Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-9-2017] Ngày 12 tháng 9 năm 2017, 12 học viên Pháp Luân Công đã bị Tòa án quận Tùng Bắc, thành phố Cáp Nhĩ Tân xét xử phi pháp. Các học viên là Thạch Hương Vân, Cổ Diễm Linh, Bao Nghĩa, Ngụy Tục Vượng, Khổng Khánh Diễm, Chu Phượng Anh, Triệu Hy Như, Lưu Quân, Nhâm Tú Anh, Dương Kỳ Ký, Ngô Tê, và Trương Thụ Hà.

Các học viên này bị bắt giữ vào ngày 18 và 19 tháng 1 năm 2017. Bà Nhâm Tú Anh được thả ra cùng ngày vì lý do sức khỏe, nhưng bà đã bị bắt lại vào ngày 13 tháng 7 năm 2017.

Thủ tục phiên tòa

Phiên tòa bắt đầu lúc 9 giờ sáng. Tòa án đã huy động Đội cảnh sát Đặc nhiệm tới tuần tra xung quanh tòa nhà xử án, phong tỏa khu vực đậu xe ở phía trước tòa nhà, thiết lập hàng rào cảnh sát phía trước cổng, và kiểm soát chặt chẽ các nhân viên ra vào tòa án. Nhiều người thân và bạn bè của các học viên đã bị chặn lại trước khi tới được phiên tòa.

Tòa án quận Tùng Bắc đã hạn chế số người đến tham dự phiên tòa; họ chỉ cho phép một người thân của mỗi học viên được vào bên trong.

Các học viên Pháp Luân Công đều bị trùm kín đầu bằng một cái mũ màu đen và bị còng tay khi được đưa tới phòng xử án. Họ đều không biết họ bị khởi tố vì tội gì.

Lúc phiên tòa bắt đầu, thư ký viên đứng lên đọc một số điều cần chú ý và các thông tin liên quan đến quá trình xử án. Tuy nhiên, trong đó không công bố danh tính của thẩm phán, các bồi thẩm viên, công tố viên và thư ký phiên tòa. Căn cứ vào tin tức mà các gia đình biết được trước đó, thẩm phán tên là Lữ Thế Tân, và công tố viên tên là Đan Đan.

Công tố viên đọc các chứng cứ do cơ quan công an cung cấp để các bên liên quan xác nhận. Khi các học viên Pháp Luân Công chất vấn về các chứng cứ được đưa ra, công tố viên đã không cho phép họ tiếp tục hỏi. Công tố viên nói rằng cô ta cần phải đọc toàn bộ chứng cứ của 12 người, sau khi đọc xong thì cô ta sẽ tập trung trả lời nghi vấn của các đương sự.

Trong lúc đọc các chứng cứ, công tố viên đã đọc rất nhanh, còn nói rằng cô ta sẽ chỉ đọc một lần, chứ không đọc lại lần thứ hai. Có học viên Pháp Luân Công đã ngoài 70 tuổi, tai nghe không rõ, không nhớ được các nội dung mà công tố viên đã đọc. Bà đã hỏi lại công tố viên nhiều lần nhưng đều không được trả lời.

Bốn học viên Pháp Luân Công đã mời luật sư bào chữa, trong đó có ba luật sư biện hộ vô tội và một luật sư biện hộ có tội cho thân chủ của họ. Một học viên Pháp Luân Công có luật sư biện hộ là người nhà của mình.

Một số chất vấn mà các luật sư đã nêu ra

1. Khi cảnh sát quận Tùng Bắc bắt giữ phi pháp các học viên Pháp Luân Công, họ đã không xuất trình bất cứ lệnh bắt giữ hay trát đòi hầu tòa nào, họ cũng không giải thích bất kỳ lý do bắt giữ nào cho các đương sự.

2. Các chứng cứ mà công tố viên đưa ra đều do Trung tâm Giám định thuộc Cục cảnh sát thành phố Cáp Nhĩ Tân xác minh. Điều này vi phạm pháp luật hiện hành của Trung Quốc. Pháp luật quy định rằng việc giám định các chứng cứ không thể do các phòng ban có liên quan cùng thực hiện.

3. Có mâu thuẫn rõ ràng về thời gian và địa điểm của các chứng cứ. Các luật sư đã chất vấn rằng đó có phải là các chứng cứ giả hay không, bao gồm cả các chứng cứ thu thập được sau này.

4. Áp dụng điều luật 300 để khởi tố và buộc tội các học viên Pháp Luân Công là sai trái và vi phạm Hiến pháp. Không có bất cứ điều luật nào quy định việc tu luyện Pháp Luân Công là có tội.

Thẩm phán cắt ngang lời biện hộ của các luật sư

Khi một vị luật sư đang biện hộ rằng áp dụng điều luật 300 để khởi tố và buộc tội các học viên Pháp Luân Công là sai trái, ông đã bị thẩm phán Lữ Thế Tân cắt ngang lời.

Một vị luật sư khác nói rằng không có bất cứ điều luật nào quy định việc tu luyện Pháp Luân Công là có tội. Thẩm phán đã ngắt lời ông và nói: “Tại sao các vị cứ nói tới nói lui mãi điều này?”

Khi vị luật sư thứ ba chỉ ra sự mâu thuẫn giữa thời gian và địa điểm của chứng cứ, cả thẩm phán và công tố viên đều trầm mặc không nói gì.

Một vị luật sư địa phương đã biện hộ có tội cho thân chủ của mình với các tình tiết nhằm giảm nhẹ mức án. Theo lời gia đình của học viên Pháp Luân Công, trước khi diễn ra phiên tòa, thẩm phán đã gây áp lực lên vị luật sư này khiến ông ấy không biện hộ vô tội nữa. Luật sư đã nói với họ rằng, ông ấy vốn dĩ muốn biện hộ vô tội, nhưng áp lực quá lớn đến nỗi ông ấy đành phải biện hộ có tội.

Thân nhân của một học viên Pháp Luân Công có mặt trong phiên tòa với tư cách là luật sư biện hộ. Mỗi khi ông đề cập đến việc “tin vào Pháp Luân Công là vô tội”, ông đều bị thẩm phán cắt ngang lời.

Phiên tòa tiếp tục vào buổi chiều. Thẩm phán luôn trả lời các câu hỏi một cách vội vàng, viện cớ rằng “không đủ thời gian”.

Gia đình và luật sư của các học viên Pháp Luân Công đều phản đối. Họ cho rằng thẩm phán và công tố viên đã lạm dụng quyền lực của họ, và phiên tòa đã diễn ra không công bằng.

Đến phần các cá nhân trình bày ý kiến, 12 học viên Pháp Luân Công đều bác bỏ lời buộc tội đối với họ. Họ khẳng định rằng họ vô tội, tín ngưỡng là vô tội, và niềm tin của họ đối với Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp. Họ yêu cầu công tố viên nêu ra các điều luật thích hợp làm căn cứ để khởi tố.

Thẩm phán Lữ Thế Tân đột nhiên nói: “Không ai nói tu luyện Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật.” Ngay lập tức, tất cả các học viên Pháp Luân Công đều kiên định bày tỏ rằng họ vô tội, ngay cả người trước đó thừa nhận có tội cũng đã thanh tỉnh trở lại. Sau đó, thẩm phán đã tuyên bố kết phúc phiên tòa.

Những người chịu trách nhiệm:

Lữ Thế Tân, thẩm phán phiên tòa, Tòa án quận Tùng Bắc: +086-451-88107122;

Đan Đan, công tố viên, Viện kiểm sát quận Tùng Bắc: +086-451-88080095;

Mã Minh Nhân, trưởng Phòng cảnh sát quận Tùng Bắc: +086-451-88191101.

Bài viết liên quan:

49 học viên Pháp Luân Công ở Cáp Nhĩ Tân bị bắt giữ trước dịp Tết Nguyên đán


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/27/354241.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/3/165728.html

Đăng ngày 15-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share