[MINH HUỆ 8-10-2016] Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật quan hệ Mỹ-Trung thành lập ra Ủy ban Chuyên trách về Trung Quốc (CECC) năm 2010 để theo dõi và báo cáo thường niên các vấn đề nhân quyền và pháp trị của Trung Quốc, lên Tổng thống và Quốc hội.

CECC công bố báo cáo thường niên 2016 hôm 6 tháng 10 vừa qua, báo cáo cho hay: “Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng của người dân, qua việc đàn áp tàn bạo những người ủng hộ nhân quyền, luật sư, và xã hội dân sự, và tiếp tục thực thi các hệ thống tinh vi nhất hòng kiểm soát chặt chẽ thông tin Internet và báo chí, tác động đến các nhà báo cả ở quốc nội và hải ngoại.”

“Đảng và chính phủ Trung Quốc tiếp tục kiểm soát bằng luật pháp—nghĩa là, sử dụng luật pháp làm công cụ để bành trướng quyền kiểm soát toàn bộ xã hội Trung Quốc, đồng thời phớt lờ luật lệ nào không phù hợp với mệnh lệnh của Đảng hoặc thay đổi định hướng của Đảng.”

“Trong báo cáo năm nay, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống ‘hắc lao’ và các loại hình trại giam ngoài vòng pháp luật và phi pháp để đàn áp các cá nhân như những người khiếu nại lên chính phủ, các học viên Pháp Luân Công, và những nhà vận động nhân quyền.”

Nói về việc phát hành báo cáo này, Chủ tịch CECC Chris Smith nhấn mạnh: “Theo báo cáo, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, cũng như các tù nhân khác đều là những nạn nhân của tội ác mổ cướp tạng khủng khiếp.”

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang bức hại Pháp Luân Công

Báo cáo viết: “Ủy ban nhấn mạnh rằng các báo cáo cho thấy kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công khai màn đến nay, ĐCSTQ vẫn tiếp sách nhiễu và ngược đãi học viên Pháp Luân Công, với cách hình thức tuyên truyền bịa đặt phỉ báng, giám sát, sách nhiễu, tùy tiện giam giữ, ngược đãi, và bức hại cá nhân các học viên. Chiến dịch này do các quan viên chính quyền cấp cao và các quan chức Đảng chỉ đạo thực hiện, và cảnh sát nhận lệnh thực thi dưới sự giám sát của ‘Phòng 610‘, một bộ máy an ninh ngoài vòng pháp luật với các cơ sở có mặt tại hầu hết các tỉnh thành và các cấp chính quyền.”

“Giống như những năm trước, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục ép buộc học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ bằng cách cưỡng chế các học viên tham một quá trình gọi là ‘chuyển hóa thông qua giáo dục cải tạo’. Nhằm đạt được mục đích, các quan chức chính quyền bắt các học viên đang bị cầm tù phải vào các ‘trung tâm giáo dục pháp chế’ và cưỡng chế họ vào các trung tâm cai nghiện, sử dụng các phương pháp tra tấn thân thể một cách cực đoan và khiến tinh thần tàn tạ. Các tổ chức nhân quyền và các học viên đã ghi chép tại những bạo lực và cưỡng chế mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng trong khi bị giam giữ, trong đó tiến hành việc sốc điện, cấm ngủ, cấm ăn, bức thực, tiêm và uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc, đánh đập, xâm hại tình dục, cưỡng chế đưa đến các bệnh viện tâm thần.”

Trong mục “Ghi chú Mục II – Tự do Tín ngưỡng,” báo cáo đề cập: “Dựa trên dữ liệu do các học viên Pháp Luân Công thu thập đăng tải trên website Minh Huệ, có ít nhất 19.095 học viên bị sách nhiễu, bị tống giam, hoặc bị giam giữ vì niềm tin vào Pháp Luân Công. Theo tài liệu đăng tải trên website Minh Huệ, chỉ tính từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016, có 158 học viên Pháp Luân Công bị kết án tù ở Trung Quốc. Hơn 90% các trường hợp bị xét xử bí mật, ngoài ra còn bị cáo buộc vi phạm trình tự pháp lý. Các tòa án áp đặt mức án từ 3 tháng đến 10 năm cũng như phạt những khoản tiền khổng lồ.”

“Hắc lao” được sử dụng để giam giữ các học viên Pháp Luân Công

Báo cáo chỉ ra rằng: “’Hắc lao’ là các địa điểm giam giữ ngoài vòng kiểm soát của hệ thống tư pháp và giam giữ hành chính của Trung Quốc. “Chính quyền và quan chức của Đảng Cộng sản ở địa phương dử dụng các ‘trung tâm giáo dục pháp luật’—một biến thể của ‘hắc lao’—để giam giữ những người như các học viên Pháp Luân Công, hòng ép họ phải từ bỏ đức tin của mình, và những người thỉnh nguyện, để ngăn cản họ khiếu nại lên chính quyền trung ương.”

“Ví dụ như, tháng 10 năm 2015, các nhà chức trách ở Kiến Tam Giang, thành phố Phúc Tân, khu đô thị Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đã giam giữ một công nhân nông trường ở một trung tâm giáo dục pháp luật mà vốn đã được báo cáo đóng cửa từ tháng 4 năm 2014. Ngoài ra, Thạch Mạnh Văn còn tiếp tục phải chịu án tù ba năm ở Kiếm Tam Giang vì bị xem là có liên hệ với luật sư của ông —nhằm giải cứu các học viên Pháp Luân Công đang bị vô cớ bắt giam tại ‘trung tâm giáo dục pháp luật của Kiến Tam Giang.’”

Báo cáo lưu ý việc sử dụng phổ biến các “hắc lao” và tham chiếu đến một báo cáo có tiêu đề “Trung Quốc: ‘Bình mới rượu cũ?’: Giải thể các trung tâm cải tạo giáo dục thông qua lao động ở Trung Quốc” của Tổ chức Ân xá Quốc tế ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2015.

ĐCSTQ cưỡng bức mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống

Báo cáo nhấn mạnh: “Các nhà quan sát quốc tế, trong đó có Hạ viện Hoa Kỳ và Nghị viện Châu Âu, bày tỏ quan ngại về các báo cáo tiết lộ rằng hàng loạt các ca ghép tạng ở Trung Quốc có nguồn tạng lấy từ các tù nhân, trong đó có các học viên Pháp Luân Công.”

Báo cáo cho hay: “Tháng 6 năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết bày tỏ quan ngại về vấn nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc.”

Trong “Ghi chú mục II –Tự do Tín ngưỡng”, báo cáo mô tả: “Hạ viện Hoa Kỳ ‘Bày tỏ quan ngại về các báo cáo có tính liên tục, tin cậy một cách hệ thống, về việc mổ cướp tạng cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó phần lớn là các học viên Pháp Luân Công, những người dân tộc thiểu số và tôn giáo khác,’ Nghị quyết 343 (H. Res. 343) ngày 13 tháng 6 năm 2016.”

Báo cáo cũng tham chiếu tới một bài viết của T. Trey et al. Có tiêu đề “Y học Cấy ghép tạng ở Trung Quốc: Cần minh bạch và có sự giám sát của quốc tế,” trên Tạp chí Cấy ghép tạng Hoa Kỳ (American Journal of Transplantation) (xuất bản vào ngày 13 tháng 8 năm 2016).

Báo cáo nhấn mạnh rằng: “Các tác giả của bài viết đăng ngày 13 tháng 8 năm 2016 này tiếp tục lặp lại quan ngại đã được nêu ra trong Nghị quyết 343 của Hạ viện Hoa Kỳ và còn tiếp tục chỉ ra các bằng chứng đáng tin cậy tính đến nay đã không phản ánh rằng ‘hành vi vô đạo đức này đã dừng lại.’”

Báo cáo chỉ ra: “Trước thềm một hội nghị toàn cầu về cấy ghép tạng diễn ra vào tháng 8 năm 2016, nhà tổ chức sự kiện, Hiệp hội Cấy ghép tạng, đã từ chối 10 trong số 28 luận văn về lâm sàng của Trung Quốc gửi đến trình bày tại hội nghị bởi quan ngại về nguồn tạng của các ca cấy ghép được thảo luận trong các bài viết này.”

Báo cáo bày tỏ quan ngại về việc ngăn cản một học viên Pháp Luân Công nổi tiếng xuất cảnh

Báo cáo cho hay: “Ngày 6 tháng 8 năm 2016, nhân viên hải quan Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông được báo cáo rằng đã ngăn cản học viên Pháp Luân Công là ông Vương Trị Văn xuất cảnh đến Hoa Kỳ, họ hủy hộ chiếu của ông theo lệnh của cơ quan công an.

“Chính quyền giam giữ ông Vương từ năm 1999 vì ông đã đến thành phố Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông phải thụ án 15 năm của bản án tù 16 năm.” Ông được “tại ngoại sớm vào tháng 10 năm 2014, sau đó chính quyền lại tiếp tục giám sát chặt chẽ ông Vương.”

ĐCSTQ sách nhiễu các luật sư biện hộ cho học viên Pháp Luân Công

Báo cáo nói: “Quan chức chính quyền tiếp tục sách nhiễu và hạn chế hoạt động và từ chối điều trị ý tế cần thiết của ông Cao Trí Thịnh, một trong số những luật sư đại diện cho các học viên Pháp Luân Công. Năm 2006, chính quyền kết án ông Cao ba năm tù giam, năm năm án treo, vì tội ‘kích động lật đổ chính quyền quốc gia.’

“Chính quyền sách nhiễu, tra tấn ông trong khi ông thụ án treo, một tòa án ở Bắc Kinh đã xóa bỏ án treo của ông Cao tháng 12 năm 2011, yêu cầu ông Cao phải thụ án tù ba năm. Trong thời gian bị tạm giam và cầm tù, ông Cao bị biệt giam, chỉ được cung cấp rất ít thức ăn, bị đánh đập, và bị sốc điện bằng dùi cui.”

Báo cáo chỉ ra: “Tại báo cáo này, tòa án và công an [Trung Quốc] trong quá trình chấp pháp và thực thi các vụ án của Pháp Luân Công thường dùng đến nhiều bạo lực và vi phạm trình tự pháp lý. Các luật sư biện hộ thường không thể tiến hành bảo vệ cho các học viên một cách đầy đủ theo luật: trong nhiều trường hợp chính quyền còn cản trở luật sư gặp mặt đương sự, không thông báo đầy đủ về việc xét xử, không được thông báo đầy đủ về thời gian và cơ hội để biện hộ cho thân chủ. Chính quyền còn gây áp lực lên thân nhân nhằm khiến họ hủy bỏ thuê luật sư biện hộ độc lập.”

Theo báo cáo: “Các luật sư biện hộ cho học viên Pháp Luân Công vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với rủ ro to lớn [từ phía chính quyền]: Bộ Công an sách nhiễu và đe dọa giáo sư luật học Trương Tán Ninh sau khi đại diện cho học viên Pháp Luân Công Ngô Hồng Vệ hồi tháng 11 năm 2015.”

“Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng điều tra ông Trương vì ông đã đại diện cho nhiều học viên Pháp Luân Công trong các phiên xét xử.”

Để xem toàn văn của báo cáo, xin vui lòng truy cập website của CECC tại https://www.cecc.gov/


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/8/336037.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/9/159467.html

Đăng ngày 15-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share