ngày. Tôi chơi bài, uống rượu và hút thuốc. Tôi sống ích kỷ. Tôi mơ ước gây dựng được tài sản lớn và mù quáng đầu tư vào một dự án kinh doanh đặc biệt. Kết quả là tôi đã mất nhiều tiền và đã ly hôn.
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 2014. Tất cả bệnh tật của tôi hoàn toàn biến mất sau hai tháng. Từ đó, tôi thực sự tận hưởng được cảm giác vô bệnh.
Tôi đã thay đổi sâu sắc. Tôi đã hiểu được ý nghĩa của cuộc đời và từ bỏ tất cả những thói quen xấu. Tôi coi nhẹ danh lợi cá nhân. Tôi hướng nội khi mâu thuẫn nổi lên. Tôi không đánh lại khi bị đánh hoặc bị lăng mạ. Tôi dùng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để đo lường mọi việc.
Vì vậy, tôi cũng trở nên cởi mở và biết nghĩ cho người khác. Tôi giúp đỡ mọi người khi họ cần mặc dù lúc đó tôi không khá khẩm gì. Tôi làm điều tốt mà không cần ghi nhận.
Bây giờ, tôi rất khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc và mãn nguyện. Đó là Đại Pháp đã thường hằng tẩy tịnh tôi, thay đổi tôi và ban cho tôi một cuộc đời mới.
Nếu có nhiều người tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và trở thành người tốt, sẽ không có quá nhiều xung đột xã hội. Đất nước chúng ta sẽ không có quá nhiều quan chức hủ bại. Chúng ta hẳn sẽ không phải ăn đồ ăn nhiễm độc và bị tiêm thuốc vacxin giả.
Tại sao Pháp Luân Công vẫn đứng vững và được phổ truyền rộng rãi trên khắp thế giới? Pháp Luân Công chiểu theo “Chân -Thiện – Nhẫn” và dạy con người trở thành người tử tế, tốt bụng, hòa ái và kiên nhẫn.
Dưới góc độ cá nhân, Pháp Luân Công khai mở trí huệ của mỗi người, làm cho họ hiểu được ý nghĩa của sinh mệnh và những bí ẩn của vũ trụ. Nó đề cao tâm tính của con người và giúp ổn định xã hội. Năm 1998, một báo cáo khảo sát đã được gửi đến Bộ Chính trị Trung ương, chủ tịch Quốc hội đã tuyên bố rằng Pháp Luân Công mang đến trăm điều lợi mà không có điều hại nào đến quốc gia.
Nếu Pháp Luân Công là tà giáo, vậy một tổ chức hoặc cá nhân bợ đỡ kẻ xấu và cổ súy tranh đấu thì sao?
Thiện ác hữu báo. Các ông nên có lựa chọn đúng đắn. Bức hại Pháp Luân Công là ủng hộ lừa dối, tà ác và xung đột. Trân quý Đại pháp là trân quý sinh mệnh của mỗi chúng ta.
Lời bào chữa của bà Tống Nam Du
Tôi năm nay 70 tuổi. Tôi đã từng có nhiều bệnh, bao gồm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lung, viêm da dị ứng, nôn ói, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm túi mật, viêm tụy, ung thư tụy, thóat vị màng não tủy, viêm xoang, đau nửa đầu, mụn nhọt và bệnh tim. Bệnh tật làm cuộc sống của tôi vô cùng đau khổ. Tôi cũng bị chồng ghẻ lạnh và chịu đựng áp lực khủng khiếp bởi sự lãnh đạm của ông ấy. Những dày vò về thể chất và tinh thần làm tôi nghĩ đến tự tử. Thậm chí có lần tôi nghĩ tới việc đi tu đển quên đi nỗi đau này. Mặc dù tôi gạt bỏ những ý nghĩ kinh khủng đó vì hai con gái nhỏ, tôi vẫn sống trong tuyệt vọng.
Sau đó, ông trời dường như an bài số mệnh cho tôi. Khi tôi tuyệt vọng, một trong những đồng nghiệp của tôi đã giúp tôi có được công việc hiện nay. Tôi trúng số được một căn nhà. Trong môi trường mới, tôi gặp một số học viên và bắt đầu tu luyện vào năm 1997. Sáu tháng sau, mọi bệnh tật của tôi biến mất, và tôi cảm nhận được sự mỹ diệu của trạng thái vô bệnh. Tôi không còn phải dùng đến viên thuốc nào trong 20 năm qua.
Thông qua việc đọc những bài giảng của Pháp Luân Công và luyện các bài công pháp, tôi nhận ra ý nghĩa chân lý và ý nghĩa của cuộc sống cũng như mối quan hệ nghiệp lực của sinh, lão, bênh, tử. Tôi giải được nhiều câu hỏi trong cuộc sống mà tôi đã từng mong ước hiểu được nhưng không có câu trả lời. Tôi cũng biết được mục đích của đời người là để phản bổn quy chân.
Đọc sách Đại Pháp mang đến cho tôi niềm vui, sự an hòa và tĩnh lặng. Thế giới quan của tôi được mở rộng. Từ đó tôi trở nên rộng lượng và coi nhẹ danh lợi. Tôi đối xử với những người tôi gặp chân thành, tử tế và kiên nhẫn.
Tôi không còn phẫn uất với chồng tôi vi sự lãnh đạm của ông ấy khi tôi bị bệnh. Tôi chăm sóc ông ấy khi ông ấy mất khả năng chăm sóc bản thân. Chính Đại Pháp đã thay đổi cuộc đời tôi. Chính Đại Pháp đã dạy tôi trở thành người tốt và biết nghĩ cho người khác.
Người tu luyện chúng tôi đã được hưởng lợi ích từ Đại Pháp, Tôi chỉ muốn nói với mọi người về sự tốt đẹp của Pháp Luân Công. Cản sát đã bắt giam tôi và sách nhiễu gia đình tôi. Việc bắt giữ này không có cơ sở pháp lý.
Lời bào chữa của ông Liêu Kiến Phủ
Vào ngày 28 tháng 11 năm 2014, tôi bị xuất huyết não và mất máu nặng. Tôi không thể cử động tay trái và bị hở miệng. Tôi bị chảy nước bọt không kiểm soát và nói không rõ tiếng.
Gia đình tôi cố gắng đưa tôi đến bệnh viện, nhưng là một người tu luyện, tôi biết rõ rằng vấn đề này xảy đến vì sự xao nhãng trong tu luyện của tôi. Mỗi ngày ở nhà, tôi nhẩm, “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân – Thiện – Nhẫn hảo.”
Tôi học các bài giảng của Đại Pháp và luyện công. Tôi xem băng video bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Tôi hướng nội tìm những thiếu sót của bản thân. Dưới sự bảo hộ từ bi của Sư phụ và sự chăm sóc chu đáo của vợ tôi cùng các học viên khác, tôi đã hoàn toàn bình phục sau bảy ngày mà không qua bất kỳ điều trị y khoa nào.
Gia đình và họ hàng của tôi nói với tất cả mọi người về thần tích đã xảy đến với tôi mà họ được chứng kiến.
Ông Cao, chồng của bà Tống Nam Du, đau ốm đã lâu và nằm liệt giường. Ngày 12 tháng 5, tôi đến huyện Hòa Bình để chia sẻ kinh nghiệm với ông ấy và khuyến khích ông ấy tu luyện Pháp Luân Công
Giúp đỡ người khác nhằm làm vơi bớt đi những đau khổ của họ từ kinh nghiệm của chính bản thân mình là tội ác sao? Những lời buộc tội của viện kiểm sát làm tôi nhận ra rằng tôi đã xao nhãng trách nhiệm và sứ mệnh cứu mọi người, bao gồm cả quý vị, những quan chức tư pháp. Qúy vị không chấp nhận bởi vì quý vị đã bị chế độ của Giang Trạch Dân lừa dối và bị chìm sâu vào lợi ích cá nhân.
Công tố viên cáo buộc tôi vi phạm pháp luật mà không đưa ra được chứng cứ. Cáo buộc không có cơ sở pháp lý nào, Theo điều 48 Luật tố tụng hình sự, công tố viên sẽ phải trưng ra tất cả bằng chứng, chứng thực lời khai và ý kiến xác nhận bằng chứng. Bất cứ nhân chứng nào cũng sẽ được phép có mặt ở phiên tòa để làm rõ lời chứng.
Ông Liêu nói: “Cán bộ tòa án là người thực thi pháp luật. Tất cả họ đều biết rằng không có luật hình sự nào trừng phạt tín ngưỡng. Tôi tin tưởng vào Pháp Luân Công. Tôi không sai khi quảng bá Pháp Luân Công và nói với mọi người sự thật về cuộc bức hại bởi vì việc đó không gây hại cho xã hội chúng ta.”
“Tôn kính thiên lý và thượng tôn pháp luật là một phần lương tâm nghề nghiệp của một cán bộ tòa án. Là thẩm phán, quyết định của các vị sẽ quyết định không chỉ số phận của đương sự mà còn cả tương lai của mình.”
“Tôi chân thành hy vọng rằng tòa án sẽ xét xử trường hợp của tôi với sự độc lập tư pháp, và thái độ vô tư và đưa ra phán quyết dựa trên sự thật và luật pháp. Tôi mong muốn ánh sáng công lý sẽ trở lại với tôi.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/25/367978.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/8/170693.html
Đăng ngày 13-7-2018. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.