[MINH HUỆ 26-5-2018] Ngày 13 tháng 5 vừa qua, các học viên từ khắp Romani đã tề tựu về Bucharest để tổ chức một loạt các sự kiện kỷ niệm 26 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền ra công chúng tại Trung Quốc. Các hoạt động được tổ chức nhằm thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) và các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn tới người dân địa phương và du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Vào buổi sáng, các học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp như hoạt động hàng tuần của họ tại Công viên Herastrau, tại công viên này các tình nguyện viên hướng dẫn miễn phí cho tất cả những ai quan tâm đến môn tu luyện tự thân và thiền định Pháp Luân Công.

Sau màn trình diễn các bài công pháp là cuộc kháng nghị trong yên lặng kéo dài 3 giờ đồng hồ phía trước Đại sứ quán Trung Quốc nhằm kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vốn kéo dài gần 19 năm qua.

Vào buổi chiều, các học viên quay trở lại Công viên Herastrau thu thập chữ ký thỉnh nguyện lên án việc giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng của họ với sự hậu thuẫn của nhà nước Trung Quốc. Công chúng cũng đã ký tên vào đơn khiếu nại hình sự kêu gọi truy tố cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, người đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1999.

3c3b2fd51ebcf2156c7903a3b260e245.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trình diễn các bài công pháp tại Công viên Herastrau ở Bucharets

Kháng nghị ôn hòa

f3e97fdbe659d041ab96f8cb86c6d706.jpg

Kháng nghị phía trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Bucharest

Các học viên trưng bày các biểu ngữ phía trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Bucharest nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và kêu gọi truy tố cựu lãnh đạo của ĐCSTQ Giang Trạch Dân vì những tội ác phản nhân loại. Một số học viên tọa thiền trong khi những học viên khác cầm di ảnh các học viên đã bị giết hại trong cuộc đàn áp, trong đó nhiều học viên qua đời do bị cực hình tra tấn.

Cuộc kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc trùng với thời gian diễn ra lễ trao giải cho sinh viên của Viện Khổng Tử. Do vậy, những người tham gia đã có cơ hội tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại pháp môn này ở Trung Quốc.

Một học viên đã giải thích lý do tại sao anh tới thỉnh nguyện tại Đại sứ quán: “Sự kiện kêu gọi từ Romani chỉ là một trong vô số các hoạt động diễn ra trên toàn thế giới trong ngày hôm nay, một ngày vô cùng ý nghĩa đối với chúng tôi và đối với tất cả những ai ủng hộ nhân quyền. Đó là một ngày đặc biệt mà các học viên cố gắng thông tin cho tất cả mọi người biết đến cuộc bức hại tại Trung Quốc, để mọi người dân, mọi tổ chức và đại diện của các tiểu bang khác nhau có thể lên tiếng.“

“Đó là một hành động nhân đạo mà tôi nghĩ rằng ai cũng có thể thực hiện được… Với tất cả những gì tôi biết, khi tôi biết đến các nguyên lý của [Pháp Luân Công], tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm phải làm điều gì đó… Tôi nghĩ rằng đây là những điều mà đã là con người thì ai cũng cần có trách nhiệm như vậy.”

Nỗ lực của các học viên nhận được sự ủng hộ từ công chúng

Sau kháng nghị tại Đại sứ quán, các học viên quay trở lại Công viên Herastrau để phát tài liệu thông tin, thu thập chữ ký thỉnh nguyện và giải đáp những câu hỏi về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tại Trung Quốc. Họ cũng tặng những bông hoa sen gấp thủ công cho mọi người và biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

fc4e365d9696dd1ccf9be2ddc3e951fc.jpg

Người qua đường ký tên thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại. Trong giỏ là những bông hoa sen gấp thủ công tặng cho mọi người như một biểu tượng về một thế giới không còn tham lam và thù hận.

Một phụ nữ mà phần lớn cuộc đời bà sống dưới chế độ Cộng sản đã hỏi một học viên rằng tại sao các học viên Pháp Luân Công lại bị bức hại. Qua trả lời của người học viên, bà hiểu được rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc nhờ có lừa dối mà duy trì được sự thống trị và tổ chức này lo sợ khi một lượng lớn người dân thực hành theo nguyên lý chân chính của Pháp Luân Đại Pháp.

Bà nhớ lại rằng Romani dưới thời của chủ nghĩa Cộng sản cũng chẳng khác gì Trung Quốc: “Tôi nhớ là khi một đồng nghiệp bị sa thải một cách không chính đáng, tôi đã không thể nói lên sự thật để bảo vệ vị đó chỉ vì tôi sợ.”

Những ký ức xáo trộn ùa về, bà tiếp tục: “Nhưng tín ngưỡng của một người là rất thiêng liêng. Không một ai, không một đảng phái nào, có quyền áp đặt một thứ gì đó khác với điều mà lương tâm của chính bản thân họ cho là đúng.”

Một phụ nữ luyện tập một môn khí công khác nói rằng cô đã ký tên vào bản thỉnh nguyện bởi vì cô quen thuộc với các bài tập khí công và cũng thực hành theo các nguyên lý tương tự như của Pháp Luân Đại Pháp.

Hai cô gái đã ký tên thỉnh nguyện từ trước đó cho biết họ cầu nguyện cho việc giết hại các học viên để lấy nội tạng ở Trung Quốc sẽ sớm kết thúc. Họ khích lệ các học viên tiếp tục nỗ lực và chúc các học viên thành công.

Một nhóm hai gia đình đến từ Ý và bảy cô gái người Ý khác đã ký tên vào bản thỉnh nguyện.

Nhiều em nhỏ đã đón nhận những bông hoa sen gấp thủ công (xem Dự án “Những cánh hoa Hòa bình”. Các học viên đã nói với những em nhỏ rằng những bông hoa sen này tượng trưng cho sự thuần khiết, bởi vì hoa sen mọc lên từ bùn nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp rực rỡ của nó.

Phụ huynh của một gia đình ký tên vào bản thỉnh nguyện đã tận dụng cơ hội này để cho con cái của họ một bài học về quyền công dân.

7f7f87b67d9f99a4e859242f7d89a009.jpg

Một bé gái học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Một phụ nữ đã ký tên thỉnh nguyện chia sẻ rằng bà đã đọc một cuốn sách trong đó một vị bác sỹ đã giải thích về tội ác thu hoạch nội tạng ở các bệnh viện Trung Quốc.

Một phụ nữ khác nói rằng những người đến Trung Quốc để cấy ghép tạng cần biết có người sẽ bị giết hại trong quá trình đó, và rằng, bà thà chết còn hơn biết một ai đó đã bị giết để cấp tạng cho mình.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/26/170544.html

Đăng ngày 31-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share