Bài viết của Phóng viên Minh Huệ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-6-2016] Ông Dương Hiểu Quang là một học viên Pháp Luân Công 58 tuổi ở thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang. Trong suốt 17 năm Pháp Luân Công bị bức hại, ông Dương đã bị giam giữ 16 năm tại các trại lao động cưỡng bức hoặc nhà tù.

Trong thời gian bị giam giữ, ông đã bị tra tấn tàn bạo bằng cực hình trói chặt vào giường chết, bị còng tay và treo lên, bị bức thực, bị đâm bằng tăm và nhiều hình thức khác nữa. Ông đã bị ngất nhiều lần trong khi bị tra tấn và bị mất thính lực ở tai phải.

Năm 1999: bị tra tấn 2 năm tại Trại lao động cưỡng bức

Sau khi cựu lãnh đạo của ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân bắt đầu phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông Dương đã tới Bắc Kinh vào tháng 7 và tháng 10 để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công.

Ông bị bắt vào cuối tháng 11 năm 1999 tại Quảng trường Thiên An Môn. Khu Trung Sam – nhân viên Đội An Ninh của Sở Cảnh sát thành phố Mật Sơn đã hộ tống ông Dương trở về nhà và đưa ông tới Trại tạm giam số 2 thành phố Mật Sơn.

Tào Thiên Thuận và một nhân viên khác của Sở cảnh sát thành phố Mật Sơn đã tới trại tạm giam vào ngày 31 tháng 12 năm 1999 và nói rằng ông sẽ được thả nếu ký bản cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, nếu không ông sẽ bị đưa đến trại lao động cưỡng bức. Ông đã từ chối và bị chuyển sang Trại lao động cưỡng bức thành phố Kê Tây trong 2 năm.

Tại trại lao động, ông bị buộc phải đọc báo và xem các chương trình ti vi có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công mỗi ngày. Nếu ông từ chối thực hiện, họ sẽ bắt ông phải đứng hoặc chạy.

Đội trưởng Phạm đã nỗ lực buộc ông phải viết bản cam kết từ bỏ tu luyện. Khi ông từ chối, Phạm đã bắt ông phải quỳ xuống và dùng gậy đánh vào cẳng chân và ngón chân ông. Anh ta đã đổ nước nóng vào cổ ông. Ngày hôm sau, ông bị đưa tới phòng biệt giam. Fan đã tới phòng biệt giam sau giờ ăn trưa để đấm đá ông.

Trong suốt buổi tẩy não, một phụ nữ làm cho chính quyền địa phương đã có bài phát biểu phỉ báng Pháp Luân Công. Ông Dương và các học viên khác là Vương Học Sỹ và Đái Quân đã cố gắng ngăn cô ta lại.

Hơn 10 lính canh đã đánh họ và kéo họ ra khỏi phòng. Các lính canh tiếp tục đánh và đá họ ngã quỵ xuống sàn. Các học viên bị chảy máu mũi và miệng và không thể cử động được. Tất cả hàm răng của ông Dương đã bị lung lay. Đêm hôm đó, họ đã bị đưa vào phòng biệt giam.

Khi ông Dương luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, ông đã bị đưa tới phòng biệt giam. Họ đã trói ông vào một dây xích gắn dưới sàn để ngăn cản ông luyện các bài công pháp. Ông bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi.

Một lần, một cán bộ địa phương chịu trách nhiệm về việc bức hại Pháp Luân Công đã tới kiểm tra trại lao động. Ông Dương đã nói với nhân viên đó rằng lính canh Nguyên đã đánh học viên là ông Phạm Minh Trầm.

Sau khi cán bộ đó rời đi, ông lại bị đưa tới phòng biệt giam và bị trói vào xích, lần này cả chân và tay ông bị trói căng ra. Nhân viên tên Hoàng đã dùng bảng gỗ đánh vào ngón chân ông và đổ nước lạnh vào người ông.

Hoàng đã cởi trói cho ông Dương và yêu cầu ông đứng lên. Sau đó anh ta bắt đầu đánh ông, đập vào tai và thái dương của ông. Ông Dương thấy Hoàng hét lên giận dữ nhưng ông không nghe thấy gì cả. Ông được đưa tới một phòng khám vào đêm hôm đó. Ngay cả bây giờ, tai phải của ông vẫn hoàn toàn không nghe thấy gì.

Ông đã được bảo lãnh vì lý do sức khỏe và ông được về nhà vào tháng 10 năm 2001.

Bị bắt giữ, tra tấn trong trại tạm giam

Ông Dương bị bắt vào chiều ngày 25 tháng 4 năm 2002 khi ông đang chở tài liệu thông tin Pháp Luân Công về từ thành phố Kê Tây. Ông bị còng tay và bị treo lên suốt đêm. Một trong những nhân viên tại đó đã dùng tăm đâm vào bụng ông.

Ngày hôm sau ông bị đưa đến phòng thẩm vấn. Họ đội một chiếc mũ bảo hiểm lên đầu ông và một nhân viên cảnh sát đã dùng kìm đánh vào chiếc mũ bảo hiểm. Do miệng ông đã bị bịt lại nên ông gần như ngạt thở. Sau đó ông bị đưa đến trại tạm giam thành phố Mật Sơn.

Trong một lần thẩm vấn khác, khi ông từ chối nói nguồn gốc các tài liệu về Pháp Luân Công, một nhân viên nặng hơn 90 kg đã đánh ông cho đến khi ông ngã xuống và ngồi trên người ông. Khi ông cố gắng đứng lên thì nhân viên đó đã đấm vào thái dương của ông và đánh ông đến bất tỉnh. Ông Dương được đưa trở lại trại tạm giam sau khi ông tỉnh lại.

Năm 2002: bị kết án tù và bị tra tấn

Ông Dương bị kết án 14 năm tù tại Tòa án thành phố Mật Sơn và bị đưa tới nhà tù Cáp Đạt.

Một lính canh đã ra lệnh cho tù nhân Âm đánh ông Dương vì ông từ chối trả lời nhân viên. Âm đã đánh vào đầu ông bằng một tấm gỗ và khi tấm gỗ bị vỡ, anh ta đã dùng thắt lưng da gắn đầy đinh để đánh ông. Anh ta đánh ông Dương cho tới khi đầu ông bị chảy máu và máu chảy tràn xuống mặt ông.

Ông Dương tuyệt thực để phản đối việc tra tấn. Lính canh đã ra lệnh cho nhiều tù nhân khác bức thực ông bằng nước muối, khiến ông gần như tắc thở.

Mười chín ngày sau, ông được đưa đến bộ phận lắp ráp của nhà tù Mẫu Đơn Giang và bị giam giữ tại Phòng giam số 1. Khi một tù nhân nhìn thấy một học viên khác đưa cho ông một bài báo, tù nhân này đã báo với lính canh và ông lại bị đưa đến phòng biệt giam. Tại đó ông bắt đầu tuyệt thực.

Khi ông bị đưa đến một phòng biệt giam vì luyện các bài công pháp, lính canh tên Tống Quân Lâm và các lính canh khác đã đánh ông. Khi ông được đưa đến phòng giam thông thường, khuôn mặt ông biến dạng đến mức các tù nhân đã không còn nhận ra ông.

Khi ông cuộn những câu đối chúc mừng năm mới ở trong tù, ông đã viết 10 tấm áp phích với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” và “Thoái xuất khỏi ĐCSTQ” và bỏ chúng vào hộp. Một tù nhân đã báo ông với lính canh. Lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân khác đánh ông. Ông bị đánh cho đến khi bị chảy máu mũi và miệng. Một chiếc răng của ông đã bị gẫy.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/28/330546.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/27/158435.html

Đăng ngày 11-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share