Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 7-4-2016] Nhà tù Số 1 của tỉnh Liêu Ninh có 19 khu giam giữ, mỗi khu giam giữ chia thành hai phân khu. Các phạm nhân của nhà tù thường bị cưỡng bức lao động khổ sai trong nhiều giờ đồng hồ. Những người bị liệt vào diện không nghe lời sẽ bị đưa đến khu giam giữ số 19, được gọi là khu “đặc kiểm”. Tù nhân trong khu này thường bị đánh đập, sốc điện, tra tấn bằng ghế cọp, ngồi trên ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài, bị nhốt trong phòng biệt giam, v.v.. Học viên Pháp Luân Công thường bị chuyển đến khu giam giữ số 19.

1. Cưỡng bức lao động

Tù nhân trong Nhà tù Số 1 Liêu Ninh bị cưỡng bức làm việc từ 6 giờ sáng đến 6 giờ 30 phút tối. Họ chỉ được phép ăn trưa không quá 10 phút ngay tại xưởng. Họ sản xuất quần áo và giày dép và phần lớn lượng sản phẩm này là để xuất khẩu sang nước ngoài.

Nhà tù quy định: “Ngoại trừ những [quyền] tự do thân thể bị hạn chế, các tù nhân trong nhà tù có quyền lợi tương tự như những công dân khác.”Luật Lao động của nhà nước quy định hạn mức làm việc của tù nhân là tám tiếng một ngày, và thời gian làm thêm (overtime) không quá một giờ mỗi ngày. Như vậy, giờ làm việc tối đa một tuần không quá 44 tiếng, với hai ngày nghỉ mỗi tuần.

Tuy nhiên, tù nhân trong nhà tù này, bị bắt phải làm việc hơn 80 giờ mỗi tuần và 15 ngày làm việc mới có một ngày nghỉ. Một số tù nhân cảm thấy không chịu nổi. Chính vì không chịu đựng thêm nữa, một tù nhân trẻ, anh Hầu, đã nhảy ra khỏi cửa sổ tầng hai của một tòa nhà cao tầng. May mắn thay, anh không bị thương. Quản lý nhà tù không nhận trách nhiệm về tai nạn này và bắt anh Hầu tự phê bình bản thân công khai trong một cuộc họp tại khu giam giữ số 1.

Trong các đợt thanh kiểm tra, quan chức nhà tù cũng cố gắng che đậy thực tế rằng họ đang lạm dụng tù nhân làm nô lệ lao động. Trong năm 2015, Bộ Tư pháp đã tiến hành một đợt kiểm tra. Nhưng lính canh đã uy hiếp tù nhân và buộc họ phải khẳng định rằng họ không hề bị ngược đãi.

2. Tra tấn

2010-6-5-minghui-persecution-194948-3--ss.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Sốc điện

Học viên Pháp Luân Công ông Cao Minh Hưng, người thành phố An Sơn bị kết án 10 năm tù vì phát sóng đoạn phim có nội dung về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Ông bị tra tấn đến mức hai chân tàn phế. Ông vẫn kiên định với đức tin của mình và thường xuyên bị biệt giam trong khu giam giữ số 19.

Học viên Pháp Luân Công ông Quách Truyền Giang, người thành phố An Sơn, bị giam giữ trong khu giam giữ 19 gần 4 tháng, kể từ tháng 3 hay tháng 4 năm 2013. Ông cũng bị chuyển đến khu tạm giam cùng ông Cao Minh Hưng.

Hòng ép ông Quách Truyền Giang từ bỏ đức tin, Kim Húc, phó khu giam giữ 19, đã tra tấn ông bằng cách sốc điện, dùng ghế cọp, dùng bật lửa làm bỏng mũi ông, và ra lệnh tù nhân dùng gậy nhựa đâm vào xương sườn ông.

Có lần, Kim Húc vừa mới đưa ông Quách đi kiểm tra huyết áp, kết quả cho thấy huyết áp rất cao, nhưng Kim Húc vẫn tiếp tục dùng dùi cui sốc điện vào mắt ông, đồng thời quát tháo: “Cho dù ông bị mù thì cũng có sao?” Rồi ông ta sốc điện vào môi và và hàm cho đến khi da thịt ông Quách cháy xém. Do bị tra tấn, hai chân ông Quách bị sưng phồng lên.

Kim Húc còn dẫn một số lính canh tới thành phố An Sơn để làm một buổi phê bình tập thể tại nhà của mẹ ông Quách. Việc này khiến bà sợ hãi đến mức phải rời khỏi nhà trong vài ngày.

Khi học viên Lý Văn Trung vừa bị chuyển đến Nhà tù Số 1, trong một buổi đào tạo, lính canh Hàn Thành, đội trưởng đội lính canh khu giam giữ số 2, cho rằng ông Lý đi không đúng, liền cùng hai lính canh khác đã đánh đập ông Lý ngay tại chỗ để chấn nhiếp các tù nhân mới. Trong lúc bị đánh đập, ông Lý bị rụng hai chiếc răng. Theo quy định nhà tù, tù nhân gẫy răng được tính là chấn thương cá nhân và là vi phạm quy định nhà tù. Tuy nhiên, ban thanh tra nhà tù đã phớt lờ sự việc này.

Ngày 9 tháng 5 năm 2013, tù nhân Đổng Học Văn báo cáo ông Lý Văn Trung với lính canh họ Lý của khu giam giữ Số 1. Lính canh Lý khám người ông Lý và tìm thấy một bài giảng của Pháp Luân Công. Ông ta liền dùng dép đánh vào mặt ông Lý khiến ông bị gẫy mất một chiếc răng cửa. Ông ta nói lời đe dọa ông Lý rằng ông ta sẽ đánh ông Lý đến chết nếu ông khiếu nại lên cấp trên. Sau đó ông Lý bị đưa đến khu giam giữ số 19, tại đây ông Lý thậm chí còn bị tra tấn tàn bạo hơn.

Tháng 9 năm 2014, lính canh Diêm Học Phong điều tra tù nhân sai tù nhân Vu Vĩnh Quân đánh đập ông Lý Văn Trung và ông Quách Truyền Giang bởi ông Lý đã giúp ông Quách mua thứ gì đó và và hai người đã nói chuyện với nhau.

Trong tháng 11 năm 2014, các lính canh Thạch Lỗi và Hiệp Trường Thanh yêu cầu ông Lý Văn Trung và ông Quách Truyền Giang tới phòng làm việc của họ. Họ lột trần hai học viên và khám người họ trong khi cửa sổ và cửa phòng đang mở. Sau đó, họ bắt ông Lý học thuộc lòng quy định nhà tù và sau đó bắt ông tham gia một phiên tẩy não.

Học viên Hứa Bân, người thành phố Đại Liên bị lính canh Hàn Thành đánh đập tàn bạo. Ông tuyệt thực để phản đối ngược đãi và ngay lập tức bị chuyển tới khu giam giữ 19, tại đây ông đã bị bức thực.

Lính canh Hàn Thành đánh đập tù nhân Cảnh Cảnh Vượng, người thành phố Xích Phong bởi anh ấy không đạt chỉ tiêu sản lượng trong ngày. Lưng của anh ấy bị bỏng. Sau đó, anh ấy bị chuyển đến khu giam giữ số 19 và bị bắt phải ngồi trên một chiếc ghế băng nhỏ trong thời gian dài.

Lính canh Nghiêm Bân thường đánh đập tù nhân Trương Bình Bình, người thành phố Đại Liên, cũng bởi anh không hoàn thành chỉ tiêu sản lượng yêu cầu trong ngày. Anh cũng bị đưa đến khu giam giữ số 19. Anh chỉ mới 30 tuổi, nhưng mái tóc của anh đã ngả bạc.

Trong các nhà tù ở Trung Quốc, thức ăn thường thiếu thốn. Gia đình các tù nhân biết về điều này và thường gửi tiền cho người thân của họ để chuyển cho bộ phận hậu cần của nhà tù. Mỗi tù nhân được cấp một tài khoản riêng, và khi họ có nhu cầu mua thứ gì đó, họ sẽ trình yêu cầu của mình cho một tù nhân được chỉ định, người này sẽ phụ trách mua hàng. Lính canh và tù nhân thường thông đồng để lấy trộm các khoản tiền này.

Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2014, gia đình ông Lý Văn Trung đã gửi hơn 6.000 nhân dân tệ (khoảng 911 đô la Mỹ) vào tài khoản của ông. Tuy nhiên, khi ông Lý kiểm tra tài khoản, họ nói với ông rằng tài khoản của ông không hề có tiền.

Ông Lý báo cáo sự việc này lên lãnh đạo nhà tù cấp cao hơn là Lưu Nhất, Đổng, Hàn Thành, Lý Tùng, và Hà Thượng Nguyên (trưởng khu giam giữ số 1), nhưng họ từ chối giúp đỡ. Thực tế, Hà đã thông đồng với tù nhân Vương, người phụ trách các đơn đặt hàng của tù nhân, đã ăn bớt hơn 10.000 nhân dân tệ (khoảng 15.189 đô la Mỹ) từ các tài khoản của tù nhân. Sợ bị lính canh ngược đãi nên hầu hết tù nhân đều không dám lên tiếng.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/4/7/326343.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/5/157292.html

Đăng ngày 9-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share