Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 1-10-2017] Bà Vu Bảo Phương ở thành phố An Sơn đã qua đời vào ngày 17 tháng 7 năm 2017, ngày mà bà được đưa đến một bệnh viện địa phương. Hai tuần trước, bà Vu, chồng và con trai bà đã bị bắt giữ vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại.

Chồng bà Vu, ông Vương Điện Quốc vẫn bị giam giữ phi pháp và không được gặp vợ kể từ khi ông bị bắt giữ. Chính quyền chưa từng thông báo cho ông biết về cái chết của vợ mình hay cho phép ông lo hậu sự cho bà. Hiện ông đang tuyệt thực để phản đối.

Con trai bà, anh Vương Vũ, được đưa đến Bệnh viện Trương Đạt để gặp bà sau khi bà qua đời. Tuy nhiên, anh không được phép đến gần bà hay chạm vào thi thể bà. Anh đã được trả tự do vào ngày hôm sau, ngày 18 tháng 7.

Trại tạm giam không có bất kỳ video nào về việc chữa trị cấp cứu cho bà Vu trong bệnh viện hay có giấy khai tử thông báo về cái chết của bà.

Cái chết đáng ngờ

trại tạm giam đã tuyên bố cái chết của bà Vu là do “nguyên nhân tự nhiên”, nhưng có dấu hiệu để nghi ngờ bà đã bị hãm hại.

Nhiều tình tiết vẫn chưa sáng tỏ. Tại sao trại tạm giam lại tiếp nhận bà Vu khi bà bị tiểu đường, bởi như trại tạm giam đã tuyên bố. Họ sẽ không tiếp nhận bà nếu bà mắc căn bệnh này. Tại sao trại tạm giam không hề liên lạc gì với gia đình bà Vu trong lúc bà Vu lâm bệnh? Tại sao trại tạm giam không đưa bà đến bệnh viện sớm hơn?

Gia đình bà Vu đã nghi ngờ rằng có uẩn khúc trong cái chết của bà.

Bệnh viện tuyên bố bà Vu Bảo Phương đã qua đời lúc 3 giờ 30 phút chiều, 90 phút trước khi con trai bà đến – lúc 5 giờ chiều, nhưng anh thấy rằng mặt bà đã tái nhợt. Một khuôn mặt tái nhợt với thân thể lạnh ngắt, chứng tỏ rằng bà Vu đã chết trước đó rất lâu trước khi con trai bà đến. Gia đình cho rằng có thể bà đã chết trước khi được đưa đến bệnh viện.

Con trai bà chỉ có thể nhìn mẹ từ xa, cách một cái giường bệnh. Anh không được chạm vào bà, gia đình nghi ngờ rằng chính quyền sợ sự dối trá của họ sẽ bị vạch trần và “quy trình cấp cứu” được thực hiện chỉ là để trốn tránh trách nhiệm pháp lý.

Một bác sỹ bệnh viện nói với anh Vương Vũ rằng nguyên nhân cái chết của mẹ anh vẫn chưa rõ ràng. Nhưng, ngày hôm sau, ngày 18 tháng 7, trại tạm giam đã thông báo với gia đình bà Vu rằng bà đã tử vong do bị tiểu đường, trong khi không hề báo cáo xét nghiệm hay của bệnh viện.

Bà Vu vốn rất khoẻ mạnh. Bà phải trải qua một cuộc kiểm tra sức khoẻ để trại tạm giam nhận bà. Không có ghi nhận nào về bệnh tiểu đường của bà. Làm sao bà có thể chết vì bệnh tiểu đường chỉ sau 12 ngày bị giam giữ?

Khi anh Vương đến thăm mẹ lần đầu, bà Vu dường như đang dùng máy thở và anh đã hỏi người bác sỹ rằng mẹ còn sống hay không. Bác sỹ trả lời rằng họ tiếp tục dùng máy thở để anh có thể thấy rằng mẹ mình vẫn còn sống.

Việc họ dùng máy thở chẳng phải chứng minh rằng bà Vu đã chết sau khi nỗ lực cứu sống bà của họ đã thất bại? Có phải họ đang che đậy sự thật rằng bà Vu chết do bị tra tấn?

Không có bằng chứng về y tế

trại tạm giam không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về cái chết của bà Vu cho gia đình, bao gồm video về nỗ lực cứu chữa của họ hay báo cáo của bệnh viện.

Một bác sỹ tuyên bố bà Vu được đưa đến bệnh viện vào buổi sáng, sáu tiếng trước khi bà chết. Nếu là sự thật, nhân viên bệnh viện sẽ hoàn toàn có đủ thời gian để lưu lại việc chữa trị cho bà bao gồm phòng bệnh, tên của bác sỹ chính, báo cáo chẩn đoán và video cứu chữa chăm sóc đặc biệt cùng những bằng chứng liên quan khác.

Trách nhiệm pháp lý

Gia đình bà Vu tin rằng Sở Công an khu Thiết Tây, Đồn Công an Vĩnh Nhạc và trại tạm giam nữ An Sơn đã nợ họ một lời giải thích cho cái chết của bà và phải bồi thường tổn thất tài chính cho họ. Tất cả những người liên quan phải chịu trách nhiệm hình sự vì vi phạm những luật sau:

Điều 232: Cố ý giết người

Điều 238: Giam giữ công dân bất hợp pháp

Điều 239: Bắt giữ không có lệnh

Điều 245: Lục soát và xâm nhập nhà ở bất hợp pháp

Điều 247: Tra tấn, giả mạo bằng chứng và lạm dụng việc giam giữ

Điều 251: Tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng của công dân

Điều 254: Trả thù

Điều 397: Lạm dụng quyền lực

Các luật hình sự dưới đây cũng bị vi phạm:

Thủ tục 111: Trình giấy khám xét để lục soát người

Thủ tục 128: Nhân viên điều tra hay thanh tra phải có văn bản của Viện kiểm sát hay bộ phận công an.

Được biết, để tránh mọi trách nhiệm pháp lý đối với cái chết của bà Vu, nhiều người có trách nhiệm đã được đưa vào các vị trí mới hay chuyển đến khu vực khác.

Những người tham gia bức hại bà Vu:

Phạm Kim Vĩ (范金伟), Trưởng Đồn công an Vĩnh Nhạc khu Thiết Tây: +86-15641242391

Thường Vĩnh Xuân (常永春), công an thuộc Đồn công an Vĩnh Nhạc: +86-15698905851

Vương Đăng Khoa (王登科), Trưởng Đội An ninh Nội địa khu Vĩnh Nhạc: +86-412-5532953

Quách Kế Hồng (郭继红), Giám đốc trại tạm giam Nữ An Sơn: +86-412-2962559


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/1/354555.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/5/165939.html

Đăng ngày 26-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share