Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 2-4-2018] Cách đây vài tháng, vụ việc ngược đãi trẻ em xảy ra tại trung tâm chăm sóc trẻ em Ctrip ở Thượng Hải và trường mầm non RYB ở Bắc Kinh khiến công chúng phẫn nộ và đau lòng. Mọi người vô cùng quan ngại, rằng: “Nếu đây là những gì vẫn xảy ra tại các nhà trẻ ở các thành phố lớn nhất thì phụ huynh còn có thể tìm đâu những giáo viên hoặc những người trông trẻ đáng tin cậy đây?”
Thực tế là vẫn có các giáo viên tốt. Dưới đây là một vài ví dụ.
Tận tâm và tôn trọng trẻ tăng động
Khải Khải là một trong những đứa trẻ thường hay phản kháng với những bạn nhỏ khác và hét lên để chọc tức chúng. Mỗi lần như thế đều khiến mẹ cậu bực tức. Khi Khải Khải mới đi học ở trường mẫu giáo mới, trong giờ học cậu cứ khăng khăng đòi chơi chứ không chịu ngồi trong lớp. Thầy giáo nói với cậu bé: “Được rồi. Con có thể tự chơi một mình cũng được.” Khải Khải vô cùng ngạc nhiên trước phản ứng điềm tĩnh của thầy. Khi cậu chơi một mình, cậu bé không muốn bị bỏ rơi và thực sự chú ý đến những gì đang được dạy trong lớp học. Cậu bé thi thoảng lại liếc nhìn thầy giáo của mình để chắc chắn rằng thầy không chú ý đến việc cậu đang nghe giảng.
Đến giờ ngủ trưa, Khải Khải nói: “Con không muốn ngủ.” Thầy giáo nói: “Được rồi, con không cần ngủ.” Một lần nữa cậu bé lại bối rối khi thầy không mắng hay thậm chí nổi giận với cậu, điều này hoàn toàn trái ngược với cách mà mọi người thường phản ứng với cậu. Bởi vì các bạn khác đều đang ngủ, Khải Khải thấy chán chơi một mình. Cậu bắt đầu buồn ngủ và mắt cậu díp lại. Thầy giáo nhắc cậu bé: “Khải Khải, con nói con không muốn ngủ trưa mà. Con không thành thật với lời nói của mình à?”
Trong vài ngày đầu ở trường mẫu giáo mới, Khải Khải ngạc nhiên phát hiện ra rằng tất cả mọi hành vi của cậu đều không khiến thầy giáo nổi giận, điều ấy chỉ làm cậu bị mất mặt trước thầy cô giáo của cậu và các bạn. Khi cậu bé kể điều này cho mẹ, mẹ câu cười mãi không thôi.
Một ngày nọ, đột nhiên Khải Khải khóc nói rằng cậu cần nói chuyện với mẹ. Thầy giáo cố gắng trấn an cậu bé và nói: “Sẽ mất thời gian để mẹ con đi tới đây, và cũng không tiện cho mẹ con đến đây ngay lúc này. Là một cậu bé ngoan tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn, con nên nghĩ cho mẹ của con. Hay là con nói cho thầy biết điều con muốn nói với mẹ, và thầy sẽ viết ra và vẽ nó thành các bức tranh? Khi mẹ con đến đón con sau giờ học, con có thể đưa nó cho mẹ.” Khải Khải bắt đầu nói những điều cậu nghĩ trong khi thầy giáo vẽ nó lên giấy. Sau đó cậu bé cẩn thận nhét tờ giấy vào trong ba lô của mình và tiếp tục buổi học.
Giờ đây, Khải Khải mong được đến trường mỗi ngày. Cậu bé đã cảm nhận được lòng tốt và sự tận tâm của thầy. Cậu bé trở thành một đứa trẻ hạnh phúc.
Trường mầm non xuất sắc Đậu Đậu
Ngôi trường mà Khải Khải học có tên là Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu ở thành phố Vĩnh Hòa, Đài Bắc, Đài Loan. Các giáo viên ở trường đối xử rất tốt và tôn trọng các em nhỏ, giống như thầy giáo của Khải Khải vậy. Do đó, các bậc phụ huynh tin tưởng vào cách chăm sóc dạy dỗ của giáo viên đối với con cái họ và ngôi trường này đã thu hút được rất nhiều phụ huynh đến từ khu vực đô thị Đài Bắc.
Một số phụ huynh đã nói: “Các thầy cô giáo ở Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu không bao giờ cáu gắt. Họ cũng rất kiên nhẫn với bọn trẻ.”
Những phụ huynh khác cho biết: “Hành vi của con tôi thường khiến tôi khó chịu. Nhưng các thầy cô ở Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu được đào tạo bài bản và có các phương pháp khác nhau để đối phó với các con. Con của chúng tôi trở nên biết nghĩ hơn và chúng mong muốn được đến trường hàng ngày.”
Điểm khác biết lớn nhất chính là hiệu trưởng và tất cả thầy cô giáo của Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu là các học viên Pháp Luân Đại Pháp, họ luôn chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Trong mắt họ, mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm, cá tính và phẩm cách riêng của mình. Do đó, họ đối xử với mọi trẻ em bằng sự tôn trọng và tin tưởng rằng không có đứa trẻ nào không thể dạy bảo hay dẫn dắt được.
Huệ Quân là giáo viên mầm non được chuyển tới Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu sau khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô nói rằng tu luyện là một phần không thể tách rời trong công việc của cô. Bất cứ khi nào cô gặp phải vấn đề, cô tự hỏi bản thân mình: “Chẳng phải mình chưa đủ nhẫn sao? Là do mình chưa đủ nhẫn? Hay bởi vì mình quá nôn nóng có được kết quả nhanh chóng?” Khi suy nghĩ của cô cải biến, cô sẽ có thể tìm ra nguyên nhân đằng sau những hành vi sai trái của trẻ và vấn đề sẽ được giải quyết.
Đôi khi các em nhỏ tranh giành nhau để được cưỡi xe đồ chơi ba bánh. Một em chạy đến nói với giáo viên rằng: “Bạn này bạn kia không bao giờ cho các bạn khác cưỡi xe”, trong khi ý của bé là: “Con muốn được cưỡi nó”. Người giáo viên trước tiên sẽ hiểu ý và hỏi: “Con muốn được chơi nó phải không?” Sau đó, giáo viên đó sẽ thể hiện thái độ ân cần với trẻ, ví dụ như: “Con để cho cô cưỡi nó một chút nhé?” Và giáo viên cũng dạy trẻ tôn trọng quyết định của những bạn nhỏ khác, cho dù điều đó có phù hợp với mong muốn của trẻ hay không. Đồng thời, giáo viên cũng nói với bạn nhỏ đang cưỡi đồ chơi ba bánh dùng những từ ngữ thích hợp để từ chối như: “Xin lỗi, mình muốn cưỡi nó lúc này. Bạn có thể chơi đồ chơi khác được chứ?” Với những lời nói chân thành và thái độ tốt bụng, cả hai bên sẽ cảm thấy được tôn trọng và không còn xung đột nữa.
Khi các thầy cô thực hành Chân – Thiện – Nhẫn trong công việc và cuộc sống hàng ngày, hạt giống của nguyên lý này sẽ nảy mầm trong trái tim của những đứa trẻ thông qua tương tác hàng ngày một cách tự nhiên.
Trung Quốc Đại lục cũng có những thầy cô giáo tốt
Ngày 6 tháng 12 năm 2017, trang web Minh Huệ đã đăng bài báo có tiêu đề “Giáo viên mầm non: Cách tốt nhất để hiểu và làm việc tốt là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”. Tác giả của bài báo từng có sức khỏe kém và dễ nổi nóng. Cô không yêu thích công việc của mình, và thiếu kiên nhẫn với những em nhỏ trong lớp học và đôi khi sử dụng hình phạt thân thể với chúng. Sau khi cô có cơ hội đọc cuốn Chuyển Pháp Luân vào năm 1996, cô hiểu ra rằng những hành vi xấu sẽ tạo nghiệp, mang đến bệnh tật và khổ nạn. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô khỏe mạnh và trở nên tốt bụng, chu đáo với mọi người.
Các bé trong lớp cô đều dưới 3 tuổi, vì vậy hầu hết chúng chưa biết tự xúc cơm và sử dụng nhà vệ sinh. Cô không bận tâm đến những công việc vất vả và tẻ nhạt này. Cô nói với các bé trong lớp mình: “Ở trường mầm non, cô giáo của các con cũng như mẹ các con vậy. Có bất kể việc gì các con cứ gọi cô nhé.”
Vì kỹ năng ngôn ngữ của các bé chưa phát triển đầy đủ, nên khi cảm thấy không khỏe trẻ thường không biết nói ra. Nếu căn bệnh không được phát hiện, việc điều trị sẽ bị trì hoãn và phụ huynh các bé sẽ than thiền. Vì vậy, cô đã phát triển một thói quen để kiểm tra từng bé vào buổi sáng và theo dõi tình trạng của các bé trong suốt cả ngày. Nếu cô thấy một bé không hoạt bát hoặc không tham gia vào các hoạt động thường xuyên của lớp, cô sẽ kiểm tra nhiệt độ và sức khỏe của bé đó. Trong lớp của cô, chưa có một trường hợp nào trẻ mắc bệnh mà không được phát hiện.
Cô cũng sẽ kiểm tra xem mỗi em nhỏ đã rửa tay sạch sẽ trước và sau bữa trưa và yêu cầu chúng làm lại nếu như tay bé chưa thật sạch.
Để con cái mình được chăm sóc chu đáo và đặc biệt hơn, nhiều phụ huynh đôi khi tặng quà cho giáo viên của con. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì quà chính là điều mà cô trông đợi. Nhưng khi sau khi tu luyện Đại Pháp, cô không còn nhận quà của các phụ huynh nữa.
Một ví dụ khác được đăng trên trang web Minh Huệ trong một bài báo có tiêu đề “Giáo viên mầm non: thực hành các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi trở thành một giáo viên suất sắc.”
Đây không phải là những trường hợp đặc biệt mà là điển hình của các học viên, bởi vì Pháp Luân Đại Pháp dạy họ trở nên tốt bụng và vị tha, và đặt nhu cầu của người khác lên trước của bản thân họ. Đó là lý do tại sao các nhà trẻ và những giáo viên mầm non vốn tu luyện Đại Pháp, đã làm công việc của mình với tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm tận lực và đối xử với tất cả các trẻ em bằng sự thiện lương.
Thầy cô giáo giỏi bị bức hại
Kể từ khi chính quyền Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, phần lớn đạo đức của xã hội Trung Quốc đi xuống với tốc độ đáng báo động. Các trường hợp ngược đãi trẻ em được đề cập ở đầu bài viết chỉ là một trong những hậu quả của sự tụt dốc này.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ được báo cáo trên trang web Minh Huệ, trong 18 năm qua, 221 giáo viên trong hệ thống giáo dục ở Trung Quốc bị bức hại đến chết. Họ có thể là những giáo viên tận tâm như những thầy cô được đề cập trong bài viết này.
Ngoài ra, hàng ngàn giáo viên giỏi ở Trung Quốc đã bị sa thải khỏi trường học và bị bỏ tù vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Một số thì bị tra tấn đến mức tàn tật và mắc bệnh tâm thần. Một số bị phạt những số tiền lớn, bị cắt hoặc giảm lương và lương hưu. Một số giáo viên bị giám sát kéo dài, sách nhiễu, đe dọa và bắt giữ tại nhà.
Tác giả của bài báo nói trên “Giáo viên mầm non: thực hành các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi trở thành một giáo viên suất sắc” đã bốn lần bị bắt và đưa đến trung tâm tẩy não chỉ vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Các nhà quản lý các trường mầm non, dưới áp lực của các viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chỉ định cô sang làm việc tại bộ phận lao công. Chỉ sau khi các bậc phụ huynh nộp đơn yêu cầu cô được trở lại vị trí công việc ban đầu, các nhà chức trách đã động lòng và phục hồi lại công việc cho cô.
Tác giả bài báo “Giáo viên mầm non: Cách tốt nhất để hiểu và làm việc tốt là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp” cũng phải chịu áp lực. Một lần các quan chức cấp trên đến kiểm tra trường mẫu giáo và xem liệu có giáo viên nào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không. Hiệu trưởng trường mầm non đã bảo vệ cô và không báo cáo cô. Ông nói: “Những người tu luyện Pháp Luân Công đều cải thiện về cả hai phương diện: sức khoẻ và chất lượng công việc.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/2/363598.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/24/169467.html
Đăng ngày: 4-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.