Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 26-3-2017] Đoàn nhạc Tian Guo Nhật Bản đã tổ chức Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội kỷ niệm 10 năm thành lập vào ngày 20 tháng 3 năm 2017. Khoảng 150 người đã tham gia Pháp hội và 17 thành viên của Đoàn nhạc đã có bài chia sẻ kinh nghiệm.

Toàn bộ thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo Nhật Bản là các học viên Pháp Luân Công. Đoàn nhạc thành lập vào tháng 5 năm 2007 đã biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 4 năm 2008. Hiện nay đoàn nhạc đã lên tới 170 thành viên.

f6fb46f08d119ddde254f19d7e69eca5.jpg
Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội kỷ niệm 10 năm thành lập của Đoàn nhạc Tian Guo Nhật Bản.

846f8b62b014959b91eede49bf42cdab.jpg
Các học viên đọc bài chia sẻ trên sân khấu

Biểu diễn khắp Châu Á – Thái Bình Dương

Kể từ khi được thành lập, Đoàn nhạc đã tham gia 230 buổi biểu diễn trước công chúng trên khắp Nhật Bản, từ Bắc chí Nam. Một số thành viên đã tham gia các sự kiện cùng với Đoàn nhạc tại Châu Á – Thái Bình Dương và đã tham gia biểu diễn tại Hồng Kông, Ấn Độ, Saipan và Guam.

Đoàn nhạc này luôn dẫn đầu trong các cuộc diễu hành của các học viên Pháp Luân Công. Một học viên cho biết người đi đường ngày càng háo hức tiếp nhận tờ rơi về Pháp Luân Công từ khi đoàn nhạc tham gia cùng đoàn diễu hành.

Các cuộc diễu hành ở Hồng Kông là nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại tại Trung Quốc thường kéo dài hơn 3,5 giờ. Cuộc diễu hành lớn ngày 1 tháng 7 năm 2014 đã kéo dài hơn 9 tiếng đồng hồ. Các thành viên đoàn nhạc đã khích lệ nhau trên mỗi bước chân trong suốt hành trình và mỗi thành viên đều đi hết chặng đường diễu hành.

Nhiều khán giả tại Hồng Kông là khách du lịch từ Trung Quốc. Họ đứng dọc theo tuyến đường diễu hành và chụp ảnh hay quay phim bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Nhiều người vừa hoan hô, vừa giơ ngón tay cái lên tỏ ý tán thưởng.

Đoàn nhạc đã từng tham gia một buổi lễ lớn của Phật giáo tại Ấn Độ với 1.5 triệu người tham dự. Họ biểu diễn trên sân khấu trong khi một số học viên biểu diễn các bài công pháp và thông tin về Đoàn nhạc đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông chính thống.

Tu luyện tinh tấn và chứng kiến sự cải biến kỳ diệu

Khi đoàn nhạc mới được thành lập, hầu hết các thành viên trong đoàn nhạc đều không có kiến thức về âm nhạc từ trước, hầu hết thậm chí còn chưa từng chơi một loại nhạc cụ nào.

Cô Shimizu chia sẻ trong bài phát biểu rằng ban đầu cô còn không có khả năng cảm thụ về âm nhạc hay nhịp điệu, và cô cảm thấy việc trở thành nhạc công là không phù hợp. Nhưng cô đã kiên trì khi ngộ ra rằng việc chơi trong đoàn nhạc chính là con đường tu luyện đã được an bài cho mình.

Thông qua việc học Pháp, cô Shimizu đã hiểu được rằng cô có thể chơi nhạc cụ này miễn là cô thực tâm muốn học. Sau đó, hàng ngày cô không ngừng luyện tập từ 3 đến 4 giờ mỗi ngày. Một hôm, đột nhiên cô dạt dào cảm hứng và trí huệ. Cô nghe được giai điệu và chơi đúng nhạc và cô đã học cách chơi nhạc cụ của mình thật thuần thục.

Nhiều thành viên cũng làm việc và tham gia vào các hạng mục Đại Pháp khác. Một thành viên chia sẻ rằng anh ấy sẽ bắt đầu tập luyện sau 10 giờ tối từ 1 đến 2 giờ đồng hồ mỗi ngày sau giờ làm việc, và sẽ sử dụng bộ giảm thanh để tránh làm phiền hàng xóm.

Đề cao tâm tính trong Đoàn nhạc

Cô Đường đã chia sẻ rằng ban đầu cô trở nên tự mãn vì có cảm thụ tốt về âm nhạc. Sau đó, cô nhớ lại lời dạy của Sư phụ.

Sư phụ đã giảng: “Vậy thì các đệ tử Đại Pháp, chúng ta nắm được một chút kỹ năng người thường thì quyết không được kiêu ngạo, không có gì để kiêu ngạo cả. Kỳ thực điều mà chư vị học cũng là vì chư vị có nguyện vọng như thế, ban đầu đã an bài cho chư vị như thế, vì nhu cầu trong chứng thực Pháp, chỉ vậy thôi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004” trong Giảng Pháp tại các nơi V)

Cô ngộ ra rằng việc cô tham gia vào Đoàn nhạc là sứ mệnh của cô và đó chẳng qua là những gì mà một học viên Đại Pháp cần làm. Việc tham gia vào Đoàn nhạc là vì để chứng thực Pháp và thức tỉnh chúng sinh; không nên có quan niệm người thường hay bất cứ nhân tâm nào. Cô nhận ra rằng khi nghe lời khen ngợi mà xuất sinh sự tự mãn hay tâm lý hiển thị thì đều phải loại bỏ.

Một số thành viên Đoàn nhạc đã chia sẻ rằng việc chơi nhạc trong Đoàn nhạc là một quá trình buông bỏ tự ngã. Trong khi chơi nhạc cùng nhau, người này cần lắng nghe người khác và tự điều chỉnh nhạc cụ của chính mình để khiến cả đoàn nhạc chơi đồng điệu hơn. Vào thời điểm đó, một nhạc công chỉ cảm thấy nhạc cụ của mình rung rung thôi chứ không thấy âm thanh đơn lẻ của nhạc cụ đó.

Khán giả xúc động

Cô Chương cũng là một thành viên của Đoàn nhạc. Cô cho biết cô đã xúc động đến rơi lệ khi nghe các bài chia sẻ của các học viên khác. Việc các học viên, hướng nội, chính niệm chính hành và sự từ bi vô hạn của Sư phụ đã khiến cô xúc động. Cô nói trước đây cô từng nghĩ chỉ có mình cô là người duy nhất không có vốn kiến thức gì về âm nhạc nhưng cô đã thẩy nhiều người cũng không biết nhiều về âm nhạc khi mới tham gia Đoàn nhạc. Giờ đây cô đã hiểu nhạc lý và thậm chí còn hào hứng tập luyện chăm chỉ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/26/344774.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/29/162662.html
Đăng ngày 1-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share