Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-1-2016] Tôi là một đệ tử Đại Pháp sinh ra trong những năm 1980, bắt đầu theo mẹ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi mới 10 tuổi, tu luyện trong Đại Pháp đã được 19 năm rồi.

Sư phụ ban cho tôi trí huệ

Đầu năm 2014, tôi rời khỏi Viện Thiết kế Quốc gia, theo bố mẹ chuyển đến sống ở một thành phố mới. Sau đó tôi được nhận vào vị trí thiết kế trong một công ty của Nhật. Ngay khi vừa đến công ty trình diện, người quản lý mới đã nói với tôi rằng tôi có một nhiệm vụ thiết kế cần phải hoàn thành trong năm nay. Lúc đó chỉ còn hai tuần nữa là đến năm mới, tôi có phần lo lắng sợ không hoàn thành được, tôi liền lập tức đi làm ngay.

Vừa đến công ty mới, chưa đầy nửa ngày mà các loại áp lực liên tiếp kéo đến, tôi cảm thấy mình đang đối mặt với những khó khăn vượt quá dự liệu của mình. Mọi thứ đều mới đối với tôi – phần mềm Excel, phần mềm thiết kế mới, v.v.. Tệ hơn nữa, các phần mềm này đều bằng tiếng Nhật. Tôi còn phải viết báo cáo bằng tiếng Nhật nữa. Trên tất cả, tôi thiếu kiến thức chuyên môn đối với dự án này. Yêu cầu tôi phải hoàn thành nhiệm vụ thiết kế trong một thời gian ngắn như thế, bỗng chốc tôi rơi vào hoàn cảnh khó khăn chưa từng có.

Ngồi trên ghế dựa đối diện với cái máy tính mà tôi không biết phải viết cái gì. Trong đầu tôi không ngừng xuất ra ý nghĩ muốn đi về nhà và từ bỏ công việc. Sau đó tôi nghĩ, trước tiên tôi phải buông bỏ suy nghĩ bất hảo này đã, cần phải đi ra ngoài để bình tĩnh lại. Tôi liền rời khỏi văn phòng và ra ngoài đi dạo. Khi đã bớt căng thẳng, đột nhiên trong não tôi chợt xuất hiện một giải pháp, bỗng nhiên tôi nghĩ ra được một số nội dung công việc mà có thể bắt tay vào làm.

Tôi trở lại văn phòng và bắt đầu làm việc. Khi tôi bị mắc kẹt lần nữa, tôi lại ra ngoài đi dạo và lại tìm ra giải pháp. Cứ như vậy, mỗi khi tôi rơi vào thế bí, sau khi quy chính lại các suy nghĩ của mình, tôi lại tìm ra giải pháp, hoặc là một đồng nghiệp đi ngang qua và chỉ cho tôi cách giải quyết vấn đề. Cuối cùng tôi đã nộp bản báo cáo thiết kế dài 80 trang bằng tiếng Nhật đúng thời hạn.

Bất cứ khi nào nhớ lại trải nghiệm đầu tiên này ở công ty, tôi đều cảm nhận được sự từ bi của Sư phụ, nước mắt tôi đều ướt nhòe khóe mi. Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi và từng bước dẫn dắt tôi vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã không thể hoàn thành được nhiệm vụ nếu không có sự dẫn dắt của Sư phụ.

Giám đốc dự án đã nói với lãnh đạo của tôi rằng tôi đã hoàn thành công việc thiết kế vừa nhanh vừa chuẩn xác, không giống như một người mới làm [lần đầu].

Gần đây, tôi yêu cầu trụ sở chính của chúng tôi ở Nhật Bản gửi cho tôi một bản báo cáo đã hoàn thành để làm tham chiếu. Thật ngạc nhiên, họ gửi chính bản báo cáo đầu tiên mà tôi đã làm. Các đồng nghiệp của tôi đều thấy thú vị. Bản thân tôi không dám tin rằng đó là mình đã làm, trong thâm tâm tôi một lần nữa lại thầm cảm tạ Sư tôn.

Không có gì là ngẫu nhiên

Trong công ty, các nhân viên mới thường được giao các nhiệm vụ kỹ thuật đơn giản. Chỉ những người sau khi đã được đào tạo một năm ở Nhật Bản thì mới được giao các công việc thiết kế có độ khó cao hơn như phân tích kết cấu và tính toán cơ học, thì mới trở thành người thiết kế chính thức. Chi nhánh của chúng tôi được giao cho rất nhiều nhiệm vụ thiết kế, trong đó có nhiều thiết kế đòi hỏi độ khó rất cao. Phần lớn nhân viên ở chi nhánh của chúng tôi thiếu các kỹ năng ở trình độ cao, do vậy tôi đã được chỉ định làm công tác thiết kế.

Sư phụ giảng:

“Xã hội nhân loại phát triển đến ngày nay, tôi nói cho mọi người rằng, mỗi một sự việc đều không phải là ngẫu nhiên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Tôi nghĩ rằng cơ hội này có lẽ chính là con đường mà Sư phụ đã an bài cho tôi.

Tôi thường hoàn thành công việc nhanh hơn các đồng nghiệp của tôi rất nhiều, và cũng có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Do vậy, các thiết kế của tôi thường được đưa ra xét duyệt đầu tiên. Nhìn chung, chất lượng công việc của tôi được đánh giá là xuất sắc và có độ chuẩn xác cao.

Ngoài ra, mỗi khi chúng tôi tiếp nhận một thiết kế mới, trụ sở chính ở Nhật Bản thường yêu cầu tôi làm một báo cáo mẫu để sau này các nhân viên khác sử dụng làm tham chiếu cho các báo cáo của họ.

Tâm tranh đấu

Cô Lau – Giám đốc dự án, nói với tôi rằng cô ấy phát hiện một lỗi trong một trong số các bản thiết kế năm 2014 của tôi. Sau khi xem xét điều cô ấy nói, tôi đã không đồng ý với cô ấy. Tuy nhiên, cô ấy khăng khăng rằng tôi đã sai và có phần bực mình khi tôi không thừa nhận. Lúc đó tôi ý thức được tôi đã có tâm tranh đấu và tôi cần phải loại bỏ nó đi.

Sư phụ giảng:

“Như ngộ cường biện vật tranh ngôn
Hướng nội trảo nhân thị tu luyện
Việt tưởng giải thích tâm việt trọng
Thản đãng vô chấp xuất minh kiến” (Thiểu biện, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Gặp thời xảo biện hãy lặng im
Tu luyện ắt phải hướng nội tìm
Càng giải thích nhiều tâm càng nặng
Cởi chấp mở lòng sáng trong tim.”

Ngày thứ hai, khi tôi xem lại bản thiết kế một lần nữa, tôi vẫn không tìm thấy bất cứ một sai sót nào. Tuy nhiên, Giám đốc dự án của tôi vẫn chỉ vào đúng lỗi đó. Lần này tôi không biện giải với cô ấy nữa, bởi vì Pháp lý mà Sư phụ giảng đã ở trong tâm trí tôi. Tuy nhiên, tôi không thể thay đổi thiết kế theo cô ấy được, bởi vì làm như vậy sẽ gây ra nhiều vấn đề về an toàn.

Tôi nghĩ rằng trong công tác tôi cũng cần phải lặng lẽ viên dung chỉnh thể. Bởi vì mọi thời khắc chúng ta đều đang trong tu luyện, người thường cũng đang nhìn vào ngôn hành của chúng ta, nhất cử nhất động của chúng ta đều đại biểu cho hành vi của đệ tử Đại Pháp.

Ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng phải nộp bản thiết kế, một lần nữa cô Lau lại phát hiện thấy vấn đề này tôi vẫn chưa chỉnh sửa, cô ấy liền nổi giận. Tôi không bị động tâm, tôi chỉ bình tĩnh giải thích cho cô ấy những điều lợi và hại, cuối cùng cô ấy đã đồng ý với tôi.

Chú ý đến tiểu tiết

Tại sở làm càng ngày càng có nhiều đồng nghiệp biết rằng tôi đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi càng ý thức được rằng sở làm cũng là một môi trường cho tôi tu luyện. Nếu tôi không hành xử tốt, tôi sẽ gây thiệt hại cho Đại Pháp.

Khi còn làm ở cơ quan Nhà nước, tôi đã từng đến muộn về sớm, làm việc không nghiêm túc và không cẩn thận. Sau khi chuyển sang công ty mới, tôi đã dần dần từ bỏ các hành vi không phù hợp với Pháp, và sẵn sàng làm thêm giờ nếu công việc đòi hỏi.

Một ngày nọ, trong lúc rảnh rỗi, tôi nói chuyện với một đồng nghiệp về một bộ phim nổi tiếng. Cô ấy hỏi tôi rằng tại sao tôi tu luyện mà lại vẫn còn xem phim. Tôi đã rất ngượng ngùng và cảm thấy rất lúng túng. Đúng vậy, tại sao tôi vẫn còn chấp trước vào xem phim chứ?

Mọi thứ được an bài để cho tôi tu luyện

Một ngày thứ Hai, công ty yêu cầu tôi phải hoàn thành bốn dự án thiết kế vào ngày thứ Sáu. Theo lẽ thường, tôi phải làm thêm giờ vào tất cả các buổi tối thì mới hy vọng có thể hoàn thành. Ngoài ra, họ còn yêu cầu tôi kiểm tra lại một dự án lớn và trình bày bản thiết kế cuối vào ngày thứ Năm. Hoàn thành tất cả các công việc này là điều không thể, tôi đã ở trong một tình huống đầy khó khăn.

Đầu não tôi quay cuồng, tôi tự hỏi làm thế nào bây giờ? Trước tiên, tôi đặt công việc sang một bên, không suy nghĩ gì nữa. Sau đó tôi thanh lý các vật chất khiến tôi sợ hãi và oán trách. Tôi hướng nội tìm. Sau khi tôi đã buông bỏ được tâm sợ hãi và tâm oán trách, đầu óc tôi bỗng nhiên thông suốt sáng tỏ, mỗi bước trong công việc cần phải làm đều triển hiện trước mắt tôi, cảm giác như là đã tính toán kỹ càng. Tôi liền lập tức bắt tay vào làm việc [kiểm tra lại dự án lớn].

Tuy nhiên, trong khi đánh giá lại bản thiết kế, tôi phát hiện thấy rất nhiều sai sót mà những người thiết kế ban đầu đã làm. Để chỉnh sửa lại những lỗi này thì phải mất rất nhiều thời gian. Tâm ủy khuất và tâm oán hận lại nổi lên, tôi lại phải đặt công việc sang một bên để tĩnh hạ tâm xuống. Trong tâm tôi niệm các bài thơ trong tập thơ Hồng Ngâm của Sư phụ, tôi nhớ Sư phụ giảng:

“Thần đều suy nghĩ như thế cả; ngoài ra, nếu chỗ nào chưa hoàn thiện, thì còn im lặng bổ sung giúp vị kia một cách vô điều kiện, giúp vị ấy viên mãn hơn nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc)

Tôi bỗng cảm thấy nhẹ nhõm, cảm giác các vật chất đè nặng ở trên đầu không còn nữa, cảm giác nghẹt thở đã biến mất hoàn toàn. Tôi lại có thể làm việc rất nhanh. Mỗi khi vật chất oán hận hoặc ủy khuất nổi lên, tôi lại phủ định và bài trừ chúng đi. Trong vòng ba ngày, tôi đã xem lại xong bốn báo cáo dự án, tổng cộng là 6.500 trang giấy.

Tuy nhiên, tôi không có đủ thời gian để hoàn thành bốn dự án thiết kế đúng hạn vào ngày thứ Sáu, điều đó thực sự là không thể. Tôi phải làm sao đây? Tâm tôi không động. Tôi quyết định nghe theo sự an bài của Sư phụ. Sáng ngày thứ Sáu, tôi được thông báo rằng tôi có thêm một tuần nữa để hoàn thành bốn dự án bởi vì có một số thay đổi về thiết kế. Bỗng chốc mọi thứ đều thông suốt, vấn đề được giải quyết dễ dàng.

Sư phụ giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp, bất kể chư vị làm gì, cao đến như tổng thống, thấp đến như lê dân trăm họ, thì đều có thể tu luyện. Các ngành các nghề đều có thể làm người tốt, hiện nay các ngành các nghề đều là để khai sáng hoàn cảnh tu luyện cho đệ tử Đại Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)

Mọi lúc và mọi nơi chúng ta đều đang tu luyện bản thân mình, trong xã hội, tại đơn vị công tác, cũng như ở nhà. Thời thời khắc khắc chúng ta đều đang chứng thực Pháp thông qua cách hành xử của chúng ta. Cùng lúc đó, Đại Pháp cũng đang khai mở trí huệ cho chúng ta.

Mấy năm nay trong khi làm tại công ty nước ngoài này, tôi có một thể ngộ lớn nhất, đó là tôi luôn luôn nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, hoàn toàn không phải vì để chứng thực bản thân, mà là vì để chứng thực Đại Pháp, để các đồng nghiệp xung quanh hiểu được thế nào là một đệ tử Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/17/322278.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/9/156207.html

Đăng ngày 26-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share