[MINH HUỆ 4-10-2016] Trên trang web của nguyệt san The Atlantic Monthly có lập riêng một chuyên mục “Đâu là tôn giáo vĩ đại nhất mà bạn lựa chọn”, kêu gọi độc giả chia sẻ những câu chuyện cá nhân và những suy nghĩ của họ. Một nhà sinh vật học người Canada đã kể lại trải nghiệm khi anh đang đau khổ với một căn bệnh hiếm gặp, thì gặp được Pháp Luân Công, và tâm linh anh thức tỉnh.

Dưới đây là một trích đoạn từ câu chuyện mà nhà sinh vật học đó chia sẻ được đăng tải trên The Atlantic Monthly:

Tôi gặp được con đường tu luyện tâm linh của mình vô cùng bất ngờ.

Từ thuở nhỏ tôi đã là một tín đồ Thiên Chúa giáo, nhưng chỉ là ý nghĩa trên bề mặt câu chữ mà thôi. Ở trong giáo đường, tôi đã chứng kiến rất nhiều người đạo đức giả, vì vậy, khi tôi còn ở tuổi thanh thiếu niên, tôi kiêu ngạo tuyên bố rằng tôi là một người [theo thuyết] bất khả tri. Ban đầu, tôi cho rằng tôn giáo là công cụ để những người nắm quyền lực chinh phục quần chúng.

Tôi nhận định rằng khoa học đủ để có thể được coi là một thế giới quan, một luận thuyết. Tôi có đọc lướt qua một chút về Thái Cực của Đạo gia, nhưng chỉ thuần túy là để giải trí.

Tôi quyết định nghiên cứu về sinh vật học, tôi đặc biệt quan tâm tới hệ sinh thái, tiến hóa, và bảo tồn. Tôi hy vọng rằng mình sẽ trở thành một giáo sư. Hết thảy đều diễn ra rất suôn sẻ. Tôi nhận được học bổng nghiên cứu lớn. Trong lĩnh vực mà tôi yêu thích, tôi thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp, và đã tìm được những địa điểm nghiên cứu lý tưởng. Tôi thực sự cảm thấy rằng điều mà tôi quan tâm nhất không phải là học thuyết tiến hóa của Đác-uyn. Nhằm phục vụ cho chương trình nghiên cứu tiến sỹ của mình, tôi đã nghiên cứu thực địa tại Madagascar để làm sáng tỏ về việc lai tạo giữa những loài vượn cáo.

Sau khi đi dã ngoại trở về, tôi bắt đầu cảm thấy sức khỏe suy nhược, căng thẳng, và sau một giai đoạn thời gian, năng lực làm những việc đơn giản của tôi dần dần kém đi. Việc sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm nhỏ ngày càng khó khăn hơn. Tôi nghĩ rằng đó là tôi đã quá kiệt sức, nhưng ngủ nhiều đến đâu cũng không thấy có tác dụng.

Một hôm, khi tôi đang chạy bộ, hai chân của tôi đột nhiên không cử động được nữa, và tôi gần như không làm được gì khác. Tôi đến bệnh viện của trường đại học để khám .

Tôi bị chẩn đoán mắc chứng Guillain Barre Syndrome. Hệ thống miễn dịch tấn công hệ thần kinh ngoại biên của tôi. Tôi dần dần mất kiểm soát. Sau khi nhận thấy rằng đây là một chứng rối loạn thần kinh hiếm thấy, các bác sỹ cho tôi nhập viện để tiếp tục cố gắng chẩn đoán. Chuyển biến của tôi không hề tốt lên, nhưng cũng không trầm trọng đi. Ngày tôi nhập viện, tôi cũng phát hiện ra rằng tôi bị nhiễm ký sinh trùng, sau lại còn mắc chứng tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm. Nói chung, cơ thể tôi vô cùng tàn tạ rồi.

Sáu tháng khó khăn tiếp theo, sự nghiệp của tôi không còn thấy được tương lai. Các mối hợp tác học thuật cũng tan rã, và tôi cũng không sao giảng dạy hiệu quả được nữa. Chuyện tình cảm lãng mạn khăng khít của tôi cũng gặp rạn nứt.

Tôi quay trở lại quê nhà, ở nơi đó, mẹ tôi thường khích lệ tôi hãy thử “thay đổi liệu pháp.” Tôi đã thử, nhưng cũng không mấy hiệu quả. Bởi vậy tôi đã quay trở lại trường đại học ở thành phố của tôi. Ở đó, tại một quán cà phê, tôi gặp một người quen cũ và ông ấy vốn tìm kiếm nhiều phương pháp của phương Đông. Ông ấy đưa cho tôi một chiếc đĩa DVD, nói rằng [nội dung] chiếc đĩa này đã giúp ông phục hồi khỏi chứng mệt mỏi mãn tính mà ông đã mắc phải vài năm trước đây.

Tôi sẽ vĩnh viễn không bao giờ quên lần đầu tiên tôi xem video. Đó là video giới thiệu về các bài công pháp và thiền định của Pháp Luân Công hay còn còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp—một môn khí công Trung Quốc dựa trên nền tảng là các nguyên lý của Phật gia. Sau một giờ cố gắng mô phỏng lại các động tác chậm rãi của các bài công pháp, tôi bắt đầu cảm thấy thân thể chuyển biến tốt lên. Đây thực sự là một loại cảm giác không thể dùng lời mà diễn tả được—tâm linh, thân thể và tư tưởng tôi hết thảy đều đang reo hò.

Tôi đã đọc xong cuốn sách giới thiệu về các bài giảng của Pháp Luân Công, mặc dù ban đầu nhiều danh từ khí công và truyền thống dân gian Trung Quốc khiến tôi khó hiểu. Tôi nhận ra rằng khi mỗi ngày đều học các bài công pháp này, tôi cảm thấy tôi ngày một tốt lên. Có đôi lúc tôi thấy rằng phản xạ của tôi đã khôi phục trở lại (mất phản xạ là triệu chứng phổ biến của bệnh Guillain Barre).

Vài tháng sau, tôi đến bác sỹ khoa thần kinh kiểm tra. Tôi vĩnh viễn không bao giờ quên câu nói của bà: “Xin chúc mừng anh. Anh đã hoàn toàn hồi phục. Tôi không sao giải thích được lý do vì sao, nhưng hãy tiếp tục những gì mà anh đang làm.” Tôi quả thực không hề do dự gì và tiếp tục duy trì.

Tuy nhiên có một số phản ứng phụ kỳ lạ. Trong tuần đầu tiên khi vừa mới bắt đầu luyện công, tôi thấy rất ghét mùi thuốc lá. Tôi không phải là một người nghiện thuốc nặng, nhưng tôi lại không còn thấy hứng thú với nó, thấy nó rất bình thường. Một thời gian sau, tôi cũng thấy ghét rượu. Trạng thái xảy ra với hai thứ mùi vị này đều đã được mô tả trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Là một pháp môn tu luyện của Phật gia, Pháp Luân Công khích lệ việc bỏ các thói hư tật xấu và các tâm chấp trước. Tôi bị lôi cuốn, bởi chúng [rượu và thuốc lá] không phải là những điều tôi mong đợi hay nghĩ rằng nhất định phải có.

Một buổi tối trong khi tôi đang ngồi đả tọa, tôi đã trải qua một sự kiện khiến tôi thực sự bước đi trên con đường tu luyện Pháp Luân Công. Toàn bộ cuộc đời tôi như thể được chiếu lên trước mắt. Tôi đã đọc về những điều như vậy, nhưng quả thực rất khó hình dung ra cho đến khi bản thân trực tiếp trải nghiệm nó. Về cơ bản, những gì tôi đã nhìn thấy là hình ảnh trong cuộc sống của tôi, từng màn từng màn một, từ thuở tôi còn nhỏ. Tôi thấy trải nghiệm này tựa như một bộ phim, nhưng hình ảnh lại chuyển động tương đối nhanh. Tôi có thể nhìn thấy toàn bộ cuộc đời của mình chỉ trong một vài phút.

Nhưng kỳ lạ ở chỗ: Đó rõ ràng là cuộc đời của tôi, nhưng tôi lại không hề nhớ một chút gì về nó—không chính xác hoàn toàn. Một lát sau tôi chợt nhận ra, đó là tôi đã nhìn cuộc sống của mình thông qua con mắt của mẹ tôi. Tôi vô cùng sửng sốt. Tôi đã khóc suốt vài giờ đồng hồ.

Mẹ tôi và tôi có mối quan hệ thật phức tạp. Chúng tôi yêu thương nhau, muốn phối hợp cùng nhau, nhưng chúng tôi không thể nào tâm bình khí hòa mà ngồi cùng nhau trong một căn phòng quá 15 phút. Thông qua trải nghiệm này, tôi nhận ra rằng, đây là lần đầu tiên tôi hiểu được bà, tôi hiểu được những khó khăn và thử thách mà bà phải trải qua, hiểu được những nỗi đau và động lực của bà.

Tôi cũng biết cách để cải thiện mối quan hệ của chúng tôi. Lần tiếp theo tôi trở về nhà, tôi tận dụng mọi thời khắc trong ngày để nỗ lực cải thiện mối quan hệ này. Đương nhiên, dù không hoàn mỹ, nhưng mối quan hệ của chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn: Tràn ngập tình yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.

Sau đó tôi phát hiện ra một điều gì đó rất thâm sâu. Qua các bài giảng của Pháp Luân Công tôi hiểu rằng tu luyện chính là một quá trình liên tục tống khứ các tâm chấp trước, và thế giới quan ngày càng bác đại, khoan dung, và thiện lương hơn. Tôi nhận thấy điều này qua những trải nghiệm thực tế. Ban đầu, tôi khỏi hết mọi bệnh tật, và hiện tại, tôi thấy rằng tôi có thể cải biến các phương thức hành vi mà trước kia tôi không hề nghĩ rằng tôi có khả năng thay đổi chúng. Bởi vậy, tôi quyết định tu luyện pháp môn này.

Thật tuyệt là nhiều vấn đề mà tôi gặp phải khi ở trong các tổ chức tôn giáo lại không hề tồn tại ở Pháp Luân Công. Thu tiền- bị cấm chỉ, đây là một trong những quy định nghiêm ngặt; Thứ bậc- không tồn tại. Một người chỉ có thể là dựa trên Pháp lý mà đo lường sự tiến bộ của bản thân, chứ không phải là đối chiếu với người khác.

Thông qua quá trình học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, tôi thấy bản thân ngày càng chân thành, thiện lương và khoan dung hơn. (Chân-Thiện-Nhẫn là nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công.) Tôi bước vào tu luyện là vì công hiệu trị bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công, nhưng trên con đường tu luyện, tôi phát hiện ra rằng còn có điều thâm sâu hơn rất nhiều—sự hàn gắn tinh thần, và tôi dám nói rằng, từ một ý nghĩa nào đó, thì đây chính là cứu độ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/4/335892.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/5/159421.html

Đăng ngày 10-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share