Biên tập: Vũ Tường

[MINH HUỆ 4-12-2016] Tiếp theo Phần 1

Không việc ác nào không làm, tự chuốc lấy ác báo

Vương Ôn Thư người Đông Hán, thời trẻ chơi bời lêu lổng, không nghề không nghiệp, tính cách hung bạo, chuyên làm các việc xấu xa. Ban đầu địa phương cho hắn thử làm đình trưởng trong huyện, nhưng thử mấy lần hắn đều không làm tốt công việc, nên bị miễn chức. Về sau, hắn được làm tiểu lý trong nha huyện, rồi nhờ nâng đỡ được lên làm đình úy sử.

Sau khi nhậm chức, Vương Ôn Thư trở nên thô bạo, giết hại nhiều người, không quan tâm đến luật pháp quốc gia, đối với những đại án, nghi án thì lại càng mập mờ khó phân biệt. Khi triều đình miễn bỏ chức đình úy, hắn được lên làm trung úy. Hắn trọng dụng những kẻ giảo hoạt làm đồng sự, những kẻ này giỏi luồn lách pháp luật, chúng muốn trừng trị ai thì không từ một hình phạt tra khảo đánh đập nào, rất nhiều người đã bị bức hại cho đến chết, chẳng mấy ai có thể sống sót trở về. Vương Ôn Thư coi luật pháp như trò đùa, mỗi lần thẩm án hắn thường làm liên lụy đến người khác, thậm chí có lần còn làm liên lụy đến hàng trăm hộ gia đình. Mạng người bị hắn coi như cỏ rác.

Hắn ta chỉ quan tâm đến quyền lực. Mọi người đều nói hắn là con người hai mặt. Đối với những người dân vô tội không quyền không thế, hắn như một con hổ con sói, tàn bạo vô cùng, những người mà hắn giết chết đa phần đều là những người dân bình thường. Còn trước mặt những kẻ có quyền có thế thì hắn lại đổi sang bộ mặt xu nịnh gian trá. Sở dĩ từ một chức lính quèn mà leo lên được địa vị cao là nhờ hắn cấu kết với những người đó. Mặc dù hắn nắm chức vụ trừ gian diệt ác, nhưng những kẻ quyền thế đó dù phạm tội chồng chất như núi thì hắn cũng mặc kệ, còn nghĩ trăm phương nghìn kế để bảo vệ. Chính vì thế mà rất nhiều kẻ quyền thế dựa vào hắn để tự lập thành tích và tạo dựng danh tiếng cho bản thân,

Vương Ôn Thư thấy con đường quan vận hanh thông, trong vòng mấy năm đảm nhận chức trung úy, hắn cùng tay chân thuộc hạ đều lợi dụng quyền uy để vơ vét của cải. (Sau khi hắn chết thì vàng bạc chất đầy nhà.) Hắn tìm mọi cách để trục lợi, kẻ phạm tội chỉ cần dùng tiền để mua tính mạng; đối với tài sản bị tịch thu cần nộp cho triều đình hắn cũng dùng thủ đoạn để chiếm đoạt. Việc ác cuối cùng cũng bại lộ, về sau có người tố giác hắn có ý đồ mưu phản, những việc làm xấu xa của hắn cũng bị vạch trần theo. Vương Ôn Thư biết tội của mình sẽ bị trừng phạt, tự biết ngày tàn đã đến nên tìm đến con đường tự sát. Hai người em trai và gia đình nhà vợ bị trừng phạt vì vi phạm pháp luật. Những kẻ tay chân cũng lần lượt bị trị tội.

Vương Ôn Thư lợi dụng quyền thế trong tay để tư lợi cá nhân, sát hại người khác không ghê tay, coi thường pháp luật, không biết rằng quyền lực chỉ là nhất thời, kẻ tạo nghiệp vĩnh viễn không thể chạy thoát được luật nhân quả, cho dù có giở bao nhiêu thủ đoạn thì cũng vô ích. Kẻ làm điều ác nhất định sẽ không thể thoát khỏi kết cục của trừng phạt báo ứng nhân quả, hại người cũng là tự hại mình, cuối cùng đã tự hủy đi con đường lui của bản thân, sau khi chết đi thì quả báo còn khủng khiếp hơn nữa.

Mê muội lừa gạt người khác gây tổn phúc tận thọ

Vào thời nhà Thanh, tri phủ huyện Mông Hóa ở Vân Nam tên là Tào Ngũ Tập là người Vô Tích, con trai ông là Tào Mỗ, là cử nhân khoa hiếu liêm năm Canh Ngọ thời Càn Long, cũng là môn sinh của tuần phủ Giang Tô Trang Tư Phố.

Năm Càn Long thứ 21, ở Vô Tích xảy ra trận đại ôn dịch. Có một người tên là Hoa ở Vô Tích muốn làm việc thiện nên đã quyên góp mấy bức tranh cổ của gia đình. Ông đưa tranh nhờ Tào Mỗ đi bán, dặn dò rằng: “Anh cố gắng đổi lấy tám trăm lượng bạc rồi dùng tiền đó để lo mai táng cho người bị bệnh chết.”

Tào Mỗ đem tranh đến Trang Gia ở Tô Châu cho Trang Tư Phố xem. Trang Tư Phố nghe thấy Tào Mỗ nói là bán tranh lấy tiền để làm việc thiện thì vô cùng cảm kích, hơn nữa chất lượng của tranh cũng rất tốt nên liền đưa cho anh tám trăm lượng bạc. Tào sau khi trở về Vô Tích lại chỉ đưa cho Hoa tám mươi lượng bạc nói: “Tranh của ngươi chỉ bán được từng này tiền thôi.” Hoa không có cách nào khác, đành đi mua mấy cái tiểu, rồi chôn cất những bộ xương khô, còn những thi thể khác thì không có đủ tiền để mua quan tài mai táng.

Không lâu sau, Tào Mỗ đột nhiên ngã bệnh rồi qua đời. Tào Ngũ Tập mất đi người con trai duy nhất thì vô cùng đau khổ, ông cố gắng kìm nén đau khổ, viết một bức điếu văn cho Đông Nhạc Thần rằng: “Tôi cả đời làm quan thanh liêm mẫu mực, con trai cũng không có tội tình gì, không nên gặp phải báo ứng như vậy!” Sau đó ông về nhà đi ngủ, trong giấc mơ liền gặp một người mặc áo xanh mang theo lệnh bài của Đông Nhạc Thần, gọi ông đến nói chuyện. Tào Ngũ Tập liền đi theo người đó đến một cửa điện lớn, Đông Nhạc Thần tiến đến và nói: “Ông là một vị quan tốt, điều này không sai, nhưng con trai ông gần đây đã làm việc xấu, lấy đi tiền tài, cướp đi phúc lành của người khác, khiến cho hàng nghìn người phải phơi xương nơi đồng không mông quạnh! Nếu ông không tin thì hãy về mở chiếc hòm trong thư phòng con trai ông mà xem!” Nói xong, Đông Nhạc Thần sai người dẫn một phạm nhân bị đeo xích vào, Tào Ngũ Tập nhận ra đó chính là con trai mình! Ông ôm lấy con trai mà khóc lóc thảm thiết rồi đột nhiên giật mình tỉnh giấc.

Ông vội vã đến thư phòng của con trai mở hòm ra xem, phát hiện ra trong hòm có hơn bảy trăm lượng bạc trắng, hỏi gia nhân thì biết đây là tiền mà con trai ông bán tranh có được, việc này ngay cả con dâu cũng không biết. Tào Ngũ Tập hiểu ra là con trai mình bị báo ứng, nên từ đó không còn quá đau khổ và nhắc đến việc của con trai nữa.

Của cải vật chất là thứ sinh không mang đến, chết không mang theo, còn sức khỏe và sinh mệnh thì không có danh lợi và tiền tài nào có thể đổi được. Mê muội lừa gạt người khác, chiếm đoạt tiền tài người khác một cách phi lý phi pháp là tự làm tổn hại đến phúc phận của bản thân. Phúc lộc thọ cũng theo đó mà giảm đi, khi báo ứng đến thì tiền tài chiếm đoạt được chẳng còn ý nghĩa gì nữa! Những kẻ chỉ biết đến tư lợi cá nhân, bất chấp thiên lý, tính toán đi tính toán lại thì cuối cùng cũng đã tự tính mình vào trong đó. Chúng ta cần phải làm việc dựa theo lương tâm, đạo đức, bởi tất cả phúc phận, phúc lành đều đến theo những việc làm tốt.

Vạn sự đều có nhân quả, con người làm việc gì thì ông trời cũng đang dõi theo. Văn hóa truyền thống coi trọng giáo hóa đạo đức, dạy người ta hướng thiện, tuân theo thiên lý. Còn tà đảng Trung Cộng lại phá hoại văn hóa và đạo đức truyền thống, không cho người ta tin rằng thiện ác hữu báo mà cưỡng chế vào tư tưởng con người tà thuyết vô thần luận, đấu với trời đất, người với người tranh đấu lẫn nhau, mục đích là để đưa người ta dấn sâu vào vũng bùn tội ác. Đặc biệt là việc quảng đại quần chúng nhân dân cùng tham gia bức hại tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Công khiến cho đạo đức xã hội trượt dốc nhanh chóng. Đây là tội ác trời không dung đất không tha, Trung Cộng đã tự chuốc lấy quả báo cho mình, kẻ làm việc ác thì không thể không bồi hoàn.

Từ khi Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công cho đến nay, việc nhân quả báo ứng giống như hình với bóng, hàng ngày Minh Huệ Net đều có báo cáo về phương diện này. Những ai tin tưởng “Pháp Luân Đại Pháp hảo” thì đắc được phúc báo, còn những ai chấp mê bất ngộ vẫn bức hại Pháp Luân Công thì nhận lấy ác báo. Những trường hợp hiện thế hiện báo này đã nói cho chúng ta rằng: Thiện ác tất báo, chỉ có rời xa tà đảng Trung Cộng, nhanh chóng “tam thoái” (thoái xuất khỏi tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng) thì mới có thể tránh được tai họa. Ai có thể minh bạch chân tướng, phân biệt được thị phi, thuận theo thiên lý thì sinh mệnh đó nhất định sẽ có được tương lai tốt đẹp.

(Hết)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/4/338463.html

Đăng ngày 10-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share