[MINH HUỆ 11-12-2015] Năm lãnh đạo Châu Âu trưng các tấm biểu ngữ tại văn phòng làm việc của họ nhân Ngày Nhân quyền Thế giới, kêu gọi đưa Giang Trạch Dân ra công lý vì vai trò của ông ta trong cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Để ủng hộ làn sóng kiện Giang gần đây của gần 200.000 học viên Pháp Luân Công, các chính trị gia Châu Âu đã kêu gọi hệ thống pháp luật Trung Quốc điều tra về tội ác chống lại nhân loại mà cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phạm phải trong cuộc đàn áp kéo dài suốt 16 năm qua, đặc biệt là nạn thu hoạch tạng cưỡng bức do nhà nước hậu thuẫn từ các học viên Pháp Luân Công.

2015-12-10-minghui-eusupport-suejiang-02--ss.jpg

Ông Martin Patzelt đăng tấm ảnh này trên trang mạng cá nhân của ông để nói với công chúng rằng ông đã ký tên thỉnh nguyện ủng hộ làn sóng khởi kiện Giang.

Ông Martin Patzelt, nghị sỹ Quốc hội Đức, phát biểu trên trang mạng cá nhân của ông rằng nếu chính phủ Trung Quốc không đủ năng lực hoặc giả không nguyện ý điều tra về những tội ác mà Giang đã phạm phải, thì Tòa án Quốc tế ở Hague sẽ vào cuộc.

Đầu tháng 8, trước chuyến thăm Trung Quốc, ông Patzelt đã nói trên trang mạng của ông rằng ông sẽ hỏi chính phủ Trung Quốc lý do tại sao lại đàn áp Pháp Luân Công, một quần thể người chỉ mang lại những ảnh hưởng tích cực cho Trung Quốc.

2015-12-10-minghui-eusupport-suejiang-04--ss.jpg

Giáo sư, Tiến sỹ Klaus Buchner kêu gọi nhiều người hơn nữa ủng hộ làn sóng kiện Giang.

Giáo sư, Tiến sỹ Klaus Buchner, ủy viên của Ủy ban Nhân quyền, Nghị viện Châu Âu, đại diện của Đức, trên tài khoản Facebook của mình ông đã lên án chính quyền Trung Quốc vì đã bức hại các luật sư [biện hộ] cho Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang. Ông cũng viết thư gửi đến đại sứ Trung Quốc tại Đức và Liên minh Châu Âu, yêu cầu thả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ tại Hắc Long Giang.

Ngày 15 tháng 7 năm 2015, sau khi luật sư nhân quyền nổi tiếng Vương Vũ của Trung Quốc bị bắt giữ, Giáo sư, Tiến sỹ Buchner đưa ra một tuyên bố lên tiếng chỉ trích những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Với tiêu đề “Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc là không thể chấp nhận được”, ông nói trong bản tuyên bố: “Một trong số những vụ án nhân quyền Pháp Luân Công nổi tiếng nhất xảy ra ở thành phố Kiến Tam Giang thuộc tỉnh Hắc Long Giang vùng Đông Bắc Trung Quốc, là nơi bà Vương cùng nhiều luật sư Trung Quốc khác bị bức hại trong khi biện hộ cho thân chủ của họ.”

“Chúng tôi biết rằng các vị luật sư đó bị bắt giữ vì [đã biện hộ] cho các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao vào tháng 2 năm nay, hơn 20 thành viên của Nghị viện Châu Âu đại diện của một số quốc gia Châu Âu đã ký tên vào một lá thư gửi tới Đại sứ Trung Quốc tại Đức và các nhà chức trách ở Trung Quốc, nhằm ủng hộ các luật sư đang nỗ lực đòi lại tự do cho thân chủ của mình,” ông Buchner viết.

2015-12-10-minghui-eusupport-suejiang-05--ss.jpg

Tiến sỹ. Cornelia Ernst, nghị sỹ Nghị viện Châu Âu đại diện cho Đức, ủng hộ làn sóng kiện Giang

Tiến sỹ Cornelia Ernst, nghị sỹ Nghị viện Châu Âu, đại diện của Đức, đã viết thư gửi tới kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc Tào Kiến Minh vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, hối thúc ông Tào điều tra tội ác thu hoạch tạng của Giang Trạch Dân. Một số nghị sỹ của Nghị viên Châu Âu cùng ký tên và gửi lá thư này tới các đại sứ Trung Quốc tại Đức và Liên minh Châu Âu (EU), các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về vấn đề tra tấn và tự do tín ngưỡng, các công tố viên của Tòa án Quốc tế Hague, và một số chính trị gia Châu Âu.

Trong thư, các nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu thể hiện rằng họ tin là sự cam đảm của các học viên Pháp Luân Công sẽ khích lệ nhiều người hơn nữa giúp chấm dứt cuộc bức hại này.

2015-12-10-minghui-eusupport-suejiang-03--ss.jpg

Cristian Dan Preda, ủy viên của Ủy ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu, đại diện cho Romani, cảm phục sự can đảm của các học viên Pháp Luân Công. Preda là một trong những nhà bảo trợ đã đưa ra giải pháp Nghị viện Châu Âu tháng 12 năm 2013 nhằm lên án nạn thu hoạch tạng cưỡng bức tại Trung Quốc.

2015-12-10-minghui-eusupport-suejiang-06--ss.jpg

Stefan Eck, nghị sỹ Nghị viện Châu Âu đại diện cho Đức, cho rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là vô nhân đạo, đe dọa tới hòa bình thế giới. Ông cũng chỉ ra rằng kể từ năm 1999, các chính sách đàn áp Pháp Luân Công đã lan rộng sang các nước khác thông qua các kênh chính trị và kinh tế.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/12/11/320326.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/12/154062.html

Đăng ngày 16-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share