Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc.

[MINH HUỆ 21-9-2017] Trong cuộc họp nhóm gần đây, người trưởng nhóm đã chỉ trích tôi vì không làm việc theo cách anh ta đưa ra và rằng tôi không làm tốt công việc của mình. Tôi nghĩ rằng những lời buộc tội của anh ta không công bằng, và tôi đã làm mọi việc khá tốt. Tôi đã sản sinh tâm oán hận với anh ấy. Mặc dù tôi đã kiềm chế cơn tức giận trong suốt cuộc họp, nhưng cảm giác oán hận cứ theo đuổi tôi trong một thời gian dài. Tôi hướng nội tìm tâm chấp trước, và có một vài suy nghĩ về nó. Tôi muốn chia sẻ nhận thức của mình liên quan đến vấn đề này.

Tôi đã nghĩ rằng mình tu nhẫn không tốt. Nhưng khi hướng nội sâu hơn, tôi tìm thấy tôi có tâm oán hận và phàn nàn về trưởng nhóm của mình. Tại sao? Có phải vì tôi chấp trước vào tiền bạc? Không phải. Tôi có chấp trước vào danh ư? Không thật sự như thế.

Hướng nội sâu hơn nữa, tôi thấy mình có tâm tranh đấu và không muốn chịu thua. Tôi nghĩ rằng cách của mình là tốt, và tôi có thể hoàn thành công việc tốt theo cách của tôi. Đôi lúc cách của anh kia là không cần thiết.

Đó là chấp trước vào tự ngã.

Sư phụ đã giảng:

từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã (Phật tính vô lậu – Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi nhận thấy mình đã chấp trước vào những suy nghĩ của bản thân và những nhận thức của bản thân ở tầng thứ của mình. Tôi đánh giá quá cao cách làm của bản thân, đó chính là lấy mình làm trung tâm. Tôi không cân nhắc cho người khác. Khi mâu thuẫn xảy đến, đó là cơ hội để tôi tu luyện và đề cao.

Vậy tôi nên tu luyện và đề cao như thế nào? Sư phụ đã giảng:

Khi một vị Thần [khác] đề xuất một cách làm nào đó, họ đều không vội vã phủ định, cũng không vội vã biểu đạt bản thân, cho rằng cách làm bản thân mình mới tốt; họ xem xem phương pháp của vị Thần kia đề xuất có kết quả cuối cùng ra sao. Các con đường đều khác nhau, con đường của mỗi người đều khác nhau, [Pháp] Lý chứng ngộ trong Pháp của các sinh mệnh đều là khác nhau, tuy nhiên kết quả rất có thể là tương đồng. Do đó họ xem xem kết quả của [vị] khác, kết quả của vị kia [nếu] cũng đạt được, thật sự có thể đạt được điều cần đạt, thì mọi người đều đồng ý; Thần đều suy nghĩ như thế cả; ngoài ra, nếu chỗ nào chưa hoàn thiện, thì còn im lặng bổ sung giúp vị kia một cách vô điều kiện, giúp vị ấy viên mãn hơn nữa. Họ đều xử lý vấn đề như thế. (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)

Tôi tự hỏi bản thân xem cách của mình và cách của người trưởng nhóm có đạt được cùng một mục tiêu không. Câu trả lời là “có”. Vậy tại sao tôi lại cố chấp vào cách của mình? Điều đó hoàn toàn không cần thiết. Nếu tôi không chấp trước vào tự ngã và thực hiện theo cách của anh ấy, có lẽ không nảy sinh mâu thuẫn và sẽ có được sự hỗ trợ của anh ấy. Như thế chẳng phải tuyệt vời sao?

Tôi nhận ra rằng chấp trước vào tự ngã là không cần thiết. Điều đó không chỉ mang đến nguy hại cho công việc của tôi, mà cũng khiến tôi thấy không thoải mái. Khi tôi quyết định buông bỏ tâm chấp trước của mình và làm theo cách mà người trưởng nhóm đã đưa ra, tôi cảm thấy mình tĩnh lại và thoải mái trong tâm.

Nhìn chung, tâm oán hận là dựa trên một số tâm chấp trước. Nếu bạn chấp trước vào danh, bạn sẽ ghét những ai đe doạ đến cái danh của bạn. Nếu bạn chấp trước vào lợi, bạn sẽ ghét những ai làm bạn mất tiền. Nếu bạn chấp trước vào tình, bạn sẽ ghét những ai đối xử không tốt với bạn như cách bạn mong muốn. Nếu bạn chấp trước vào những ý tưởng, phương pháp, các ý kiến của mình, bạn sẽ ghét những ai không đồng tình với bạn.

Để loại bỏ tâm oán hận, mọi người cần tìm ra những chấp trước của mình. Nếu tôi có thể thực sự “tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã”, tôi sẽ không có mâu thuẫn với người khác. Nếu tôi thật sự nghĩ tới người khác trước, tôi đã không phải oán giận hay phàn nàn. Nếu tôi không có truy cầu hay chấp trước, sẽ không có lý do khiến tôi ôm giữ sự ác cảm với người khác.

Tôi suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề này. Tôi còn hay phàn nàn về ai khác? Là vợ tôi. Cô ấy không đối xử tốt với mẹ tôi. Mấy năm trước, cô ấy đã yêu cầu mẹ tôi rời khỏi nhà, buộc bà về sống ở căn nhà cũ. Từ đó tôi giữ tâm oán hận. Tôi thấy mình đã bị tổn thương bởi hai điều. Một là do cái tình đối với mẹ tôi. Tôi là đứa con trai tốt. Tôi không thể bỏ qua thái độ của vợ đối với mẹ tôi. Tôi còn nghĩ rằng cô ấy đã không đối xử với tôi như cô ấy cần làm, bởi cô ấy đã đối xử với mẹ tôi như thế.

Tôi đã có suy nghĩ khác. Vợ tôi nên đối xử tốt với bố mẹ tôi. Nhưng giờ tôi nghĩ rằng, đối xử tốt với bố mẹ là việc của tôi, và tôi không nên áp đặt quan niệm lên vợ. Tôi không thể kiểm soát suy nghĩ của cô ấy hay quản cuộc đời cô ấy. Làm sao tôi có thể thay đổi tâm cô ấy, nếu cô ấy không muốn thay đổi? Tôi chỉ có thể nói cho cô ấy nghe những đạo lý. Còn việc vợ tôi nghe theo hay không là tuỳ thuộc vào cô ấy. Thật vô ích khi tôi chấp trước vào điều đó. Do đó tôi đã loại bỏ ý nghĩ áp đặt lên vợ tôi, bởi vì nó vô dụng.

Mong muốn vợ đối xử tốt với mẹ tôi và tôi là truy cầu vào cái tình. Thành thật mà nói, đó cũng là sự ích kỷ. Mỗi người đều có vận mệnh của mình, và tất cả những mối quan hệ, tốt hay xấu, đều đã được đặt định trước. Đây không phải là chuyện có thể giải quyết bằng tranh đấu.

Những gì tôi muốn là sự tốt đẹp cho người khác. Sư phụ đã dạy chúng ta phải nghĩ cho người khác trước. Do đó, điều tôi phải hướng tới là “tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã” và cảnh giới không truy cầu không chấp trước. Ngoài ra không có gì khác. Hành xử của vợ tôi không nên ảnh hưởng đến tôi. Khi tôi bắt đầu nghĩ được như thế, những phàn nàn trong tâm tôi biến mất.

Khi những phàn nàn mất đi, tôi nhớ lại được những điều tốt mà vợ tôi đã làm cho tôi. Để đáp lại, tôi cũng nên đối xử tốt với cô ấy và chăm lo cho cô ấy vô điều kiện. Đó là những gì tôi nên làm.

Tôi nghĩ rằng chỉ khi không còn dục vọng hay chấp trước, và hoàn toàn nghĩ cho người khác, con người sẽ có được sự từ bi thật sự và thánh thiện. Nếu bạn có những truy cầu, làm sao bạn có thể đặt người khác lên trước, làm sao bạn có thể từ bi thật sự?

Trên đây là những nhận thức của bản thân tôi. Xin vui lòng chỉ rõ những gì không hợp lý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/19/修去怨恨心的体悟-352704.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/21/165491.html

Đăng ngày 5-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share