Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-1-2016] Bị những văn hóa Đảng đầu độc và làm ô nhiễm tư tưởng, nhiều học viên ở Trung Quốc Đại Lục khi làm các việc có xu hướng đi sang cực đoan.

Những sai lầm phát sinh khi quảng bá Thần Vận ở ngoại quốc chỉ là một vài ví dụ. Một bài viết của ban biên tập Minh Huệ đã chỉ ra những vấn đề này. Đây chính là lúc chúng ta đối mặt với những vấn đề phát sinh từ việc chúng ta hành xử một cách thái quá và [là cơ hội để chúng ta] quy chính lại bản thân.

Tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp nên chú ý những vấn đề sau.

1. Một số học viên luôn luôn vội vàng gấp gáp khi họ học Pháp hay giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, đặc biệt sau khi cảm thấy mình phạm sai lầm hoặc tụt hậu trong tu luyện. Họ tin rằng khi họ gấp gáp họ có thể sửa chữa sai lầm và bắt kịp. Nhưng họ thường chỉ chú ý vào lượng thời gian họ dành cho những việc đó hoặc họ đã đạt được bao nhiêu, mà không chú ý tới chất lượng của việc học Pháp hoặc giảng chân tướng. Vội vàng sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp và về lâu dài sẽ không bền vững.

2. Chúng tôi nhận thấy một số học viên rất khắt khe với những người khác. Mục đích của họ không phải là giúp đỡ những người khác đề cao trong tu luyện. Thay vào đó, họ dùng những lời của Sư phụ để chỉ trích những người khác, đo lường và phán xét người khác dựa trên nhận thức của mình. Họ có xu hướng đổ lỗi cho người khác và phàn nàn khi gặp phải vấn đề.

3. Nuông chiều [bản thân] là một vấn đề khác. Khi những học viên này không vượt qua được một khảo nghiệm, họ có xu hướng tìm lý do, điều này có thể dẫn đến họ sẽ rớt xuống sâu hơn. Nhiều người tiếp tục mắc sai lầm. Họ đã không nghiêm túc đối đãi với sự từ bi của Sư phụ và bỏ lỡ cơ hội bù đắp cho những sai lầm của họ.

4. Một số học viên tự cho mình là trung tâm. Họ không chú ý tới an toàn [khi sử dụng] điện thoại di động. Đây là một vấn đề đã được thảo luận giữa các học viên trong nhiều năm. Không phải là các học viên này không hiểu ra vấn đề. Họ chỉ là tin rằng thể ngộ của họ hay cách họ sử dụng điện thoại di động tốt hơn người khác và quan trọng hơn chân tướng của Đại Pháp.

Khi một số đồng tu chỉ ra rằng có một số cách sử dụng điện thoại di động là không an toàn, họ phản ứng rằng “nhiều người đã dùng cách này trong nhiều năm và chưa từng có vấn đề gì” hay “Sư phụ sẽ bảo hộ cho tôi, vì tôi đang cố gắng sử dụng điện thoại di động theo cách này để cứu người” v.v..

Sửa chữa những thiếu sót

Đặc điểm của văn hóa Đảng chính là cực đoan ích kỷ. Những việc mà Đảng làm nhìn bề ngoài thì hào nhoáng, nhưng sâu thẳm bên trong là giả ác đấu. Mỗi chấp trước của các học viên Trung Quốc đều có nguồn gốc từ văn hóa Đảng. Quá trình tu luyện là quá trình nhận ra các tâm chấp trước, tăng cường chính niệm và sửa chữa những thiếu sót này.

Một người tu luyện nên suy nghĩ cho người khác trước và đối xử với mọi người bằng sự từ bi. Hơn nữa, một người tu luyện nên đặt việc hành xử dựa trên Pháp lên hàng đầu.

Nếu chúng ta ôm giữ văn hóa Đảng, các quan niệm người thường của chúng ta sẽ tăng cường và chúng ta sẽ thường xuyên cho rằng chúng ta là đúng ngay cả khi chúng ta đi sang cực đoan. Khi chúng ta chấp trước vào những quan niệm của chúng ta và bị lún sâu trong sự vị tư, chúng ta đang mắc kẹt trong những gì mà Đảng muốn đạt được bằng các biện pháp tẩy não. Sao chúng ta có thể tu luyện và vứt bỏ các tâm chấp trước đây?

Trạng thái tu luyện khác nhau

Tôi từng phán xét bài viết của những học viên khác được đăng tải trên trang web Minh Huệ. Tôi nhận ra rằng tôi không nên làm điều này, vì các học viên có các trạng thái tu luyện khác nhau, thể ngộ khác nhau và cách chúng ta làm các việc là khác nhau.

Đôi khi, tôi xem thường các bạn đồng tu, đặc biệt khi tôi cảm thấy những việc họ làm không dựa trên Pháp. Bây giờ, tôi nhận ra rằng tôi có chấp trước vào tự ngã và tâm tật đố của tôi vẫn chưa vứt bỏ vì thiếu sót trong nhận thức Pháp của tôi.

Sư phụ lấy bản thân làm gương cho các học viên

Tôi thường bị xúc động bởi Pháp của Sư phụ. Sư phụ không bao giờ dùng lời lẽ cực đoan để chỉ trích chúng ta. Trước đó tôi có một quan niệm rằng chỉ có Sư phụ mới ở tầng thứ đó và tôi không thể đạt được tầng thứ cao như thế. Bây giờ tôi ngộ ra rằng Sư phụ đã lấy bản thân để làm gương cho chúng ta và chỉ cho chúng ta làm thế nào để cải biến từ một người thường thành một vị Thần. Nếu một người tu luyện Đại Pháp, người ấy có thể đạt đến tầng thứ cao như vậy. Tại sao chúng ta nên tuân theo lời dạy của Sư phụ? Chúng ta thật sự có tín tâm kiên định vào Sư phụ và Đại Pháp không?

Nếu chúng ta thường xuyên mắc kẹt trong một vấn đề cụ thể, chỉ trích và đổ lỗi cho các bạn đồng tu, giữ mãi những quan niệm của bản thân mình, thì rất ít người trong chúng ta có thể từ bi đưa ra những đóng góp mang tính xây dựng. Chúng ta không nên tuân theo Pháp, tu luyện bản thân và suy nghĩ cho người khác trước sao?

Có hàng triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp. Hợp lại chúng ta tạo nên sức mạnh vĩ đại. Những hành vi hay suy nghĩ lệch khỏi Pháp của chúng ta phải được loại bỏ. Chúng ta hãy tu luyện một cách lý trí và không đi sang cực đoan. Hãy luôn bảo trì chính niệm trong mọi lúc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/6/321866.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/17/156316.html

Đăng ngày 14-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share