Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 11-2-1018] Tôi là đệ tử Đại Pháp đắc Pháp tháng 5 năm 1997, hơn 10 năm nay tôi đã nhiều lần chịu bức hại, 7 lần bị bắt vào trung tâm tẩy não, 3 lần bị tạm giam, 8 lần bị khám xét nhà, 3 lần (tổng cộng gần 3 năm) bị giam lỏng tại nhà. Do bản thân học Pháp không vững nên cứ liên tục vấp ngã, con đường tu luyện thật không dễ dàng. Mỗi lần bị bức hại, đều nhờ có sự bảo hộ, điểm hóa của Sư phụ từ bi vĩ đại nên tôi mới vượt qua, mới tu luyện được đến ngày hôm nay.
Đề cao tâm tính trong mâu thuẫn
Tháng 4 năm 2011, nguyên trưởng ban Chính trị Pháp luật Chu Vĩnh Khang đến thành phố chúng tôi. Ông đã phát động một cuộc bức hại trên quy mô lớn, bắt giam 9 đệ tử Đại Pháp, họ cho rằng 9 người này là những “nhân vật cốt cán”, coi đây là vụ “đại án”, tôi cũng là một trong số đó.
Tại trung tâm tẩy não, cảnh sát lén cho thuốc độc vào thức ăn của tôi, tôi ăn xong cảm thấy đau đầu, đi đứng chóng mặt, thần trí không tỉnh táo, mê mờ. Trong tình cảnh chính niệm không đầy đủ, tôi đã phối hợp với kẻ ác. Hôm sau có một vị tự xưng là trưởng phòng cảnh sát đột nhiên vu oan cho tôi phát tài liệu linh tinh, và trách mắng người giám sát tôi. Đột nhiên tôi nhớ đến Pháp của Sư phụ:
“Chất độc ấy, chúng [vốn] có độc, chư vị muốn chúng đừng độc, thì chúng cũng không làm được.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)
Tôi lập tức thanh tỉnh ra, yêu cầu họ đưa giấy và bút cho tôi. Họ không đưa, tôi liền lớn tiếng nói nghiêm chính thanh minh rằng hết thảy những gì tôi viết trong khi bị họ bức hại mà không phù hợp với Đại Pháp đều hoàn toàn vô hiệu, tôi sẽ kiên trì tu luyện Đại Pháp. Cảnh sát vừa tức giận vừa sợ hãi, hôm đó họ chuyển tôi đến một trung tâm tẩy não khác. Ở đó tôi vẫn không hợp tác với kẻ ác. Trước khi ra khỏi trung tâm tẩy não để về nhà, cảnh sát bắt tôi ký giấy cam kết giao nộp 5.000 tệ, nhưng tôi đã từ chối. Họ hỏi tôi không muốn về nhà phải không, tôi nói lẽ ra tôi không nên đến đây.
Sau khi về nhà, tôi lập tức viết Nghiêm chính thanh minh, đồng thời vạch trần những kẻ ác đã bức hại tôi đưa lên Minh Huệ Net.
Trở về nhà tôi lại phải đối mặt với những ma nạn và khảo nghiệm lớn hơn. Phòng an ninh nội địa thành phố gửi thông báo yêu cầu tôi đến tham gia một buổi xét xử phi pháp. Tôi dùng chính niệm từ chối, không thừa nhận sự bức hại đối với tôi và không đến tham gia xét xử. Tôi cũng giảng chân tướng cho những người thụ lý vụ án. Sau đó họ đã loại tên tôi ra khỏi danh sách 9 người trong vụ đại án. Kết quả là việc này lại gây ra sự hoài nghi của một số đồng tu. Họ lập tức truyền tai nhau. Thời gian đó luôn có những lời dị nghị sau lưng truyền đến tai tôi, khiến tâm tôi rất buồn tủi. Một số đồng tu cao tuổi nghe những tin đồn như vậy cũng lớn tiếng chỉ trích trước mặt tôi, tôi thực sự cảm thấy thật oan ức, thật buồn bã. Vốn dĩ đã không vượt qua được lần bức hại này, trong tâm đã rất khó chịu rồi, việc hiểu lầm và đồn đại lẫn nhau giữa các đồng tu lại càng làm tăng thêm đau khổ và áp lực cho tôi. Tôi nhẫn chịu nói với đồng tu: “Ai còn hoài nghi với tôi có thể nói chuyện trực tiếp với tôi, tôi sẽ không ôm mối hận nào đâu, Sư phụ biết tôi thế nào là đủ rồi.”
Tôi nói chuyện với đồng tu xem có cần tôi viết tuyên bố của mình lần nữa không. Các đồng tu nói không cần, tôi cũng ngộ ra rằng tôi đang hướng ngoại cầu, muốn đi đường tắt, tôi nên hướng nội tìm, đề cao tâm tính bản thân trong mâu thuẫn.
Tôi tĩnh tâm lại học Pháp. Sư phụ giảng:
“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là nhẫn – Tinh Tấn Yếu Chỉ)
“Là học viên mà nói, khi các học viên khác không tin tưởng chư vị thì sao, thì đừng cố làm, tránh né một chút cũng đâu có sao, như vậy áp lực tâm lý của hai bên cũng nhẹ hơn.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004])
Tâm tôi đột nhiên sáng ra, không còn nghĩ cách biện minh cho bản thân nữa, quyết định tùy kỳ tự nhiên, học Pháp nhiều, tăng cường chính niệm, thanh trừ những nhân tố tà ác gây gián cách tôi và chỉnh thể các đồng tu. Đồng thời tôi cũng hướng nội tìm, tôi nhận ra các loại tâm chấp trước: tâm tranh đấu, tâm oán hận, tâm sợ bị người khác chỉ trích, tâm ỷ lại, tâm không thiện với đồng tu v.v. Tôi kiên trì ra ngoài giảng chân tướng, phối hợp tốt với các đồng tu, không ngừng dùng Đại Pháp quy chính bản thân trong tu luyện, nhờ vậy gián cách giữa các đồng tu cũng dần dần bị loại bỏ.
Mấy năm nay, có một số đồng tu đã xin lỗi tôi, họ nói không nên nghi ngờ tôi như vậy, làm tôi bị tổn thương nhiều. Từ đáy lòng tôi cảm thấy khâm phục sự thẳng thắn của đồng tu, càng cảm ơn Sư phụ đã giúp tôi hóa giải gián cách với đồng tu, ngàn lời nói không bằng một câu: nghe lời Sư phụ.
“Tại thời khắc cuối cùng của Chính Pháp, [hãy] tu thật tốt thật thiết thực chính mình, hoàn thành tốt sứ mệnh cứu người” (Gửi Pháp hội tại Pháp [2017])
Tôi còn phải cảm ơn một đôi vợ chồng đồng tu đã bị tôi làm tổn hại. Họ vẫn luôn quan tâm đến tôi, không so đo, oán hận mà rất khoan dung, độ lượng, luôn âm thầm giúp đỡ tôi xóa bỏ những mâu thuẫn và hiểu lầm với đồng tu.
Đâu đâu cũng là người thân
Sư phụ giảng:
“Tất cả con người thế gian toàn thế giới đều từng là thân nhân của tôi (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003) Đệ tử Đại Pháp gánh vác trách nhiệm lịch sử cứu chúng sinh” (Gửi Pháp hội tại Nhật Bản [2017])
Trong quá trình giảng chân tướng, tôi thực sự cảm thấy rất nhiều chúng sinh đều đang đợi chúng ta đến cứu độ. Một buổi sáng sớm trong công viên, một ông lão ngoài 80 tuổi đột nhiên ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự. Bà vợ ông nói ông tiểu tiện không kiểm soát được, không còn sống được bao lâu nữa, rất nhiều người đứng xung quanh xem từ xa, không dám lại gần. Tôi thấy vậy lập tức tiến đến, cúi rạp xuống đất, ghé sát tai ông lão nói ông hãy niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Ông lập tức kêu lên ba tiếng, một lúc sau, sắc mặt xám xịt của ông trở nên hồng hào, dần dần có ý thức trở lại, những người xung quanh xem tấm tắc khen là kỳ lạ.
Ngày hôm sau, tôi vẫn giảng chân tướng ở công viên đó, một bà lão rất kinh ngạc nói với tôi: “Ôi chao, ông lão mà bà cứu hôm qua (Sư phụ mới là người cứu), người nhà ông ấy đang tìm bà đấy”. Tôi nói tôi sẽ đi tìm ông ấy.
Tôi nghe nói ông lão đã vào nằm viện, tôi mua một ít hoa quả đến phòng bệnh thăm ông, vừa đúng lúc bạn bè, người thân của ông đều ở đó. Họ thấy tôi mang hoa quả đến thăm ông đều rất cảm kích, ông lão cứ nắm lấy tay tôi, cảm động rơi nước mắt, cứ như người thân lâu ngày không gặp. Tôi rất tự nhiên nói với họ về chân tướng Pháp Luân Công, còn nói với họ rằng nếu trong số họ có ai làm quan chức, nhất định phải thiện đãi và bảo hộ Pháp Luân Công, như vậy sẽ được phúc báo. Con dâu của ông lão kinh ngạc nói: “Sao cô nhìn chuẩn xác vậy, chồng cháu là giám đốc bệnh viện”. Khi tôi nói họ hãy tam thoái để được bình an, cô con dâu chủ động ra lấy bút và giấy từ tay tôi, lớn tiếng bảo người thân: “Thoái đi, cả nhà ta đều thoái”.
Một lần khác trên đường đi bộ, một bà già gầy gộc đi trên đường vấp phải hòn đá ngã lăn ra đất không dậy nổi. Vừa đúng lúc tôi đi phía sau bà, tôi liền vội bước đến bảo bà đừng vội vã, hãy cùng tôi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Lúc đầu bà đọc không rõ, sau khi niệm một lúc, tôi nắm lấy cánh tay bà đỡ bà đứng dậy. Lúc đó bên kia đường có hai phụ nữ đi đến, họ kinh ngạc và lo lắng nói với tôi: “Chị thật can đảm, chị cũng là người già mà, việc tốt này chị không nên làm. Trước đây trên báo có đăng việc thế này rồi, người tốt cứu người lại bị người nhà người được cứu lăng mạ, đòi bồi thường đấy”. Tôi nói: “Tôi chỉ nghĩ đến việc cứu người, việc khác tôi không quan tâm”. Tôi lập tức giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho họ, rồi tặng họ tài liệu chân tướng. Họ đều đã làm tam thoái. Tôi hỏi bà lão đi đâu, bà nói mấy hôm trước cũng ngã một lần rồi, cánh tay bị đau, đang định đến bệnh viện khám. Tôi đưa bà đến bệnh viện, bà lập tức nói: “Không cần đến bệnh viện nữa, chỗ đau do hai lần ngã giờ đã khỏi rồi, không đau nữa, thực sự không đau nữa, cảm tạ Đại Pháp và Sư phụ của bà, Đại Pháp thật thần kỳ. Tôi nhất định sẽ bảo người nhà tôi hãy niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”.
Một lần tôi cùng đồng tu giảng chân tướng cho vài người công nhân, họ đều đã làm tam thoái, còn nói với chúng tôi họ làm việc ở công trường không an toàn, rất thích nghe chúng tôi giảng chân tướng Pháp Luân Công. Buổi trưa ăn cơm hoặc ngày mưa họ đều ở trong lán, rất mong chúng tôi đến chơi. Sau đó tôi đến như đã hẹn, họ rất vui mừng. Một lần chúng tôi lại đến lán ở công trường giảng chân tướng, ba công nhân chỉ vào một công nhân khác nói: “Chúng tôi đều thoái và đều niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo, thân thể rất thoải mái, công việc đều thuận lợi, chỉ có anh ấy không niệm, cũng không thoái, kết quả là chân anh ấy bị thương”. Lúc đó người bị thương ngại ngùng nói: “Bây giờ tôi sẽ niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo và làm tam thoái”. Sau đó chúng tôi mang cho người bị thương canh thịt, canh gà, anh ấy và những người biết sự việc này đều rất cảm động, vết thương của anh ấy lành nhanh chóng, khi về nhà anh ấy còn mang theo tài liệu và đĩa chân tướng Đại Pháp.
Một hôm tôi giảng chân tướng cho một chủ tiệm cắt tóc, một cô gái trẻ ở phía sau liên tục to giọng nói với tôi: “Bà ơi bà”, khi tôi quay đầu lại nhìn cô ấy ngại ngùng cười nói với tôi: “À cháu nhìn nhầm”, tôi cũng cười nói: “Không nhầm đâu, chúng ta rất có duyên”. Sau đó tôi giảng chân tướng cho cô ấy, cô gái vui vẻ tiếp nhận.
Trong quá trình giảng chân tướng mấy năm nay tôi thực sự cảm nhận được thế nhân đâu đâu cũng là người thân của chúng ta, họ đang đợi chúng ta đến cứu độ.
Buông bỏ tình và tâm oán hận
Nói ra thật xấu hổ, ở ngoài giảng chân tướng tôi đã gặp các loại người, tôi đều coi họ là người thân của mình, nhưng đối với con trai ruột tôi lại luôn mang chút tâm oán hận.
Con trai tôi từ khi sinh ra sức khỏe vốn không tốt, chín tháng đã mắc bệnh lồng ruột, phải làm đại phẫu, tính mệnh nguy cấp. Lúc đó tôi đi làm ở xa nhà, chẳng có kinh nghiệm gì về cuộc sống tự lập và chăm sóc trẻ nhỏ, lại phải làm việc nên không thể chăm sóc con được tốt, nên đưa con về nhà ông bà nội để bà nội và các bác chăm sóc. Họ rất nuông chiều cháu, lúc nào cũng thuận theo ý cháu, dần dần khiến cháu hình thành lối sống buông thả, vô trách nhiệm.
Sau khi con trai lập gia đình, cháu vẫn sống với tôi. Trong công việc có lúc cháu gây gổ đánh nhau, sau khi thất nghiệp cháu sống dựa vào tiền dưỡng lão của tôi, mãi không tìm được việc, bây giờ hơn 40 tuổi vẫn thất nghiệp, lại ham chơi, tính khí thất thường, vậy nên không cần phải nói, hễ nói là lại cãi nhau với tôi. Lúc đầu tôi cũng nhẫn nhịn, nhưng trong tâm vẫn ấm ức, lâu dần tôi sinh ra tâm oán hận với con, có lúc nói chuyện với cháu với thái độ không tốt, luôn nghĩ dùng cách của mình để thay đổi cháu.
Ngược lại con trai lại hay trách cứ tôi: “Mẹ nói đảng X không tốt, kỳ thực con cũng không thích nó, nhưng con cảm thấy mẹ có lúc nói chuyện sao mà giống cái đảng ấy thế”. Tôi nghe xong im lặng, nhận ra trong tư tưởng của mình thực sự vẫn còn những thứ văn hóa đảng, luôn cảm thấy mình là mẹ thì cần phải dạy bảo con, khi gặp mâu thuẫn không coi mình là người tu luyện, từ nội tâm thiện đãi và quan tâm đến con, dẫn đến mâu thuẫn gia đình dai dẳng thời gian dài, bản thân cũng cảm thấy vừa khổ vừa mệt.
Sư phụ giảng:
“Chấp trước vào danh, sẽ hữu vi tà pháp, nếu danh nổi ở thế gian ắt khẩu thiện tâm ma, mê hoặc người ta và làm loạn Pháp.” (Người tu cần tránh – Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khi tôi thay đổi quan niệm của mình, không chấp trước vào tình thân nữa, coi cậu ấy là một sinh mệnh bình thường cần cứu độ, từ trong tâm muốn thiện đãi con, thì thái độ của cậu ấy cũng thay đổi.
Gần đây xảy ra một việc, con trai tôi ra ngoài quên tắt bếp gas, khi về nhà tôi phát hiện xử lý kịp thời, sau đó tôi gọi điện cho con, bình tĩnh nói sự việc, mong con hãy chú ý an toàn. Cậu ấy nói: “Con nghe mấy cuộc điện thoại nên quên mất, con xin lỗi mẹ”. Về nhà cậu ấy lại nói: “Mẹ, con xin lỗi, lần sau con nhất định sẽ chú ý”.
Tôi biết sự cải biến của con trai là do tôi đã thực tu, khi trường không gian chính thì mới thiện giải được oán hận. Buông bỏ chấp trước vào tình mới có thể tu xuất tâm từ bi với chúng sinh.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/11/360727.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/1/168911.html
Đăng ngày 14-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.