Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 23-6-2018] Một phụ nữ ở thành phố Mẫu Đơn Giang vẫn bị giam giữ từ khi bị bắt cách đây gần 10 tháng. Trong khi bà đang chờ phiên xét xử, luật sư và chị gái của bà đang yêu cầu thả bà.

Bà Cao Thuận Đình bị bắt vào ngày 31 tháng 8 năm 2017, trong khi đang tìm thuê một địa điểm ở gần Khu Căn hộ Phức hợp Lâm Nghiệp cho chị gái là bà Cao Lan Đình. Bà Cao chị, luôn phải chống gậy và sống trong cảnh nghèo khó nhờ vào sự chu cấp tài chính của bà Cao em.

Cảnh sát đã nhắm đến bà Cao em chỉ vì bà từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại. Vụ bắt giữ gần đây nhất của bà là vào tháng 8 năm 2017. Mặc dù lần đó được thả ra sau 15 ngày nhưng bà luôn bị cảnh sát giám sát.

Cảnh sát bắt giữ đã tịch thu ví, điện thoại di động, và xe đạp điện của bà. Họ mặc quần áo thường phục và không xuất trình giấy tờ tùy thân. Sau đó, bà biết được rằng họ đến từ Trạm Cảnh sát Tân Hoa Xã.

Luật sư kiên quyết đấu tranh cho công lý

Ông Tằng Ngô, luật sư của bà Cao, tới gặp bà tại Trại giam Mẫu Đơn Giang vào ngày 6 tháng 3 năm 2018. Ông thông báo với bà Cao rằng vụ việc của bà đã hai lần bị trả lại cho cảnh sát, và rằng, ông hy vọng bà sớm được thả ra.

Luật sư Tằng đến gặp cơ quan cảnh sát để hỏi han vụ việc. Cán bộ phụ trách vụ án không có ở đó, và một đội trưởng họ Vương đã tiếp ông. Trước sự ngạc nhiên của ông Tằng, ông Vương nói rằng họ đã tái đệ trình vụ án lên Viện Kiểm sát Huyện Ái Dân sau hai lần bị trả về. Khi ông Tằng yêu cầu thả bà Cao, ông Vương đứng dậy và yêu cầu ông Tằng ra khỏi tòa nhà.

Gia đình bà Cao tới Viện Kiểm sát Huyện Ái Dân vào ngày 20 tháng 3. Công tố viên Vương Quyên (không có quan hệ gì với đội trưởng Vương), được giao phụ trách vụ án, nói rằng cô đã trả lại vụ án cho bên cảnh sát ba lần. Gia đình bà lại tới cơ quan cảnh sát, nhưng cán bộ ở đó đã xua đổi và không tiếp họ.

Ngày 22 tháng 3, ông Tằng lại đến gặp bà Cao. Bà cho ông biết rằng công tố viên họ Vương đã tới trại giam vào ngày 12 tháng 3 và hỏi xem bà có từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công hay không. Khi bà Cao trả lời là không, vị này đã rời đi.

Ông Tằng cố nói chuyện với công tố viên họ Vương nhưng không giữ chân được vị này. Sau đó, ông mới hay tin rằng cảnh sát đã tái đệ trình vụ việc cho viện kiểm sát lần thứ 4.

Sau đó, gia đình bà Cao đến gặp công tố Vương. Vương nói: “Làm sao có thể thả bà Cao được? Tôi mới chuyển vụ án của bà ấy sang Tòa án Huyện Ái Dân rồi.”

Ngày ra tòa của bà Cao được lên lịch vào ngày 19 tháng 6 năm 2018, nhưng khi ông Tằng tới tòa vào sáng ngày hôm đó, ông được thông báo rằng phiên xét xử bị lùi lại. Vị luật sư này trình bày lại kế hoạch bào chữa vô tội cho thân chủ của ông, nhưng thẩm phán Trương nói rằng ông cần phải xin sự chấp thuận từ các cấp cao hơn.

Chị gái nỗ lực đòi tự do cho bà Cao

Chị gái bà Cao cũng tới tòa án vào ngày 19 tháng 6. Chiếc áo khoác ngoài mà bà mặc có viết “Cao Thuận Đình bị xử sai.”

85a4a52a046044a07bddf22b117251eb.jpg

Sau lưng chiếc áo khoác ngoài có chữ “Cao Thuận Đình bị xử sai.”

36267b9876b1e4fb31b06aa2aeb1fe97.jpg

Bà Cao Lan Đình cầm một tấm bảng có viết: “Em gái tôi, Cao Thuận Đình, cố gắng tìm thuê chỗ ở cho tôi, một người sống trong nghèo đói. Nhưng em tôi đã bị cảnh sát của Trạm Cảnh sát Tân Hoa Xã bắt giữ và bị công tố viên Vương Quyên kết tội. Thật bất công. Hãy thả em gái tôi ra!”

Khi bà Cao chị nhìn thấy công tố viên họ Vương bước vào tòa án thì hét lên: “Thả em gái tôi ra. Nó không phạm luật!” Bà Vương bước đi mà không phản ứng gì.

Nhiều nhân viên tòa án đã tới xem chuyện gì đang xảy ra. Một số người an ủi bà Cao, trong khi một số khác cố gắng thuyết phục bà cởi áo khoác ngoài ra. Rồi bà được đưa vào trong tòa án, ở đó, bà giải thích tại sao em gái của bà nên được thả ra và bà sẵn sàng bảo vệ cho em gái mình tại tòa. Bà được khuyên là chia sẻ câu chuyện của bà với luật sư của em gái bà.

Bà Cao chị đã đi hết cơ quan này đến cơ quan khác để đòi trả tự do cho bà Cao em.

Các học viên khác có khả năng cũng bị cùng một tòa án xét xử

Một số học viên Pháp Luân Công khác ở Mẫu Đơn Giang cũng bị bắt giữ và kết tội bởi cùng một công tố viên, Vương Quyên, và cùng ở Tòa án Huyện Ái Dân.

Ông Triệu Quần và ông Đới Khởi Hồng bị bắt vào cùng ngày với bà Cao. Còn bà Vương Minh Anh và ông Diêu Quốc Tài bị bắt vào ngày 29 tháng 11, 2017.

Luật sư của bà Cao, ông Tằng, còn đại diện cho bà trong vài tháng trước khi gia đình bà quyết định không thuê ông nữa.

Ông Lã, luật sư của ông Triệu, cùng ông Tằng đã đến tòa án và được biết rằng phiên xét xử của ông Triệu và bà Cao sẽ được lên lịch lại.

Bởi vì ở Trung Quốc không có luật nào quy kết Pháp Luân Công là phạm pháp nên gia đình các học viên này đã đệ đơn khiếu nại công tố viên họ Vương vì tội truy tố các học viên mà không có cơ sở pháp lý. Đơn khiếu nại đã được trình lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và số hồ sơ vụ án là A201806156143e06f.

Các báo cáo liên quan bằng tiếng Hán:

https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/27/363380.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/17/369918.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/10/362718.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/23/370123.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/28/170927.html

Đăng ngày: 12-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share