Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-03-2018] Mùa thu năm 2012, tôi được điều chuyển về dạy học tại một trường tiểu học ở nông thôn. Trường học có hơn một trăm học sinh đến từ năm thôn làng khác nhau, nhưng đội ngũ giáo viên của chúng tôi chỉ có chưa đến mười người.
Sau khi đến đây, tôi đã sớm phát hiện rằng người dân ở đây không được tiếp nhận thông tin chính diện về Pháp Luân Đại Pháp từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999.
Không sợ hãi khi cho mọi người biết về Đại Pháp
Trường học của chúng tôi chỉ có ba phòng ký túc xá cho toàn bộ nhân viên, trong giờ nghỉ giải lao, tất cả giáo viên thường xuống đây để nghỉ ngơi. Tôi chưa bao giờ né tránh sự thật rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, vì vậy, tôi để các kinh sách và lịch để bàn của Đại Pháp ở ngay trên bàn làm việc và bên cạnh giường của mình, treo lịch có thông tin về Đại Pháp trên tường và để tài liệu giảng chân tướng ở đầu giường.
Ngoài ra, ti vi của tôi còn được cài đặt kênh truyền hình Tân Đường Nhân, vì vậy đồng nghiệp của tôi có thể được xem những tin tức hoàn toàn khác với thông tin trên các kênh truyền thông của chính phủ, và từ đó xua tan đi những hiểu lầm về Pháp Luân Đại Pháp. Khắp nơi trong phòng của tôi đều có chân tướng về Đại Pháp, chỉ cần ghé vào chơi, mọi người đều có thể nhìn thấy.
Một hôm, hiệu trưởng ghé thăm phòng ký túc của tôi. Ông cầm cuốn Tinh Tấn Yếu Chỉ ở trên bàn lên và lật qua vài trang. Tôi nói với ông: “Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được hơn mười năm, và luôn lấy tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn để yêu cầu bản thân trở thành người tốt hơn. Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc) vì đố kỵ với sự phổ biến của Pháp Luân Công mà đã phát động cuộc bức hại đối với pháp môn này. Nhưng tôi rất kiên định tu luyện và sẽ không bao giờ từ bỏ.”
“Tôi sẽ không bao giờ can thiệp vào tín ngưỡng của người khác”, hiệu trưởng đáp lại.
Hầu hết giáo viên và học sinh ở đây đều không biết chân tướng về Đại Pháp, và luôn né tránh chủ đề này.
Tuy vậy, tôi vẫn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp một cách đường đường chính chính, luôn yêu cầu bản thân tuân theo các tiêu chuẩn của Pháp, và tôi đã nhanh chóng giành được sự tôn trọng của họ.
Một lần, khi xem một chương trình lịch sử phát trên kênh truyền hình Tân Đường Nhân, một giáo viên mới bình luận: “Tại sao kênh truyền hình này luôn phát những chương trình phản động thế nhỉ?”
Một giáo viên khác đáp lại: “Không phải là phản động, mà là chống cộng.”
Sau nhiều cuộc biện luận và nói chuyện, tôi đã giúp tất cả giáo viên và hiệu trưởng của trường thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Hiệu trưởng thậm chí còn nói: “Trước đây, tôi rất ngại và không bao giờ kể với người khác rằng trường học của chúng ta có một giáo viên tu luyện Pháp Luân Công. Nhưng bây giờ tôi rất tự hào nói với họ rằng chúng tôi có một học viên Pháp Luân Công làm việc ở đây, đó là một giáo viên rất xuất sắc, có tinh thần hợp tác, và rất thiện lương.”
Mọi người nhận biết Đại Pháp là tốt thông qua cách hành xử của chúng ta
Mặc dù hoàn cảnh tu luyện ở đây đã được khai sáng, nhưng những thiếu sót trong tu luyện của tôi đã dẫn đến một số vấn đề.
Một hôm, trong giờ nghỉ giải lao, tôi nhìn thấy một số cán bộ thôn đến gặp hiệu trưởng. Sau đó, hiệu trưởng nói lại với tôi rằng họ đến để khiếu nại tôi vì đã nói chuyện với học sinh về Pháp Luân Công và họ phản đối việc này. Hiệu trưởng cũng nhắc tôi chú ý không nên gây xung đột với đồng nghiệp khác vì có khả năng anh ta đã báo cáo tôi cho cán bộ thôn.
Tôi lập tức hướng nội và nhận ra rằng mình đã không giảng chân tướng một cách thấu đáo cho người đồng nghiệp đó và còn có tâm tranh đấu với họ. Đệ tử Đại Pháp mang trên mình trọng trách cứu độ chúng sinh, vậy mà tôi lại gây mâu thuẫn với họ là sao? Tôi cảm thấy rất hổ thẹn về điều này.
Sư phụ giảng:
“Ở đâu xuất hiện vấn đề, ở đó chính là cần tới giảng chân tướng.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Vì vậy, tôi nói với hiệu trưởng: “Đó là lỗi của tôi. Tôi rất cảm ơn người đồng nghiệp kia vì đã cho tôi thấy thiếu sót của bản thân. Tôi sẽ giải thích rõ cho anh ấy.” Tôi cũng nói với hiệu trưởng rằng Đại Pháp không sợ người đến tìm hiểu, chỉ e họ không biết và không hiểu rõ. Đức tin của tôi sẽ không bao giờ thay đổi và tôi cũng sẽ không né tránh vấn đề mình gặp phải trong tu luyện. Tôi tin rằng để mọi người nhận rõ lợi ích của Chân – Thiện – Nhẫn đối với xã hội là một việc rất quan trọng.
Sau đó, tôi nói rằng tôi sẽ trực tiếp đến gặp cán bộ thôn để giảng chân tướng về Đại Pháp và cuộc bức hại.
Sau khi nghe tôi giảng chân tướng, Bí thư của thôn nói với tôi rằng ông không phản đối tự do tín ngưỡng và cuối cùng, ông đã đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Một lần, tại một cuộc họp, hiệu trưởng đã động viên tất cả giáo viên hợp tác với nhau trong công việc. Ông nói rằng nếu ai cũng tu luyện Pháp Luân Công thì mối quan hệ giáo viên và chất lượng dạy học của họ sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Sau cuộc họp, một số giáo viên nói với tôi: “Hiệu trưởng muốn chúng tôi học hỏi anh tu luyện Pháp Luân Công. Anh tập Pháp Luân Công còn được biểu dương nữa.”
Không những vậy, sau khi tôi thay đổi quan niệm của bản thân, người đồng nghiệp từng báo cáo tôi với cán bộ thôn đã trở thành một người bạn tốt của tôi.
Trong suốt những năm qua, tôi luôn cố gắng kết hợp các bài học đạo đức vào bài giảng và dạy học sinh của mình ghi nhớ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân – Thiện – Nhẫn hảo.”
Mặc dù tôi đã ngoài 50 tuổi, nhưng học sinh của tôi nói rằng tôi có tâm hồn rất trẻ trung và các em luôn thích vây quanh tôi. Có lúc, tôi chuẩn bị nổi nóng với các em, các em sẽ nhắc tôi rằng thầy ơi tu luyện Đại Pháp không được nổi giận!
Tôi cũng thường cập nhật tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho các đồng nghiệp của tôi. Khi Tết đến, tôi sẽ tặng họ lịch treo tường hoặc lịch để bàn. Một lần, sau khi tôi đi coi thi ở một trường khác về, hiệu trưởng đã phàn nàn với tôi rằng ông chưa bao giờ được nhận tờ lịch nào của tôi cả. Ngay lập tức, tôi đã tặng ông một tờ lịch treo tường và một quyển lịch để bàn có thông tin về Pháp Luân Đại Pháp.
Trong suốt bảy, tám năm qua, tôi đã làm việc với ba hiệu trưởng. Họ đều rất tin tưởng tôi vì tôi luôn chăm chỉ, hợp tác, và lương thiện. Tôi còn được đồng nghiệp đặt cho nhiều cái tên như: “Trợ lý Hiệu trưởng”, “Chủ nhiệm văn phòng”, “Phó Hiệu trưởng”, và “Thầy Chủ nhiệm”. Những cái tên này không có ý nghĩa nhiều với tôi, bởi là một đệ tử Đại Pháp, tôi không có hứng thú với danh lợi. Ngoài việc làm tốt công việc của bản thân, tôi chỉ để tâm đến tu luyện.
Giảng chân tướng về Đại Pháp cho nhiều người hơn nữa
Năm 2015, tôi đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân lên Tòa án và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Chính quyền đã cử nhiều người đến nói chuyện với tôi nhằm thuyết phục tôi rút đơn kiện.
Một trong số họ còn mời tôi đi ăn tối, hy vọng rằng tôi sẽ thay đổi quyết định. Nhưng tôi không những không nghe theo yêu cầu của họ, mà còn giảng chân tướng về Đại Pháp và kể cho họ nghe về cuộc bức hại.
Tôi giúp họ hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm đưa Giang Trạch Dân ra công lý và nói với họ rằng nếu một người thành kính đối với Đại Pháp, người ấy sẽ được nhận phúc báo.
Ngoài việc giảng chân tướng ở trường học, tôi còn phối hợp với các đồng tu ở địa phương đi đến các làng lân cận để giảng chân tướng cho người dân.
Đệ tử Đại Pháp đều là những lạp tử của Pháp. Đối với tôi, làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu chính là mục đích nhân sinh của bản thân. Mặc dù có những lúc còn bê trễ, nhưng tôi biết mình luôn có Sư phụ ở bên cạnh, vì thế tôi sẽ không ngừng đề cao bản thân và tu luyện một cách dũng mãnh tinh tấn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/28/363419.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/16/169389.html
Đăng ngày 23-5-2018; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.