Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp
[MINH HUỆ 15-6-2016] Con trai của tôi tên là Tân Vũ, năm nay cháu 10 tuổi. Chúng tôi đã sống ở Malaysia trước khi di cư sang Mỹ vào năm nay.
Khi Tân Vũ chưa biết đọc, cháu rất thích nghe băng ghi âm các bài giảng Pháp của Sư phụ. Cháu có trí nhớ tốt và có thể nhớ được một vài đoạn Pháp của Sư phụ. Khi mới sáu tuổi, cháu đọc Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên cùng với tôi. Mặc dù chưa học đọc chữ Trung Quốc, nhưng cháu có thể phân biệt được hơn 80% mặt chữ trong cuốn sách dù mới chỉ đọc một lần. Khi bảy tuổi, cháu bắt đầu luyện công và nhanh chóng ngồi được thế song bàn của bài công pháp số năm trong trọn vẹn một giờ.
Nhớ lại khi Tân Vũ mới lên bốn, cháu thường theo tôi tới các điểm du lịch để giảng chân tướng. Trong nhiều năm, cháu luôn đi ra ngoài cùng với tôi vào cuối tuần hay các kỳ nghỉ ở trường. Cháu phát tờ rơi, cầm biểu ngữ, và thậm chí còn thu thập chữ ký nữa. Tất cả các học viên đều yêu quý cháu, và cả khách du lịch cũng vậy. Du khách thậm chí còn đề nghị được chụp ảnh chung với cháu.
Đối xử với mọi người bằng thiện tâm
Ở Malaysia, Tân Vũ bắt đầu đi học lúc sáu tuổi. Cháu là người Trung Quốc duy nhất trong ngôi trường có học sinh tới từ nhiều dân tộc khác nhau. Thời gian đầu, các học sinh khác không muốn chơi cùng cháu bởi vì màu da của cháu. Một số học sinh còn bắt nạt cháu, nhưng cháu không bao giờ phản ứng lại mặc dù cháu khá cao lớn và khỏe mạnh. Cháu thường giúp đỡ các bạn khác, và khi có ai đó bị bắt nạt, cháu sẽ an ủi người ấy. Các bạn trong lớp dần trở nên yêu quý cháu và cháu đã có những người bạn tốt.
Khi tan học, Tân Vũ luôn ở lại để làm vệ sinh lớp học, và cháu luôn là người ra về cuối cùng. Sau giờ ăn trưa, các bạn học đều không thích rửa chén bát, cháu đã gom hết chén bát lại để rửa. Giáo viên của cháu đã nhận thấy lòng tốt của cháu, cuối cùng cô đã phân chia việc rửa chén bát cho tất cả học sinh.
Một lần, một học sinh nam ở trường đã ném một chai nước uống chưa mở nắp vào Tân Vũ. Chai nước uống đập trúng xương gò má của Tân Vũ. Cháu kể rằng lúc đó cháu đau vô cùng, cháu đã bật khóc, rồi cháu liền nói “lập chưởng” (mặc dù khi đó tôi chưa hề dạy cháu phát chính niệm), sau đó cháu liền cảm thấy không còn đau nữa. Khi cháu về đến nhà, nửa khuôn mặt của cháu bị sưng vù và thâm đen, chỗ bị đập vào rớm máu. Tuy nhiên, cháu đã rất dũng cảm, cháu nói rằng chỉ vài ngày là sẽ khỏi thôi. Cháu đã không giận bạn nam đó, không những thế, sau này cháu còn chia sẻ đồ ăn vặt với cậu ấy trên xe buýt. Không lâu sau, cậu bé đó đã trở thành bạn của Tân Vũ.
Khi xếp hàng để lên xe buýt, các bạn thường tranh lên xe trước, Tân Vũ luôn đứng cuối hàng để nhường các bạn học sinh khác lên xe trước. Cháu nói rằng cháu phải nghĩ cho người khác trước và không tranh giành với người khác.
Tín tâm vào Sư phụ
Vài ngày sau khi Tân Vũ tròn tám tuổi, chúng tôi đến điểm học Pháp nhóm. Sau khi học Pháp xong, cháu và các bạn đi ra ngoài chơi. Trước đó trời mưa to nên các con đường ở trong công viên đều ướt. Sau này cháu kể lại rằng có hai anh con trai lớn hơn cháu vài tuổi cầm gậy đuổi theo cháu, cháu sợ bị đánh nên đã bỏ chạy, vì đường trơn nên cháu bị ngã. Khi cháu quay lại chỗ tôi, tôi thấy ống quần trái của cháu bị rách tại chỗ đầu gối, đầu gối cháu bị xước và chảy máu. Tôi nghĩ rằng do cháu không cẩn thận nên bị ngã, vì vậy tôi đã không để ý. Ngày hôm sau, cháu liên tục khóc và nói rằng chân phải của cháu bị đau, khi đó cháu mới kể cho tôi nguyên nhân cháu bị ngã. Chân cháu đau đến mức không cử động được, phải nằm ở trên giường. Tôi thử động vào chân cháu, cháu kêu thét lên và không ngừng khóc.
Trông cháu đau đớn như vậy, tôi đã rất lo lắng, nhưng tôi hiểu rằng cháu và tôi đang gặp một khảo nghiệm lớn. Tôi trấn tĩnh lại và suy xét tình huống này, tôi quyết định sẽ tín tâm kiên định vào Sư phụ.
Tân Vũ chịu đựng cơn đau trong hai ngày và không thể di chuyển. Cháu chỉ uống nước mà không ăn gì, nhìn cháu gầy đi trông thấy.
Sang ngày thứ ba, Tân Vũ không còn khóc nữa. Dù vẫn chưa thể cử động chân được nhưng cháu nói: “Mẹ, cơn đau đã dịu đi rất nhiều rồi. Sư phụ đã gánh chịu nó cho con.”
Tôi mừng khi thấy cháu có chính niệm như vậy. Sang ngày hôm sau, tôi nói với cháu rằng Sư phụ có thể giúp cháu, nhưng cháu phải cố gắng luyện công. Cháu đồng tình với tôi.
Mặc dù bị đau ở chân nhưng cháu vẫn cố gắng ngồi dậy. Cuối cùng cháu có thể ngồi tựa vào gối trong thế song bàn. Cháu giữ tư thế đó trong 15 phút và âm thầm khóc. Tôi biết rằng cháu đang chịu đựng cơn đau khủng khiếp.
Ngày hôm sau, cháu tiếp tục luyện bài công pháp này trong 15 phút. Ngày tiếp theo, cháu có thể vịn tường đứng dậy được trong vài phút nhưng vẫn không thể đi lại được. Khi cháu đứng dậy, tôi thấy mông bên phải của cháu bị lõm xuống, hoàn toàn biến dạng, tôi hoảng sợ vô cùng. Bằng trực giác, tôi nghĩ rằng xương đùi bên phải của cháu đã bị gãy.
Ngày hôm sau, cháu nói với tôi rằng cháu cần phải luyện cả các bài động công nữa. Cháu luyện bài thứ nhất và bài thứ ba. Ngày tiếp theo, cháu có thể đi lại được một chút. Cháu đã rất hạnh phúc.
Nhìn cháu như vậy, trong lòng tôi thấy day dứt, cảm giác như tôi đã không chăm sóc con trai mình, do vậy tôi đã đưa cháu tới bệnh viện để chụp X quang.
Do nhầm lẫn, ca chụp X quang được thực hiện cho chiếc chân không bị thương. Vị bác sĩ đã xin lỗi và đề nghị chụp lại.
Tôi nhận ra rằng đây là một điểm hóa của Sư phụ. Lẽ ra tôi không nên tới bệnh viện, và Tân Vũ nói rằng cháu sẽ ổn với sự bảo hộ của Sư phụ. Tôi nói với cháu: “Con nói đúng. Chúng ta về nhà nào.”
Sau khi về đến nhà, Tân Vũ không ngừng nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ và luyện công. Sang ngày thứ bảy, cháu đã có thể đi bộ tới cửa hàng bán đồ ăn gần nhà. “Hầu hết cơn đau đã được Sư phụ lấy đi,” cháu nói. “Chỉ còn lại chỉ một chút để con chịu đựng. Con sẽ nhanh hồi phục thôi.”
Ba tuần sau, cháu đã hoàn toàn hồi phục. Cháu nói với tôi: “Con đã vượt qua khảo nghiệm sinh tử. Chính Sư phụ đã bảo hộ con. Nếu con không là đệ tử Đại Pháp, có lẽ con đã bị tàn tật.”
Sư phụ đã chữa lành cho Tân Vũ. Đây là môt trải nghiệm thật khó quên. Một đứa trẻ có thể dũng cảm và kiên định đến vậy là một minh chứng cho huyền năng của Đại Pháp.
Chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn
Khi Tân Vũ mười tuổi, chúng tôi chuyển tới sống ở Mỹ quốc.
Ở trường cháu học không có nhiều học sinh Trung Quốc. Thời gian đầu, đôi khi cháu bị bắt nạt, nhưng cháu không bao giờ phản ứng lại. Cháu cảm thông với các bạn cùng lớp vì họ không tu luyện Đại Pháp. Cháu nói rằng cháu sẽ đối xử tốt với các bạn và sẽ biến những món nợ nghiệp trong quá khứ thành những mối nhân duyên tốt đẹp.
Có lần, một nam học sinh muốn đánh Tân Vũ. Cháu nói với bạn nam đó: “Chúng ta hãy chơi trò vật tay. Nếu bạn thắng, bạn có thể đánh mình. Nếu bạn thua, bạn hãy để mình yên.” Tân Vũ rất khỏe, và không một học sinh nam nào có thể thắng cháu trong trò vật tay. Từ đó, các bạn nam không còn bắt nạt cháu nữa.
Một bạn nữ trong lớp cũng thường hay lăng mạ Tân Vũ, thậm chí đe dọa sẽ đánh cháu. Cháu nói với bạn ấy rằng: “Mình sẽ không đánh nhau với con gái. Bạn nên biết rằng nhục mạ người khác sẽ đem lại những điều không tốt cho bạn.” Cháu và bạn nữ đó đã trở thành bạn bè, tính cách của cô bé đó đã thay đổi – cô bé đã ngừng lăng mạ người khác.
Tân Vũ chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống thường ngày, cháu giúp đỡ các bạn cùng lớp mỗi khi có thể. Cháu thường nói rằng Sư phụ dạy cháu phải làm người tốt và có mối quan hệ tốt với mọi người.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/15/330057.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/15/157824.html
Đăng ngày 21-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.