Bài viết của Hoàng Vũ Sinh, phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 23-8-2017] Hơn 20 Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp của các trường đại học, cao đẳng đã tổ chức một trại hè trong năm ngày ở trung tâm Đài Loan với hy vọng cùng đề cao và học hỏi lẫn nhau, để có thể nâng cao nhận thức về Pháp Luân Công tại các trường đại học một cách hiệu quả hơn.

Từ ngày 13 đến 17 tháng 8 năm 2017, các học viên cùng nhau học các bài giảng và chia sẻ thể ngộ của mình. Họ cũng ra ngoài chuyện trò với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc và phân tích vì sao cuộc bức hại này là sai trái.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện tinh thần đã bị bức hại ở Trung Quốc từ năm 1999. Vào ngày cuối cùng của hội trại, các học viên tổ chức một diễn đàn chia sẻ tâm đắc tu luyện để trao đổi những điều tích cực mà họ đã lĩnh hội được trong vài ngày trước đó.

67b29622ce238e169333e581a64702c9.jpg

babb0ce6a5c365c9673e7d8d9ad6932a.jpg

Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp từ hơn 20 trường đại học và cao đẳng tổ chức một trại hè tại trung tâm Đài Loan cho các sinh viên đại học và sau đại học để học hỏi và đề cao trong tu luyện

Chú trọng tu luyện khiến việc học tập và giảng chân tướng hiệu quả hơn

Vu Quốc Lập là sinh viên tốt nghiệp, anh cho biết vào năm học thứ hai anh đã dành rất nhiều thời gian để giúp đỡ các hoạt động của lớp. Dần dần anh trở nên buông lơi tu luyện vì không ai có thể thấy anh tu luyện tốt hay dở, và anh cảm thấy mình sẽ có thể tu luyện tốt hơn để bù đắp lại khi anh làm không tốt. Mặt khác, mọi người đều có thể nhìn vào thành tích học tập nên Vu đã dành rất nhiều thời gian cho việc học và những thứ vặt vãnh khác.

Anh thường trì hoãn làm ba việc cho đến tận cuối ngày, điều đó có nghĩa là anh không chú tâm khi học các bài giảng. Vào tháng 3, anh phải viết một bài báo nghiên cứu. Anh đã dành rất nhiều thời gian để tiến hành nghiên cứu và viết bài, và áp lực khiến anh trở nên cáu bẳn. Khi thời hạn nộp bài cận kề, anh chợt nhận ra rằng điều anh thật sự cần làm là tu luyện cá nhân thật tốt.

Thế là Vu dành thời gian tốt nhất trong ngày để học Pháp, luyện công, và bắt đầu ghi nhớ nội dung trong cuốn Chuyển Pháp Luân.Tính cách của Vu cải thiện đáng kể và suy nghĩ của anh trở nên sáng suốt hơn. Vu đã tìm thấy nhiều tài liệu quan trọng trong một thời gian ngắn và hoàn thành bài báo trước thời hạn hai tuần, điều đó khiến chuyên gia tư vấn học tập của Vu ngạc nhiên và ấn tượng.

Có một sinh viên trong lớp của Vu đến từ Trung Quốc. Vu muốn cho bạn nữ đó biết sự thật về cuộc bức hại nhưng không thể tìm được cơ hội. Một lần trong buổi học, giảng viên đã đề cập đến Pháp Luân Công và Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản.

Vị giảng viên có một số hiểu lầm về Pháp Luân Công và tin rằng đó chỉ là một nhóm người tu luyện. Vu nghĩ rằng những nhận xét của giảng viên về Pháp Luân Công có thể gây hiểu nhầm cho các sinh viên khác, do vậy anh đã xin giảng viên cho anh 15 phút để giới thiệu về môn tu luyện này cho các bạn.

Vu nói về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc một cách chi tiết. Các sinh viên có thể hiểu được điều gì đã xảy ra, và vị giảng viên không chỉ trích Pháp Luân Công nữa. Nữ sinh đến từ Trung Quốc giơ tay và đặt câu hỏi, và họ bắt đầu nói chuyện với nhau.

Đồng đội ngạc nhiên trước những thay đổi của anh Tạ sau khi học Pháp Luân Đại Pháp

Anh Tạ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 5 năm ngoái khi đang trong quân ngũ. Anh nói rằng trước kia anh khá ích kỷ và rất giỏi giả vờ. Anh tin rằng nếu anh thể hiện rằng mình có thể lực yếu thì sẽ tránh được rất nhiều việc trong quân đội.

Kết quả là những người khác phải làm việc thay anh. Những hành vi đó của anh khiến cho ngay cả những tân binh cũng coi thường. Mặc dù người giám sát luôn nhắc nhở anh về vấn đề này, anh vẫn không thay đổi.

Ngày đầu tiên anh Tạ học Pháp Luân Đại Pháp, trong giấc mơ, anh cảm thấy một lực nặng vẫn đè nén lên anh bấy lâu đã được loại bỏ. Sau khi tỉnh dậy, anh biết rằng anh có thể tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong mọi việc mình làm.

Sau khi trở về đơn vị, đồng nghiệp và cấp trên nhận thấy anh Tạ là một người khác hẳn. Anh gánh vác trách nhiệm của mình và giúp đỡ mọi người khi họ cần đến sự giúp đỡ. Anh phụ trách một nửa khối lượng công việc trong vài cuộc diễn tập sau đó.

Khi những người khác hỏi anh điều gì đã khiến anh thay đổi, anh nói: “Tôi tu luyện Pháp Luân Công và đã tìm được điều quan trọng nhất trong cuộc đời.“ Hai tháng sau, anh được điều chuyển đi nơi khác, mọi người đều tới chào tạm biệt anh.

Một tuần trước khi được đề bạt, anh Tạ được thông báo rằng vị trí mà anh sắp được bổ nhiệm đã có người đảm nhận rồi. Ngay lúc anh đang cảm thấy thất vọng, người đó nói với anh: “Anh cũng bị cách chức khỏi vị trí hiện tại.” Cơn giận của anh trực bùng nổ, đột nhiên anh nhớ đến lời giảng của Sư phụ trong Chuyển Pháp Luân:

“Tuy nhiên chúng ta là người luyện công, thì về lý là do Pháp thân của Sư phụ quản; người khác có muốn lấy thứ gì của chư vị thì cũng không lấy được. Do đó chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” (Bài giảng thứ bảy)

Anh đã đón nhận tin tức đó như một người tu luyện và dần dần loại bỏ được tâm tranh đấu. Anh Tạ nói: “Thần với người khác nhau chỉ tự một niệm, khoảnh khắc tôi loại bỏ nó, tôi đã vượt qua khảo nghiệm.”

Trân quý những người xung quanh bằng cách phù hợp với xã hội người thường

Anh Hồng kể rằng có lần anh kể về dự định tương lai với một giáo viên, người đó đã nhận xét rằng Hồng không yêu quý bản thân mình vì anh thường xuyên nói “không vấn đề gì đâu.” Anh nhận ra rằng, một cách vô thức, anh đã không quan tâm đến xã hội hay bất cứ điều gì trong cuộc sống của mình.

Anh nghĩ anh có thể rời đi bất kỳ khi nào anh đạt viên mãn, vậy tại sao anh cần để ý tới danh vọng hay tư lợi. Anh hiểu được rằng, ở một mức độ nào đó, anh đã không trân quý chính mình.

Đó là suy nghĩ tiêu cực đã dẫn đến việc anh không trân quý sự tu luyện của mình và không quan tâm đến việc học tập. Bởi vì anh không bao giờ quan tâm đến những thứ đời thường, nên anh khó có thể giao tiếp với mọi người.

Anh Hồng quyết định thay đổi. Bây giờ đối với anh, việc bắt đầu một cuộc trò chuyện đã dễ dàng hơn. Anh nói, nếu anh cố gắng sống một cuộc sống như một người bình thường, anh sẽ hiểu được người thường cần những gì. Bằng cách đó, mọi người sẽ nghĩ rằng học viên là những người tốt và Pháp Luân Đại Pháp là tốt.

Anh Hồng nói: “Khi tôi cố gắng phù hợp với xã hội người thường hơn một chút thì việc cứu người sẽ dễ dàng hơn bởi vì mọi người cảm thấy tôi thân thiện và gần gũi với họ.” Với sự thay đổi thái độ này, anh đã giúp một người trở nên hứng thú đọc Chuyển Pháp Luân và bắt đầu đưa các thông tin liên quan đến Pháp Luân Công lên trang thông tin của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/23/352890.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/24/165154.html

Đăng ngày: 27-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share