Bài viết của Hiểu Vũ, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-4-2016] Khi tôi thấy các học viên trò chuyện và cười đùa cùng nhau thay vì việc tận dụng thời gian của mình để học Pháp và đề cao tâm tính, tôi đã lo lắng vì họ đang không trân quý cơ hội tu luyện của mình. Sư phụ giảng rằng chúng ta chỉ có một cơ duyên lần này:

“Tôi mong rằng tất cả những ai đã đắc bộ Pháp này đều có thể trân quý Ông; đừng để mất cơ duyên lần này. Quá khứ vào thời đầu giảng Pháp tôi đã từng nói về lời thế này, nếu tôi không độ được chư vị thì không ai độ được chư vị đâu. Thực ra không chỉ là không độ được, mà là sẽ không còn có cơ duyên như thế này nữa đâu, bởi vì nhân loại lần này đi đến bước này đã là đến cuối cùng rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Lựa chọn duy nhất: Làm thật tốt ba việc

Chúng ta không thể đạt viên mãn nếu chúng ta không làm tốt ba việc. Vào giữa tháng 4 năm 2015 và tháng 3 năm 2016, khoảng 34.000 người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Nếu chúng ta giả định rằng mỗi học viên thuyết phục được năm người Trung Quốc thoái ĐCSTQ, như vậy chỉ có 560.000 học viên đã tham gia khuyên Tam thoái.

Tiến trình chính Pháp đang ở giai đoạn cuối, nhưng nhiều học viên vẫn không bước ra. Những học viên đó sẽ phải đối mặt với điều gì nếu họ không làm ba việc?

Sư phụ giảng:

“Nếu là đệ tử Đại Pháp, thì thệ ước của chư vị có bao nhiêu là không được hoàn thành? Bản thân việc không hoàn thành chỉ là một phương diện, vì chư vị không làm, hoặc làm không tốt, thì hết thảy hậu quả lớn nhỏ đã tạo thành thì đều phải chịu trách nhiệm. Mỗi từng việc chư vị làm mà đem lại sỷ nhục cho Đại Pháp và lừa dối Chủ, mà không chịu gánh trách nhiệm có được không? Lời tôi nói này là chưa từng giảng trước đây; tôi cũng không muốn nói những việc này; nhưng chư vị thật sự nên thanh tỉnh thanh tỉnh, [giờ] đã đến lúc nào rồi?” (Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009])

Đệ tử: Nếu rất nhiều đệ tử Đại Pháp chưa viên mãn, [và] tiến trình Chính Pháp kết thúc, vậy những đệ tử Đại Pháp đó sẽ như thế nào? Sẽ lưu lại tu luyện tiếp tục phải không?

Sư phụ: Sẽ như thế nào, tôi cũng không thể nói. Việc nào đi việc ấy, thệ ước đã lập ra thế nào thì thông thường sẽ làm thế nấy, không có cơ hội thứ hai, không có cơ hội thứ hai đâu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, nếu chúng ta không thể hoàn thành thệ ước của mình, thì sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Không còn là một vấn đề bình thường nữa nếu chúng ta vẫn còn tiếp tục giải đãi, buông lơi và hành vi không phù hợp với Pháp.

Chúng ta đang sống trong một môi trường phức tạp, việc đó ảnh hưởng tới việc giảng chân tướng trực diện của chúng ta. Chúng ta giao thiệp với những người có tính cách khác nhau và tâm tính khác nhau. Khi can nhiễu và mâu thuẫn xảy ra, chúng ta phải nhớ tới Pháp trước tiên và chiểu theo các Pháp lý. Làm được việc này là điều khó khăn nhất. Nhưng nếu chúng ta có thể làm được, thì chúng ta sẽ đạt được đề cao trong tu luyện của mình.

Thăng tiến nhanh chóng

Sư phụ giảng rằng nếu chúng ta tu tâm và buông bỏ các tâm chấp trước, thì chúng ta sẽ nhanh chóng thăng tiến trong tu luyện. Khi giảng chân tướng trực diện, các tâm chấp trước sẽ lần lượt được phơi bày ra. Mọi người sẽ thù địch chúng ta nếu chúng ta có tâm chấp trước của người thường. Bởi vậy, chúng ta cần hướng nội khi gặp mâu thuẫn và loại bỏ những vật chất này.

Tôi hướng nội khi ai đó mà tôi nói chuyện không có phản ứng tốt. Điều này có hiệu quả trong việc tìm kiếm các vật chất hình thành nên các quan niệm người thường của tôi. Hầu hết các thói quen và tính cách của tôi được hình thành qua nhiều năm sống trong xã hội người thường.

Các vật chất người thường sẽ chiếm ưu thế khi tôi ngại ngùng, nói năng chậm chạp, nhút nhát, khó gần, nói chuyện tùy tiện hay cứng rắn, thiếu tự tin hay kiên nhẫn, hoặc nói mà không suy nghĩ. Nếu tôi loại bỏ tất cả những thứ không phù hợp với Pháp này, thì tôi sẽ đồng hóa và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Sau đó, mọi người sẽ cởi mở nói chuyện với tôi và lời tôi nói ra sẽ có uy lực hơn. Điều này giúp tôi cứu thêm nhiều người!

Sư phụ giảng:

“Con người ngày nay rất khó cứu, chư vị cần phù hợp trạng thái của họ thì họ mới muốn nghe, chư vị phải nói thuận theo cái tâm của họ thì họ mới muốn nghe. Nghĩa là chư vị cứu họ mà còn phải có điều kiện cho cứu độ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004)

Giảng chân tướng thông qua mạng internet đối lập so với giảng trực diện

Khi chúng ta giảng chân tướng trực diện, thật dễ dàng để tìm được người sẵn sàng lắng nghe. Nhưng việc này lại khó khăn hơn khi giảng qua mạng internet. Khi giảng trực diện, chúng ta có thể nhận ra những quan niệm và tâm chấp trước của người khác, việc đó cho phép chúng ta giải quyết được các vấn đề cụ thể; vì thế khiến việc cứu họ dễ dàng hơn. Nhưng khi chúng ta giảng chân tướng thông qua mạng internet, thì hầu như rất khó để giải quyết các vấn đề cá nhân.

Đôi lúc chúng ta gặp phải nguy hiểm vì bị tố cáo với cảnh sát khi giảng chân tướng trực diện. Nhưng chỉ cần tín Sư, tín Pháp chúng ta có thể nói chuyện với mọi người một cách an toàn. Tuy nhiên với mạng Internet, khả năng xảy ra xung đột trực diện là ít hơn. Thậm chí, nó đem lại cho chúng ta một cảm giác giả về sự an toàn. Tuy nhiên, nhiều tâm chấp trước của chúng ta sẽ không được phơi bày ra.

Không sợ gì cả

Nhiều học viên không thể tu luyện đến cảnh giới nguyên lai của họ. Chúng sinh ở cảnh giới đó sẽ phải gánh chịu những gì? Chúng ta đã hạ xuống thế gian này để cứu họ. Buông bỏ tâm sợ hãi không khó. Khi một người ức chế và phủ nhận được nỗi sợ của họ, thì nó không là gì cả.

Một học viên tương đối mới thường giảng chân tướng gần một đồn cảnh sát. Một lần, có nhiều cảnh sát đi bộ ngoài đồn trong khi anh ấy đang nói chuyện với mọi người. Nhưng anh ấy vẫn bình tĩnh và không sợ hãi. Anh ấy đều xem họ như những chúng sinh. Bởi vậy, họ đi qua anh mà dường như không nhìn thấy anh ấy!

Kinh nghiệm giảng chân tướng

Một lần, khi tôi giảng chân tướng cho một cô gái và một người khác, họ đã nôn nóng và vội rời đi. Khi hướng nội, tôi nhận ra rằng mình đã không đặt tâm [vào việc giảng], nói quá dài và lặp đi lặp lại.

Khi tôi giảng chân tướng cho hai cha con, người cha thì thoái ĐCSTQ, nhưng người con thì không quan tâm. Tôi đã không cố gắng khiến cậu ấy quan tâm. Sau khi hướng nội, tôi nhận thấy mình có tâm lo sợ và bị sợ hãi.

Khi giảng chân tướng cho các học sinh của mình, lần đầu tôi đã không thành công. Tôi nhận ra rằng mình thường xuyên chia mọi người thành nhiều loại, việc đó chỉ tăng thêm khoảng cách giữa các thế hệ.

Tôi cảm thấy khó khăn khi giảng chân tướng cho những người phụ nữ trẻ, bởi vì một vài người trong số họ đã hình thành các quan niệm ngăn cản họ lắng nghe chân tướng. Chỉ khi chúng ta tu luyện tốt bản thân, thì chúng ta mới có thể giải thể các vật chất này.

Khi nhìn thấy các cảnh sát hoặc quân nhân trên đường phố, tôi sẽ giữ một khoảng cách với họ. Đây thực sự là tâm phân biệt giữa những ai tôi nhận thấy là người tốt hay người xấu, nó chỉ khiến việc cứu người trở nên khó khăn hơn.

Vẫn có những điều mà tôi chưa thể phát hiện ra có thể đang cản trở tôi giảng chân tướng hiệu quả hơn cho mọi người. Chỉ khi tôi học Pháp tốt và ngộ được Pháp lý, tôi mới có thể buông bỏ được những gì đang cản trở mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/13/326575.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/10/156641.html

Đăng ngày 26-5-2016. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share